Đối với BĐKH, ở Việt Nam đến nay đã có nhiều công trình được công bố, như các công trình của Nguyễn Đức Ngữ (2008) [101]; Mai Trọng Thông (2010), đã đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Trung Bộ Việt Nam [62]. Liên quan đến vấn đề thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước và phòng chống thiên tai lũ lụt, Nguyễn Thanh Sơn (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên nước và vấn đề ngập lụt lưu vực các sông Nhuệ, sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội [54], Đánh giá mức độ tổn thương về kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi (2015) [55]; Phan Văn Tân và nnk (2011) đã nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam,
khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó [56]; Nguyễn Văn Thắng và nnk (2012) đã đưa ra những kết luận về biến đổi của XTNĐ, lượng mưa và nước biển dâng ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng [58]; Trần Ngọc Anh và các tác giả khác (2013) đã xây dựng phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới công trình hạ tầng kỹ thuật và thử nghiệm cho khu vực ven biển tỉnh Khánh Hòa [3]; Trần Hồng Thái và nnk (2014) đã đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long [57]; Trần Thục và Koos Neefjes (2015) đã thực hiện Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu [65]. Nguyễn Bá Quỳ (2010) đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, khô hạn) ở tỉnh Quảng Nam [48].Tuy nhiên các tác giả chưa đánh giá chi tiết về sự biến đổi về lượng và quá trình của mưa gây lũ (mưa thời đoạn ngắn), một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến úng lụt ở hạ lưu các sông.