Tình hình trong nước

Một phần của tài liệu ATK078 (Trang 32 - 34)

Trong quý I/2020, dịch bệnh COVID-19 bùng phát nhanh chóng tại Bỉ, sau khi những người đi nghỉ Carnaval tại Italy hồi cuối tháng 2 đã mang bệnh về nước. Tỉ lệ người tử vong do COVID-19 tính theo dân số tại Bỉ vẫn cao nhất châu Âu, do Bỉ tính cả những ca nghi ngờ tử vong ngoài bệnh viện và nhất là trong nhà dưỡng lão.

Ngày 15/3, Bỉ đã thành lập chính phủ khẩn cấp, do bà Sophie Wilmes giữ chức Thủ tướng. Chính phủ có quyền trực tiếp ra luật không cần phải thông qua Nghị viện trong những vấn đề có liên quan đến xử lý dịch bệnh COVID-19. Những ngày sau đó, Hội đồng anh ninh quốc gia Bỉ đã họp và ra quyết định cách ly toàn diện đất nước bắt đầu từ ngày 18/3. Sau một tháng cách ly, các chỉ số về người mắc bệnh, nhập viện đã và tử vong có xu hướng giảm.

- Về kinh tế: Theo thống kê, có 129.875 nhà tuyển dụng đã gửi yêu cầu xin cho 1.316.558 người lao động hưởng chế độ thất nghiệp tạm thời. Tỉ lệ thất nghiệp tại Bỉ dự kiến tăng từ 5,4% cuối năm 2019 lên đến 6,4% cuối năm 2020. Dự báo đầu tiên của Ngân hàng quốc gia Bỉ (BNB) về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2020 chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ chỉ là 0,2% trong quý I/2020, so với 0,4% cùng kỳ năm 2019.

Trên cơ sở kịch bản dự kiến việc cách ly xã hội trong 7 tuần, BNB và Cục kế hoạch Liên bang ước tính, GDP thực sự của nền kinh tế Bỉ có thể giảm 8% vào năm 2020. Sự phục hồi trong hoạt động (+8,6%) được dự kiến vào năm 2021, với điều kiện là giai đoạn cấp tính của cuộc khủng hoảng chỉ tập trung vào nửa đầu năm 2020 và không gây ra thiệt hại đáng kể cho tiềm năng sản xuất của nền kinh tế.

- Về thương mại quốc tế: Hoạt động ngoại thương của Bỉ chủ yếu trong nội khối EU, đặc biệt là đối với Đức, Pháp và Hà Lan, cùng với đó Italy cũng là một đối tác thương mại quan trọng. Sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Bỉ vào các chuỗi giá trị toàn cầu là

nguồn gốc của hiệu ứng cộng dồn, khi hoạt động kinh tế chậm lại ở một khu vực trên thế giới.

2. Tình hình EU

Ngày 31/1, Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU); đầu tháng 3, Anh và EU bắt đầu đàm phán vòng một về mối quan hệ tương lai, đặc biệt là thương mại.

Tháng 2/2020, 100 ngày sau khi lãnh đạo mới nhận nhiệm vụ, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch hành động cho “Thỏa thuận xanh”, tuy nhiên, EU đã không thể có kế hoạch hành động cụ thể nào để triển khai do đại dịch COVID-19 bùng phát, cả châu Âu bị nhấn chìm trong đại dịch. Bệnh dịch bùng phát mạnh tại EU một phần là do lãnh đạo EU cũng như các nước thành viên bối rối, chần chừ khi đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của bệnh dịch và quan ngại những hậu quả tiêu cực về kinh tế. Khi dịch bệnh lây lan tăng nhanh, các quốc gia không kịp trở tay, buộc phải tự hành động mạnh ai nấy làm, thậm chí còn có những xung đột trong việc phân phối trang thiết bị y tế.

Trong tháng 3, lãnh đạo EU đã có các cuộc họp cấp cao trực tuyến để tìm biện pháp xử lý khủng hoảng. Một loạt giải pháp được đưa ra và vẫn giữ đến lúc này, ví dụ như đóng của biên giới EU với những người không phải là công dân của khối, lệnh này giữ cho đến khi có quyết định mới. EU thống nhất thiết lập các “tuyến đường xanh”, ưu tiên cho giao thông thiết yếu để đảm bảo vận chuyển hàng hóa và trang thiết bị y tế được thông suốt hay phối hợp mua thiết bị y tế chung cho EU.

Sau cuộc họp thượng đỉnh các lãnh đạo EU đầu tháng 3, quỹ đầu tư đầu tiên trị giá 37 tỷ euro đã được thành lập nhằm hỗ trợ các hệ thống y tế quốc gia, các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi hậu quả của dịch bệnh.

Đầu tháng 3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố khởi động chương trình khẩn cấp thu mua trái phiếu trị giá 750 tỷ euro để chống lại những tác động tàn phá của COVID-19 đối với nền kinh tế châu Âu và thị trường. Đầu tháng 4, các Bộ trưởng Tài chính Eurozone cũng đồng ý về một kế hoạch lớn để hỗ trợ nền kinh tế châu Âu, với mức điều chỉnh là 540 tỷ euro.

Các lãnh đạo châu Âu cũng thảo luận quỹ phục hồi hậu COVID-19, trị giá hơn 1.000 tỉ euro, được huy động dưới dạng gộp nợ chung. Tuy nhiên, quỹ này vẫn gây tranh cãi giữa các nước bị thiệt hại nặng nề là Italy, Tây Ban Nha, Pháp và các nước quản lý tài chính chặt chẽ thuộc khu vực Bắc Âu và Đức. EC được giao nhiệm vụ soạn thảo và đề xuất kế hoạch phục hồi kinh tế sau COVID-19 , trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và châu Âu nói riêng sẽ đi vào suy thoái.

3. Tình hình NATO

Khi các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đang gồng mình chống chọi với dịch COVID-19, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, mục tiêu hàng đầu của khối là đảm bảo khủng hoảng y tế không trở thành khủng hoảng an ninh. NATO đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các nước thành viên như đã thực hiện hơn 100 chuyến bay vận chuyển vật tư và nhân viên y tế. Lực lượng này cũng giúp xây dựng 25 bệnh viện dã chiến để triển khai hơn 25.000 giường điều trị cùng hơn 4.000 nhân viên quân y nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực dân sự.

Mặc dù dịch bệnh đã khiến NATO phải hủy nhiều cuộc tập trận quân sự chung, nhưng năng lực phòng vệ và tác chiến của khối vẫn được đảm bảo trong các sứ mệnh cũng như chiến dịch chống khủng bố.

4. Quan hệ Việt Nam-EU

Ngày 12/2, tại trụ sở Nghị viện châu Âu (EP) ở Strasbourg (Pháp), Hiệp định tự do thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam-EU đã được EP phê chuẩn. EVFTA sẽ đi vào thực thi sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào mùa hè này, trong khi EVIPA sẽ được các nước thành viên EU phê chuẩn vào những năm tới.

Trong bối cảnh chờ đợi EVFTA đi vào thực thi, cùng với tình hình dịch bệnh hoành hành tại châu Âu, nhiều doanh nghiệp châu Âu nhập khẩu hàng Việt Nam, đặc biệt là dệt may đã buộc phải tạm ngừng nhập hàng Việt Nam thời gian qua. Các doanh nghiệp châu Âu, vốn dĩ đánh giá cao đối tác Việt Nam, vẫn cho rằng hợp tác thương mại sẽ khởi sắc sau khi bệnh dịch qua đi và EVFTA đi vào thực thi.

5. Tình hình cộng đồng Việt Nam tại Bỉ

Trong thời gian dịch này, cộng đồng người Việt tại Bỉ tuân thủ đầy đủ các khuyến cáo của nước sở tại trong phòng chống dịch bệnh. Có nhiều Việt kiều đã may khẩu trang tặng cộng đồng. Sinh viên đa phần vẫn ở lại Bỉ, không về nước để tránh dịch. Tinh thần của mọi người khá lạc quan và ổn định. Đến nay, chưa có thông tin về người Việt tại Bỉ bị mắc bệnh nặng./.

Một phần của tài liệu ATK078 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w