Cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu BTCN_Lê Thị Cẩm Tú_45K03.1 (Trang 29 - 39)

Vì khu du lịch Trằm Trà Lộc mới được khai thác phục vụ du lịch chưa lâu nên nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế hầu như chưa có. Trà Lộc chỉ đáp ứng được nhu cầu tham quan, khám phá và ăn uống của du khách chứ chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ lại, vui chơi giải trí của khách khi đến Trà Lộc. Mới đây, khu du lịch đã được đầu tư

xây dựng một tòa nhà 2 tầng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi qua đêm, lưu trú của du khách. Nhà nghỉ quy mô khoảng 8 phòng ngủ, có trang bị hệ thống điều hòa, phòng sạch sẽ, đảm bảo sự tiện lợi cho việc nghỉ lại của du khách. Tuy nhiên đối với mục tiêu xây dựng Trằm Trà Lộc thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, nghỉ dưỡng thì việc đầu tư thêm về cơ sở lưu trú là điều quan trọng và cần được ưu tiên.

Mặc dù cơ sở hạ tầng ở Trà Lộc chưa đáp ứng được cho du khách về nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí nhưng nếu khách du lịch đến khu DLST Trằm Trà Lộc vẫn có thể lưu lại dài ngày tại các cơ sở lưu trú ăn uống trong địa bàn Thị Xã Quảng Trị hoặc Thành phố Đông Hà. Với vị trí thuận lợi nằm gần trục đường chính Bắc- Nam, cách thành phố Đông Hà 20km nên rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch của Trà Lộc. Trên dịa bàn tỉnh Quảng Trị, tính đến năm 2015 năng lực lưu trú của ngành du lịch Quảng Trị đã đạt với 156 khách sạn, nhà nghỉ du lịch, trong đó có 2 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao, 60 khách sạn 1 - 2 sao, với hơn 2.423 buồng, 4.382 giường.

Hiện nay có 6 cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống tại khu DLST Trằm Trà Lộc. Tính đến năm 2013, đã sữa chửa nâng cấp 28 chòi lán phục nhu cầu nghỉ ngơi, thư giản cho du khách. Ban quản lý khu DLST đã họp với các hộ kinh doanh trong Khu DLST ký cam kết bảo vệ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, công tác phòng cháy chữa cháy, tháo dỡ những chòi lán lợp bằng bạt ni long củ sang làm bằng lá cọ khang trang hơn. Đặc trưng của Trằm Trà Lộc là các chòi lá xây trên mặt nước cách bờ 5 – 10m. Ngoài ra, các cơ sở phục vụ ăn uống ở đây còn xây dựng các chòi lục giác, gian mái tôn trên bờ để phục vụ du khách muốn ngồi bàn ghế. Mỗi cơ sở ăn uống sẽ có từ 1 – 2 mái chòi lợp tôn như vậy để các đoàn khách đông người vẫn có thể ngồi thoải mái.

Chòi được lợp bằng lá cọ là hình ảnh đặc trưng của Trằm Trà Lộc

2.3.Bến bãi đỗ xe

Đi từ ngoài vào khu du lịch Trằm Trà Lộc, hai bên đường có những khoảng trống cho du khách để xe. Tuy nhiên đây chỉ là những bãi đổ xe tạm thời chưa hoàn thiện nên các bãi đỗ xe chỉ có không gian trống, chưa có lán che, chưa có quy củ. Không có bộ phận chuyên trông xe mà chỗ yếu là khách du lịch đỗ xe tự do bên ngoài khu du lịch. Trước đây bãi đỗ xe máy, xe đạp thì chỉ là những bãi đất trống do các chủ nhà hàng tự làm cho

khách vào quán để xe, chưa có quy hoạch, có diện tích không lớn, rất chật chội làm cho du khách khó chịu, không thoải mái nhất là vào những ngày đông khách như ngày lễ 30/4-1/5. Tuy nhiên, khu du lịch Trằm Trà Lộc đang dần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Thời gian vừa qua, tại khu du lịch đã được đầu tư xây dựng, quy hoạch một bãi giữ xe rộng rãi, dành cho cả xe máy và xe ô tô. Khu vực dành cho xe máy có thể đạt tối đa tới 500 chiếc xe cùng lúc, và khu vực đậu đỗ ô tô có thể tầm 30-40 chiếc. Mặc dù bãi đỗ xe mới chỉ được quy hoạch chỉ một phần của bãi đổ có mái che, san bằng đất và dựng dàn tre để chia cách, nhưng so sánh với tình trạng mất trật tự, xe cộ chật kín dường đi mỗi dịp lễ tết như trước kia, thì hiện nay vấn đề giữ xe, đậu đỗ xe đã được giải quyết tương đối.

Bến bãi đỗ xe tại khu du lịch Trằm Trà Lộc

2.4. Giao thông vận tải

Toàn huyện Hải Lăng có mạng lưới giao thông vận tải tương đối hợp lí, bao gồm các loại hình vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, trong đó đường bộ giữ vai trò quan trọng.

Toàn huyện có 792,87 km đường bộ, bao gồm một tuyến đường quốc lộ 1A (20,2km); 04 tuyến đường tỉnh (51,1km); 25 tuyến đường huyện (184,42km); 30 tuyến đường nội thị (14,53km); 09 tuyến đường xã (34,8km) và 487,81km đường thôn, xóm. Trong đó, đường bê tông xi măng chiếm 22,87% với 180,59km; đường bê tông nhựa, láng nhựa, xâm nhập nhựa chiếm 14,85km với 117,73km, đá dăm cấp phối chiếm 20,75% với 165,54km và đường đất chiếm 41,62% với 330,01km (số liệu năm 2015).

Độ dốc lớn nhất: 1,5% Tốc độ xe lớn nhất: 30km/h Tốc độ xe nhỏ nhất: 10km/h

Hệ thống đường bộ đã khá hoàn thiện. Năm 2020 hệ thống đường liên thôn, liên xã đã được đầu tư xây dựng. Hiện toàn xã Hải Hưng đã có hệ thống đường bộ rải nhựa và bê tông. Tuy nhiên, đoạn đường dẫn đến Khu du lịch Trằm Trà Lộc vẫn chưa được mở rộng, nâng cấp để có thể đón các đoàn xe lớn. Hiện có hai con đường có thể dẫn đến Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc. Đầu tiên là đường đi về từ thị xã Quảng Trị, đa số là dành cho những đoàn khách đi tham quan chuyến du lịch từ Quảng Bình, Vĩnh Linh vào. Đoạn đường này được xây bê tông nhưng đang ngày càng xuống cấp, xuất hiện nhiều sụt lún và ổ gà. Vì đoạn đường này cũng là đoạn đường dân sinh của bà con thôn Trà Lộc. Thứ hai

Lăng. Đoạn đường này vài năm trước gây khá nhiều khó khăn cho khách du lịch khi muốn đến với Trằm Trà Lộc vì không có biển chỉ dẫn hướng đi nên rất dễ đi nhầm đường. Khách du lịch đi theo hướng từ Thừa Thiên – Huế sẽ đi theo con đường này để đến Trằm.

2.4.2. Đường sắt

Tỉnh Quảng Trị có 1 ga tàu đón trả khách là Ga Đông Hà (Đông Hà). Huyện Hải Lăng không có ga tàu đón trả khách vì vậy nếu khách du lịch muốn đến Trằm Trà Lộc bằng đường sắt thì xuống tàu tại Ga Đông Hà sau đó di chuyển bằng xe về Trằm cách tầm 30km.

2.4.3. Đường thủy

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến sông chính được khai thác quản lý với tổng chiều dài 125,4 km. Tuy nhiên các tuyến sông ở tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng chưa được khai thác đúng cách để phục vụ du lịch, tham quan sông nước, làng nghề ven sông như làng nghề làm nón lá Trà Lộc, làng nghề Mắm đam Trà Trì…

Con sông Vĩnh Định đoạn qua thôn Trà Lộc (năm 2021)

Cách Trằm Trà Lộc khoảng 1km về phía Đông Bắc là con sông đào Vĩnh Định. Đây là con sông lớn lâu năm, chảy qua từ làng Cổ Thành đến làng Lâm Viên, dài khoảng 20km, nhập vào sông Ô Lâu, sau đó chảy ra phá Tam Giang. Sông Vĩnh Định cung cấp lượng nước tưới tiêu cho nông nghiệp, ngoài ra còn là trục giao thông đường thủy của người dân dọc hai bên bờ sông. Khoảng những năm 2005, khi dọc con sông đoạn qua thôn Trà

Lộc chưa được xây cầu để lưu thông hai bên bờ, thì con sông trở thành con đường thủy của người dân nơi đây, giúp người dân phía bên tả ngạn sang phía hữu ngạn sông để giao lưu buôn bán, mua sắm đồ ăn thức uống, những thứ cần thiết trong sinh hoạt.

“Tháng tư năm Ất Mùi, Minh Mạng năm thứ 16 (1835) nhà Vua ngự ở từ kinh đô ra hành cung trong thành Quảng Trị bằng đường thủy. Từ Huế theo Sông Hương, sông Gia Hội ra Phá Tam Giang rồi theo sông Vĩnh Định đến sông Thạch Hãn”.

Từ xưa con sông này đã được sử dụng như là con đường đi lại trên sông, vì thế đến ngày nay, ở tại xóm Cồn Đống, làng Cu Hoan hiện còn hai tấm bia cao 2m, rộng 1m tác ghi lại quá trình đào sông và thơ của Vua Minh Mạng ca ngợi cảnh đẹp con sông.

Hai tấm bia dọc bờ sông ở làng Cu Hoan

2.4.4. Đường hàng không

Hiện nay tỉnh Quảng Trị vẫn chưa có sân bay nội địa và sân bay quốc tế. Vì vậy nếu du khách muốn đến Trằm Trà Lộc bằng đường hàng không, du khách có thể đáp sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) hoặc sân bay Phú Bài (Thừa Thiên – Huế) sau đó di chuyển bằng xe về Trằm. Trằm Trà Lộc cách sân bay Đồng Hới 122km, khoảng 2 tiếng rưỡi chạy xe. Sân bay Phú Bài cách Trằm Trà Lộc 79km, mất tầm 1 tiếng 40p chạy xe. Có thể thấy quãng đường và thời gian chạy xe từ 2 sân bay gần nhất đến Trằm Trà Lộc là khá xa, điều này khiến cho du khách ở các tỉnh xa có nhu cầu đi máy bay muốn đến Trằm Trà Lộc sẽ e ngại và bỏ qua lựa chọn Trằm Trà Lộc trên hành trình du lịch của mình.

Việc chưa thể xây dựng sân bay trong tỉnh gây khó khăn cho quá trình khai thác nguồn khách du lịch từ các tỉnh khác trong nước và xa hơn là mở rộng sang nguồn khách quốc tế. Vì nếu khách du lịch ở các tỉnh miền Bắc hoặc miền Nam muốn đến tham quan Trằm Trà Lộc thì chỉ có thể di chuyển bằng xe hoặc tàu đến, thời gian di chuyển khá dài và không thoải mái nếu ngồi trên tàu xe thời gian dài như vậy. Điều này làm cản trở nhu cầu tham quan, tham thú Trằm Trà Lộc của du khách ở các tỉnh khác ngoài vùng lân cận.

2.5. Hệ thống điện

Huyện Hải Lăng được cấp điện từ hệ thống lưới điện Quốc gia qua 01 trạm 110 KV với dung lượng 25.000 KVA và 158 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng là 34.730 KVA đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng cho 23.109 hộ dân trong huyện.

Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ, gồm: + Lưới điện trung áp, dài 176 km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lưới điện hạ áp, dài 310 km.

Hệ thống cấp điện được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, 100% số xã (tính đến các khu dân cư) đều có điện, với gần 100% số hộ sử dụng điện; đã đầu tư hệ thống cấp điện đến các cụm Công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn.

Hiện nay tại Trằm Trà Lộc đã có hệ thống điện đáp ứng cho nhu cầu phục vụ khách ăn uống và nghỉ ngơi tại đây. Tuy nhiên hệ thống điện chiếu sáng tại các chòi lá, quầy quán và điện sinh hoạt là do các hộ gia đình kinh doanh ở Trằm Trà Lộc câu nối để phục vụ du khách ghé thăm. Ngoài ra, hệ thống cột đèn chiếu sáng dọc con đường đi dạo của Trằm đã hư hỏng, không thể hoạt động để chiếu sáng đường vào ban đêm. Đồng thời, vì Trằm Trà Lộc chỉ đang phục vụ du khách vào thời điểm ban ngày, nên ở 2 con đường dẫn đến Trằm đều không có hệ thống đèn đường chiếu sáng. Điều này là một thiếu sót trong kế hoạch xây dựng Trằm Trà Lộc trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh, phát triển các hoạt động về đêm tại Trằm Trà Lộc.

Các cột đèn đường ở Trằm đã hư hỏng hoàn toàn

2.6.Hệ thống cấp thoát nước

Trằm Trà Lộc là một bàu nước rộng, lại nằm ở vùng đất miền Trung hằng năm phải gánh chịu mưa bão, thiên tai lũ lụt. Vì vậy Trằm Trà Lộc có một hệ thống cấp thoát nước có thể xả nước mưa và nước bẩn từ Trằm ra hệ thống đường ống chung phía Đông Nam, qua xử lý theo hệ thống chạy dọc đồng ruộng phía Đông của làng Trà Lộc, sau đó xả nước thoát xuống bàu.

Ngay từ xa xưa, những cư dân cổ Chămpa đã đắp đập ở phía Ðông của bàu nước - nơi tiếp giáp với đồng ruộng để tạo ra hồ chứa; sau đó, đào kênh, khơi mương để dẫn nước tưới cho đồng ruộng. Bàu Giàng Trà Lộc và Bàu Ông Vần Trà Trì là hai công trình thủy lợi cổ có từ thời Chăm mà vai trò của nó đối với sản xuất nông nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng cho mãi tới những năm 80 của thế kỷ này - trước khi có hệ thống đại thủy nông Nam Thạch Hãn.

Đây là nơi tụ hội các luồng, mạch nước từ trong các cồn cát chảy ra. Vì vậy, từ xa xưa, những cư dân Chăm Pa cổ đã lợi dụng địa hình cồn cát và bàu nước của Trằm để đắp đập ở phía Đông của Trằm và xây dựng hệ thống mương máng thủy lợi hoàn chỉnh, vừa

có thể dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng, vừa có thể xả nước nhanh chóng cho bàu nước, chủ yếu phục vụ cho lễ hội “Phá trằm” diễn ra vào mùa thu mỗi năm của người dân địa phương.

Trước đây, nguồn nước chủ yếu sử dụng giếng đào tại chỗ. Nước sinh hoạt lấy theo chỉ tiêu 130l/người/ngày.Từ khoảng hơn 10 năm trước, chính quyền địa phương đã cho xây dựng bồn chứa nước sạch ở phía Đông Nam Trằm Trà Lộc bao gồm Trạm bơm và Đài nước nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch hợp vệ sinh cho bà con địa phương. Vì vậy, các hộ kinh doanh du lịch ở Trằm Trà Lộc cũng đã sử dụng nguồn nước sạch này thay vì nguồn nước từ giếng bơm trước đây. Điều này tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình ở Trằm Trà Lộc, cũng như phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, đảm bảo vệ sinh hơn.

2.7.Hệ thống xử lý rác thải

Các công trình vệ sinh công cộng, các thùng chứa rác thải được lắp đặt và xây dựng. Rác thải được thu gom, chôn lấp tại bãi tập trung của vùng. Hiện nay theo quan sát thì mới chỉ có những thùng rác nhỏ đặt dọc theo tuyến đường quanh hồ Trà Lộc để cho du khách bỏ rác. Hệ thống thu gom và sử lí rác thải là một vấn đề quan trọng, có ảnh thưởng lớn đến môi trường sinh thái, cảm nhận của du khách và đảm bảo việc phát triển bền vững đối với khu du lịch này.

2.8. Bưu chính viễn thông

Bưu chính:

Toàn huyện có 12 điểm bưu điện văn hóa, 05 bưu cục hoạt động, đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn; đặc biệt là việc chi trả lương hưu, chế độ bảo hiểm dài hạn qua hệ thống bưu điện. Tại địa bàn thôn Trà Lộc có 1 cơ sở bưu điện địa phương đáp ứng nhu cầu nhận gửi giấy tờ, hàng hóa của người dân.

Viễn thông:

Trên địa bàn huyện có 03 hãng điện thoại lớn đang hoạt động là Vinaphone, Viettel và Mobiphone. Phạm vi phủ sóng đã được mở ra trên toàn huyện. Chất lượng phục vụ của các hãng điện thoại ngày càng được cải thiện và tốt hơn. Năm 2012, toàn huyện có 89 trạm BTS; 40.003 thuê bao điện thoại cố định và di động trả sai, 28 hộ kinh doanh và

11.250 thuê bao Internet. Cho đến nay con số đó đã tăng lên đáng kể với tốc độ phát triển nhanh chóng của kĩ thuật số.

Mạng bưu chính viễn thông những năm trở lại đây đã được đầu tư phát triển nhanh, tiếp cận với công nghệ mới đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng với chất lượng cao. Tuy nhiên theo thực tế thì một vài năm trước ở khu vực khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc sóng điện thoại đôi khi vẫn không được ổn định, chập chờn gây cản trở cho quá trình sử dụng Internet hay nghe gọi của du khách. Hiện nay thì vấn đề này đã được cải thiện và hệ thống viễn thông cũng như sóng điện thoại đã được bao phủ rộng

Một phần của tài liệu BTCN_Lê Thị Cẩm Tú_45K03.1 (Trang 29 - 39)