Nhân vật Eugénie Tia sáng thiện lương giữa xã hội mưu mô

Một phần của tài liệu 4-Bút-pháp-điển-hình-hóa-của-Honoré-de-Balzac-qua-tiểu-thuyết-Eugénie-Grandet (1) (Trang 26 - 29)

Ngược lại với hai nhân vật phản diện trên thì đến nhân vật Eugénie - con gái của Grandet lại được tác giả xây dựng với tính cách ngây thơ, trong sáng tựa thiên thần. Nàng được miêu tả “ngay trên khuôn mặt nàng cái vẻ cao quý bẩm sinh mà tự nàng không biết; hoạ sĩ sẽ nhìn thấy dưới vừng trán phẳng lặng cả một đại dương tình cảm, và trong đáy mắt, qua hàng mi ngùn ngụt một vẻ cao cả thần tiên. Vẻ mặt và đường nét chưa hề bị những cuộc truy hoan huỷ phá; nổi bật lên êm đềm như chân trời xa trên mặt nước hồ yên tĩnh”. Nhưng dù Eugénie luôn cố gắng giữ vững được cái bản chất lương thiện đến đâu thì nàng vẫn chẳng thể thoát khỏi đống nanh vuốt sắc nhọn của một xã hội tư sản độc địa xấu xa, tha hóa bởi đồng tiền. Và Eugénie chính là nhân vật điển hình cho những con người nhỏ bé đáng thương - nạn nhân của đồng tiền.

Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp tư sản giàu có, ai nhìn vào cũng nghĩ rằng đó là may mắn của nàng. Nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, dù được gắn mác như một đại tiểu thư quyền quý. Song cuộc sống hiện thực trong nhà đối với Eugénie lại hoàn toàn trái ngược với các mác mà người ta gắn cho nàng. Nàng và mẹ luôn phải sống nhẫn nhịn cam chịu bởi một người cha gia trưởng, keo kiệt, đầy tham lam, lúc nào cũng mở miệng nói nghèo khổ. Quần áo, khăn, màn trong nhà gì có gì thì mẹ và nàng may vá tuốt, họ cần cù bỏ hết cả ngày giờ vào thứ công việc nặng nhọc như công

việc của thợ nhà nghề. Eugénie luôn phải làm việc hàng ngày trong điều kiện khó khăn, ít tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, chỉ quanh quẩn bên người mẹ hiền từ và mụ Nanon. Từ hoàn cảnh đó đã tạo cho nàng một tính cách chân thực, trong sáng và cũng đầy cam chịu, nhẫn nhục. Mặc dù luôn bị giày vò, nhưng nàng lại có sức sống vô cùng mãnh liệt. Ở Eugénie, nàng vẫn khao khát một cái gì đó khác với con người này và cuộc sống nơi đây. Và rồi sự xuất hiện của Charles như tia sáng thắp lên hy vọng trong trái tim nàng. Đó không chỉ là sự thích thú, hân hoan trước bộ dụng khâu bằng bạc mạ vàng. Mà sự xuất hiện của Charles đã khiến nàng có cái nhìn khác về cuộc sống, khơi dậy cái thứ tình ý của một nguời đàn bà trong nguời con gái “Trước khi Charles đến, có thể so sánh Eugénie với Đức Mẹ đồng trinh lúc chưa hoài thai; sau khi Charles đi, nàng giống Đức Mẹ đã có con: thai nhi của nàng là tình yêu”. Với trái tim chân thành, nàng đã yêu Charles - một tình yêu với

“những tình ý yêu chớm nở và một niềm khát vọng không lẫn dục tình”. Nàng đến với tình yêu bằng tất cả sự chân thành, dù nhiều lần bị cha ngăn cấm đủ đường. Đối với Charles, nàng luôn bao dung hy sinh hết mực cho hắn trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Khi Charles phải rời khỏi nhà nàng để tới Ấn Độ làm ăn, Eugénie đã lấy hết tất cả số vàng mình có để đưa cho hắn dù nàng biết rằng điều đó sẽ khiến lão Grandet phát điên lên và trừng phạt nàng. Có thể nói, tính cách của Eugénie đã có sự chuyển biến từ cam chịu, đến thức tỉnh và sau đó là tự nhận thức việc làm của mình. Khi Grandet cậy hộp vàng mà Charles kí thác cho nàng cũng là lúc xung đột bùng nổ từ sự va chạm của hai tính cách mạnh với những dục vọng trái ngược nhau. Một bên thì keo kiệt, tham lam, ham muốn tất cả vật chất, và một bên là tình yêu cao thượng, thiêng liêng muốn gửi trao tất cả.

Tính cách của Eugénie phát triển trong một quá trình làm sáng tỏ mối liên hệ giữa con người và đời sống xã hội, giữa tính cách và hoàn cảnh. Lúc nàng đem vàng cho Charles để giúp hắn qua cơn hoạn nạn, lúc đó nàng nhận

thức tiền bạc chỉ là một phương tiện. Thế nhưng, nàng cũng không thoát khỏi cái xu thế tất yếu của thời đại coi trọng đồng tiền khi nàng tin rằng hắn sẽ làm giàu và một ngày kia hắn lại trả cho nàng “Hay là chúng ta hùn vốn với nhau”. Tính cách hiện thực của Eugénie cũng đa diện, phức tạp khi nàng sống trong trắng, tình cảm, nhưng do ảnh hưởng của hoàn cảnh, nàng thấy cũng cần làm giàu, như Balzac mô tả “Ở bà có tất cả cái cao quay của sự đau khổ, cái trong sạch của con người tuy cọ xát với cuộc đời mà tâm hồn không dấy bẩn, nhưng cũng có cái cứng nhắc của cô gái già và thói quen bủn xỉn trong cuộc sống tủn mủn của tỉnh nhỏ và bà chăm tích luỹ lợi tức và có thể làm cho người ta tưởng là keo kiệt”. Nhưng khác với Charles, quá trình chuyển biến tính cách của Eugénie là sự tác động ngược trở lại của Eugénie đối với hoàn cảnh. Nàng cam chịu chứ không nhượng bộ và chấp nhận.

Sau khi nhận thức và phản kháng, Eugénie đã giữ được tình yêu của mình. Đó là một mối tình đầu mà nàng dành cả trái tim để chăm bón và vì nó, nàng sẵn sàng hi sinh tất cả “Vì Charles, thì dù trăm ngàn cay đắng ta cũng chịu được”. Nhưng sống trong xã hội ấy, Eugénie cũng không thoát khỏi số phận trở thành nạn nhân của những đồng tiền. Vì đồng tiền mà lão Grandet - cha nàng đã ra tay bóp chết thứ tình yêu vừa mới chớm nở của nàng. Và cũng vì đồng tiền mà Charles - mối tình đầu mà nàng yêu thương nhất cũng đã thay đổi hoàn toàn. Hắn sẵn sàng giẫm nát tình yêu thiêng liêng của nàng để chạy theo địa vị và tiền bạc. Có lẽ, hình ảnh ngôi nhà Saumur

“không ánh sáng, không lửa ấm, luôn có bóng râm u buồn não ruột là hình ảnh cuộc đời nàng”. Đồng tiền luôn xoay quanh cuộc sống của nàng và dày vò nàng không thương tiếc. Sau khi trải qua tất cả, Eugénie giờ đây đã không còn thơ ngây nữa, nàng đã hiểu rõ được hiện thực của cuộc sống, nhưng nàng vẫn giữ cho mình một sự cao thượng. Bảy năm chờ đợi, thứ nàng nhận lại được chỉ là một bức thư cắt đứt của Charles và món tiền hai nghìn phơ-răng mà hắn “trả” cho nàng. Điều này đã khiến cho Eugénie đau khổ tột cùng,

nhưng nàng lại không hề căm hận Charles, ngay cả khi nàng biết rằng người con trai ấy đã phản bội mình để kết hôn với một người phụ nữ có địa vị khác. Trong bức thư cuối cùng nàng gửi cho hắn cũng chỉ là lời nói từ biệt và tôn trọng những quyết định của hắn “Cậu đã hy sinh mối tình đầu của chúng ta cho những ước lệ của xã hội ấy, chúc cậu sống hạnh phúc giữa những ước lệ ấy”. Nàng chôn vùi đi mối tình ấy cùng tất thảy nỗi đau, sự tuyệt vọng mà bản thân nàng đã gắng gượng suốt bao nhiêu năm, cái “Mối tình đầu, mối tình duy nhất của Eugénie chỉ làm cho nàng sầu muộn. Mối tình ấy, cha nàng nguyền rủa; nó làm cho mẹ nàng hầu như chết vì nó; nó mang lại cho nàng nhiều đau khổ với một ít hy vọng mong manh”. Bây giờ Eugénie không phản kháng nữa, nhưng nàng cũng không thuận theo nó. Nàng chấp nhận lấy ông chánh án nhưng đó chỉ là cuộc hôn nhân phòng không gối chiếc.

Có thể nói, những chuyển biến về cuộc sống đến tính cách, cuộc đời của Eugénie thì nàng chính là những gì thuần khiết còn sót lại của xã hội bị đồng tiền làm cho thối nát. Nhưng chính nàng cũng không sao thoát khỏi dù đã rất cố gắng. Cuối cùng, nàng vẫn phải trở thành nạn nhân của nó. Nàng là đại diện cho người phụ nữ trọng tình nghĩa nhưng phải chịu nhiều bất công trong xã hội “Cái quả tim cao quý chỉ đập vì tình thương yêu lại mắc vào vòng tính toán danh lợi của người đời, tiền bạc đã truyền hơi lạnh qua con người ấy và làm cho một người đàn bà hoàn toàn tình cảm đâm ra nghi ngờ các thứ tình cảm”.

Việc xây dựng một nhân vật có tính cách điển hình tốt đẹp hiếm hoi như Eugénie trong cái xã hội tư bản đầy rẫy những bất công, tha hóa xấu xa ấy càng tô đậm thêm cái hiện thực tàn nhẫn lúc bấy giờ. Những người dù có mang bản chất hiền lành, thánh thiện như Eugénie nỗ lực cố gắng đến thế nào đi chăng nữa cũng không thể thoát khỏi cái số phận bi thương, cùm kẹp giữa cái chủ nghĩa tư bản tăm tối.

Một phần của tài liệu 4-Bút-pháp-điển-hình-hóa-của-Honoré-de-Balzac-qua-tiểu-thuyết-Eugénie-Grandet (1) (Trang 26 - 29)