Thực trạng kiến thức về đào tạo liên tục tại các bệnh viện YHCT

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 107)

tuyến huyện tỉnh Thanh Hóa

Dù Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 hƣớng dẫn công tác đào tạo liên tục và Thông tƣ số 26/2020/TT-BYT ngày 28/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 22/2013/TT-BYT

nhƣng vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: thiếu cơ chế kiểm định chất lƣợng của các chƣơng trình đào tạo, thiếu cơ chế hình thức xử phạt nếu NVYT không tham gia, thiếu sự điều phối chung để các chƣơng trình diễn ra có hiệu quả 20

.

Các chủ đề của các lớp đào tạo ngắn hạn do Bộ Y tế chủ trì đuợc xác định để đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính công, nhu quản lý hành chính nhà nuớc, nguyên lý quản lý bẹnh viẹn, kỹ nang lãnh đạo, họi nhạp kinh tế quốc tế và nguyên lý co bản về kinh tế y tế. Bộ Y tế đã thành lạp Ban Đào tạo lại, với sự tham gia của Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo và mọt số đon vị tham gia đào tạo nhu Đại học Y tế Công cộng, Viẹn Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm tin học Bộ Y tế, duới sự lãnh đạo của Thứ truởng phụ trách công tác đào tạo. Đại học Y tế Công cộng và Viện Vẹ sinh y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh là hai đon vị đuợc phân công tổ chức thực hiẹn các lớp đào tạo lại cho hai miền Bắc và Nam. Ngoài ra chúng ta còn các đơn vị đào tạo liên tục khác nhƣ Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội, Trƣờng Đại học Y Hà Nội hay đơn vị ĐTLT Khoa Y Dƣợc, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong tuong lai sẽ có nhiều đơn vị đạo tạo liên tục khác thuộc khối ngành Y Dƣợc sẽ cùng tham gia vào quá trình đào tạo.

Trong giai đoạn thực hiẹn tự chủ theo Nghị định 43, các cán bọ lãnh đạo của các đon vị có nhu cầu đuợc học tập thêm nhiều về kỹ năng quản lý. Bộ Y tế hiện đang có định huớng chuẩn hoá một số kỹ năng lãnh đạo và quản lý bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý. Ngoài ra thông tƣ số 22/2013/TT- BYT cũng đã chỉ rõ 19

:

-Cán bộ y tế đã đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.

-Cán bộ y tế không thuộc trƣờng hợp qui định tại Khoản 1 Điều 5 có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.

-Cán bộ y tế là ngƣời hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo quy định tại Thông tƣ này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Nhƣ vậy thông tƣ số 22/2013/TT-BYT đã chỉ rõ việc bắt buộc NVYT cần phải tham gia các lớp ĐTLT. Song trên thực tế các NVYT tham gia các lớp ĐTLT còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 245/280 NVYT biết về đào tạo liên tục YHCT chiếm 85%, trong khi đó chỉ có 168/280 NVYT đã đƣợc ĐTLT YHCT chiếm 60% trong vòng 5 năm qua (Bảng 3.5). Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Yên Bình năm 2013 (36% NVYT đã đƣợc nghe về đào tạo liên tục) 39

. Tỷ lệ NVYT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, có thể là do sự ban hành thông tƣ số 22/2013/TT-BYT về việc yêu cầu bắt buộc NVYT phải tham gia hoạt động đào tạo liên tục. Khi đó, nghiên cứu của Trịnh Yên Bình đầu năm 2013 khi mà thông tƣ còn chƣa có hiệu lực. Tuy nhiên kết quả của cả 2 nghiên cứu đều cho thấy NVYT tham gia các lớp ĐTLT vẫn còn rất thấp. Trong khi đó, tỷ lệ NVYT cập nhật kiến thức YHCT thƣờng xuyên bằng nhiều hình thức: bao gồm tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, các hội thảo, tự đọc tài liệu chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 85% (Biểu đồ 3.5). Tuy nhiên, nguồn thông tin cập nhật thƣờng xuyên chủ yếu là tự tìm hiểu/ đọc tài liệu 72,5%, trong khi đó đào tạo tập huấn thấp hơn, chiếm 56,8% (Bảng 3.4).

Theo bảng 3.14 cho thấy, NVYT thuộc nhóm tuổi từ 30t – 40t và > 50t hiểu biết về đào tạo YHCT chỉ lần lƣợt bằng 0,35 lần (KTC 95%: 0,13 -

0,88) và 0,29 lần (KTC 95%: 0,09 - 0,91) so với nhóm cán bộ YHCT có nhóm tuổi < 30 tuổi. Nhƣ đã đề cập ở trên, NVYT trẻ tại bệnh viện tuyến huyện vẫn có sự quan tâm nhất định đến YHCT và đào liên tục về YHCT để tiếp tục trau dồi kĩ năng và nâng cao kiến thức. Các cán bộ trẻ với những ƣu điểm là tính năng động cao, thích nghi và đáp ứng nhanh là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viện nói chung và khoa YHCT nói riêng 39. Các cán bộ có thâm niên công tác trong ngành Y từ 6-10 năm có kiến thức về ĐTLT YHCT bằng 3,45 (KTC 95%: 1,18 - 10,8) lần so với NVYT có thâm niên ≤ 5 năm. Nhƣ vậy, nhân lực NVYT công tác trong lĩnh vực YHCT tại địa điểm nghiên cứu chủ yếu là cán bộ có thâm niên công tác ngắn tại bệnh viện nơi nghiên cứu. Đây là điểm rất thuận lợi để có thể thực hiện các can thiệp đào tạo liên tục cho NVYT. Đối với một cơ sở y tế tuyến đầu trong hệ thống y tế, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ y tế chất lƣợng cho nhân dân, đòi hỏi cần có kiến thức và kĩ năng tốt, đặc biệt là về YHCT. Do vậy, những cán bộ trẻ với thâm niên công tác thấp thƣờng xuyên đƣợc bổ sung liên tục kiến thức và kĩ năng. Đó chính là lí do, ở thời điểm hiện tại kiến thức về đào tạo liên tục YHCT của nhóm tuổi dƣới 30 cao hơn các nhóm tuổi còn lại.

NVYT là ngƣời dân tộc ít ngƣời có kiến thức về ĐTLT YHCT chỉ bằng 0,2 lần so với NVYT là ngƣời dân tộc Kinh (KTC 95%: 0,1 - 0,6). Yếu tố dân tộc vẫn đƣợc xem là một trở ngại trong việc tiếp cận các thông tin về kiến thức nói chung, cũng nhƣ kiến thức về Y Khoa nói riêng. Đối với các khu vực khó khan, việc thực hiện tổ chức các lớp ĐTLT YHCT không phải dễ thực hiện. Ngoài ra, sự thiếu thốn về mặt kinh phí cũng gây nên việc thiếu kiến thức cơ bản về ĐTLT YHCT. Có noi có kinh phí (theo đề án 1816), nhung không thực hiẹn đƣợc các lớp đào tạo do sự khó tiếp cận các khu vực xa xôi,

dân tộc ít ngƣời. Việc tiếp cận các thông tin liên quan đến đào tạo liên tục và đào tạo liên tục về YHCT nhìn chung khó tiếp cận với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, không thuận tiện về giao thông. Trong khi đó, các lớp đào tạo liên tục chủ yếu là các lớp đào tạo ngắn ngày tại chỗ do sự hỗ trợ của các cấp y tế tuyến trên 14

. Mạt khác, nhiều co sở y tế không thể tranh thủ co họi cử nguời đi học nâng cao nang lực. Do các co sở y tế tuyến duới thiếu cán bọ, nên nếu cử cán bộ đi học theo Quyết định 225/2005/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ, hoặc những chuong trình đạo tạo khác, thì không có nguời thực hiẹn nhiẹm vụ chuyên môn 99

. Do vậy, việc đƣa các lớp đào tạo liên tục nói chung, cũng nhƣ các lớp đào tạo liên tục YHCT nói riêng đến các địa bàn xa xôi hẻo lánh vẫn đang là một bài toán nan giải, cần các giải pháp xuyên suốt và đồng bộ để giải quyết. Trong đó, việc cần phải có chế độ đầu tu đủ và địa điểm, thời gian đào tạo phải thuận lợi đối với nguời học là vô cùng quan trọng.

NVYT có trình độ đại học có kiến thức đào tạo liên tục về YHCT cao hơn 3,39 lần (KTC 95%:1,11 - 13,8) so với NVYT có trình độ Trung cấp (82,1%).

Nhân viên hợp đồng có kiến thức về ĐTLT YHCT chỉ bằng 0,33 lần (KTC 95%: 0,14 - 0,76) so với nhân viên đƣợc biên chế. Mọi bệnh viện luôn ƣu tiên việc đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên y tế đƣợc biên chế trong bệnh viện. Vì đó là một phần trong tiêu chí để duy trì chứng chỉ hành nghề của NVYT 20.

Đối với những NVYT đƣợc cập nhật không thƣờng xuyên kiến thức chuyên môn cũng có kiến thức về ĐTLT YHCT bằng 0,11 lần (KTC 95%: 0,04 - 0,26) so với NVYT cập nhật kiến thức chuyên môn thƣờng xuyên.

Điều này là dễ hiểu khi mà khả năng đƣợc tiếp cận thông tin về ĐTLT YHCT sẽ cao hơn khi NVYT thƣờng xuyên tự tìm hiểu hoặc cập nhật thông tin chuyên môn. Ngoài ra, thông tin về ĐTLT YHCT cũng có thể đƣợc lồng ghép trong các chƣơng trình đào tạo về chuyên môn và quản lý nhƣ một phần của việc phổ biến các thông tin về việc đánh giá năng lực thƣờng xuyên bằng các khóa đào tạo liên tục 20.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)