Dự án năng lượng mặt trời trên đảo Trường Xa

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tại huyện tịnh biên (Trang 42)

Dự án là một trong những công trình trọng điểm Quốc gia, được đầu tư bởi Bộ Tư lệnh Hải quân và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam – Petro Vietnam. Được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2010 và liên tục được bảo trì, nâng cấp định kỳ hàng năm. Hệ thống lai ghép năng lượng gió và mặt trời trên quy mô lớn, triển khai trên 48 điểm đảo (đảo, nhà dàn) với hơn 5700 tấm pin năng lượng mặt trời.

Đây là công trình rất có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng và kinh tế khi tiết kiệm được 700.000 lít dầu mỗi năm cho vận hành máy phát điện. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi Trường Xa là nơi cách xa đất liền và công tác hậu cần gặp nhiều khó khăn. 2.4.2.4 Nhận xét

Qua một số dự án tiêu biểu về năng lượng mặt trời tiêu biểu ở trong nước nêu trên, nhận thấy năng lượng mặt trời có sự phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như công suất phát điện của các dự án. Tuy nhiên, do đặc thù giá điện nước ta hiện nay vẫn còn thấp trong khi chi phí cho một đơn vị điện năng lượng mặt trời vẫn còn cao là rào cảng không hề nhỏ cho các nhà đầu tư trong nước. Do đó, các dự án đầu tư chỉ mới mang tính chất thí điểm, tính hiệu quả kinh tế không cao.

Các dự án năng lượng mặt trời ở nước ta chỉ thực sự có hiệu quả kinh tế tại các vùng không có điện lưới quốc gia như các hải đảo, vùng sâu, vùng xa buộc phải phát

33

điện bằng máy diesel. Đây cũng là điểm mạnh của năng lượng mặt trời cần khai thác để có thể phát triển mạnh hơn trong thời gian tới và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. 2.5 Hướng tiếp cận của luận văn về sử dụng pin mặt trời.

Qua phân tích tình hình phát triển năng lượng mặt trời trong và ngoài nước trong những năm gần đây, cùng với tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, luận văn đề xuất hướng phát triển năng lượng có công suất vừa và nhỏ kết nối lưới (nhà máy điện năng lượng mặt trời).

Các nhà máy điện mặt trời đóng vai trò của các máy phát phân tán. Ngoài mục đích cung cấp một lượng công suất trong giờ cao điểm, các nhà máy điện cũng góp phần ổn định điện áp các phụ tải cuối nguồn cũng như giảm tải trên các đường dây. Giải pháp nâng cao tỉ lệ thâm nhập của điện gió có tác dụng giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây tác hại cho môi trường và con người.

Tuy nhiên, để giúp các nhà máy năng lượng tái tại nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng phát triển bền vững thì cần phải có các đánh giá khách quan, đầy đủ và chi tiết về tính khả thi của dự án về kinh tế và kỹ thuật. Có như vậy thì các dự án mới có thể tồn tại được một cách tự nhiên và phù hợp với kinh tế thị trường. Đây là việc làm quan trọng nhất để quảng bá hiệu quả sử dụng của năng lượng mặt trời đến người dân thay vì các khẩu hiệu chung chung về lợi ích môi trường của pin mặt trời.

Trong luận văn, các vấn đề kỹ thuật được bàn thảo để đánh giá tình khả thi về mặt kỹ thuật của dự án. Các chỉ số đánh đánh giá hiệu quả kinh tế cơ bản được sử dụng để đảm bảo khả năng sinh lời của một dự án nhà máy năng lượng mặt trời.

34

CHƯƠNG 3: NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI SAO MAI 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án.

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên. Về vị trí địa lý: Về vị trí địa lý:

An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Tổ Quốc, phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, về phía đông nam, giáp thành phố cần Thơ, phía tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km với các cửa khẩu quốc tế.

Huyện Tịnh Biên nằm về phía tây nam của tỉnh An Giang. Phía Đông Bắc là thành phố Châu Đốc cách 10,71 km; phía Đông là huyện Châu Phú; phía Nam giáp huyện Tri Tôn; và phía Tây Nam giáp Campuchia. Huyện Tịnh Biên là một trong hai huyện thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên 35.489,09 ha, chiếm 10,03% so với tổng diện tích toàn tỉnh.

Về Khí hậu:

Huyện Tịnh Biên nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa.

Về Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao dao động từ 25,50°C (vào tháng 1) đến 28,30°C (tháng 4) và ổn định khoảng 27,5°C. Biên độ nhiệt giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 2 - 3°C. Nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với những nơi khác trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một điều kiện khá thuận lợi để huyện phát triển nông nghiệp.

35

Tổng số ngày mưa nhiều trung bình trong năm khoảng 128 ngày với lượng mưa bình quân 1.478 mm nhưng phân bố không đều, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm khoảng 90% so với tống lượng mưa của năm. Các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng các tháng 7, 8, 9 (lượng mưa chiếm hơn 1/3 tổng lượng mưa cả năm). Mùa mưa thường trùng với mùa nước nổi hàng năm nên khu vực đồng bằng của huyện thường bị ngập lụt.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 10% so với tổng lượng mưa của năm. Các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1, 2, 3 với lượng mưa chiếm khoảng 1% (hầu như không có mưa). Đây là đặc điểm điển hình cho tính khô hạn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí bình quân hàng năm khá cao, khoảng 83% và thay đổi theo chế độ mùa. Tuy nhiên không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng mùa khô và mùa mưa nên khá thuận lợi cho sản xuất.

Huyện nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên lượng bốc hơi bình quân tương đối lớn khoảng 1.017 mm. Lượng bốc hơi lớn diễn ra trong mùa khô, tập trung nhiều vào tháng 3, tháng 4. Trong mùa mưa lượng bốc hơi không cao, lượng bốc hơi ít nhất diễn ra trong tháng 9, bình quân khoảng 63 mm. Mặc dù lượng bốc hơi bình quân nhỏ hơn tổng lượng mưa trong năm nhưng lại tập trung vào những tháng mùa khô nên thường gây ra tình trạng hạn hán.

Chế độ năng và gió:

Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm tương đối cao với 2.420 giờ. Số giờ nắng thấp nhất của tháng là 153 giờ (thường vào tháng 9), số giờ nắng cao nhất của tháng là 283 giờ (thường vào tháng 3). Mùa khô có số giờ nắng trung bình 8 giờ/ngày, mùa mưa có số giờ nắng trung bình 6 giờ/ngày.

36

Chế độ gió cũng mang tính khu vực và khá thuần nhất. Hàng năm có hai hướng gió chính, từ tháng 5 đến tháng 10 thịnh hành gió mùa Tây Nam, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió thay đổi theo mùa, tốc độ gió bình quân trong năm 10,64 m/s, tốc độ gió bình quân lớn nhất trong năm khoảng 15,20 m/s (theo tài liệu tại trạm Châu Đốc).

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội.

An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo. An Giang có diện tích tự nhiên 3.536, dân số năm 2015 là 2.158.320 người. Ước tính mỗi năm, dân số An Giang tăng khoảng 20.000 dân, tương đương với dân số của 1 xã. Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, dân số đang dần bị già hóa, tình trạng di dân tự do và chất lượng dân số chưa cao... đang là những tồn tại, thách thức cần khắc phục.

Các đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Long Xuyên, TP Châu Đốc và 9 huyện, có 140 đơn vị hành chính cơ sở (118 xã, 11 phường, 11 thị trấn ). Đến năm 2010, tỉnh An Giang có 156 đơn vị hành chính cấp xã gồm 20 phường, 16 thị trấn, 120 xã.

Tỉnh An Giang có tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 12,5% và dự kiến cả giai đoạn 2011-2020 đạt 12,5%. GDP bình quân đầu người đạt 2.200 USD vào năm 2015 và 3.500 USD vào năm 2020. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 700 triệu USD, năm 2015 đạt 1,2 tỳ USD và năm 2020 đạt 1,8-2 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 như sau: khu vực nông- lâm-thủy sản chiếm 25,24%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 17,56%; khu vực dịch vụ chiếm 57,20%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm từ 2011- 2015 gần 162 ngàn tỷ đồng. Quy mô dân số đến 2015 khoảng 2.206.689 người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2015 khoảng 1,07%, tốc độ tăng dân số bình quân 0,44%/năm.

37

Bên cạnh sự phát triển chung cả Tỉnh, trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Tịnh Biên đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông thủy lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hóa,... không ngừng phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Kinh tế biên giới phát triển khá sôi động, phát huy được lợi thế nổi trội thông qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên - Phnom Den, chợ bò Tà Ngáo, bến Đường Sứ… cùng với các hoạt động hội chợ, triển lãm và Ngày hội văn hóa đồng bào dân tộc Khmer…

Mục tiêu cụ thể tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cả giai đoạn 2011 - 2020 là 16,39%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 14,91%, giai đoạn 2016 - 2020 là 17,9%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 45,34 triệu đồng/người và ước tính đến năm 2020 đạt 99,7 triệu đồng/người (năm 2013 đạt 27.120.000đ/người/năm). Hàng năm, dịch vụ-du lịch thu hút khoảng 4 triệu lượt khách tham quan và mua sắm. Toàn huyện có 7/14 chợ chuyển đổi mô hình quản lý và kinh doanh khai thác, 8 chợ đạt chuẩn nông thôn mới (trên 2.000 hộ kinh doanh). Tịnh Biên thu hút 11 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch... với tổng số vốn 1.424 tỷ đồng.

Năm 2015, tăng trưởng GDP ước đạt 13,5%. Vào năm này, Tịnh Biên đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH theo Nghị quyết HĐND huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,42%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (14,30%), đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, nhất là an ninh biên giới.

3.2 Hiện trạng và nguồn điện tại khu vực. 3.2.1 Nguồn điện khu vực. 3.2.1 Nguồn điện khu vực.

Tỉnh An Giang hiện được cấp điện chủ yếu từ nhà máy điện Ô Môn với tổng công suất là 2x330 MW, liên kết lưới truyền tải 220 kV với các trạm Thốt Nốt, Rạch Giá 2, và Kiên Bình.

38

Nguồn điện diesel tại chỗ của ngành điện trên địa bàn tỉnh có tổng công suất thiết kế là 4.800 kW và tổng công suất khả dụng là 180 kW. Hầu như chỉ còn 01 cụm máy di động có công suất khả dụng 180kW đặt tại văn phòng Điện lực để dự phòng cho các phụ tải đặc biệt, lễ hội... khi có sự cố mất điện lưới.

Tổng công suất thiết kế các máy phát điện của khách hàng tự trang bị dự phòng khi mất điện lưới là 26.450 kW.

3.2.2 Lưới điện.

Lưới điện truyền tải trên địa bàn tỉnh An Giang có các cấp điện áp 220kV, và 110kV 3.2.2.1 Lưới điện 220kV:

Tỉnh An Giang được cấp điện từ hệ thống điện quốc gia qua 3 trạm biến áp 220kV, trong đó trạm Châu Đốc là nguồn điện chính cấp điện cho tỉnh, các trạm biến áp 220kV gồm có:

 Trạm Châu Đốc: đặt tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, trạm có 2 máy biến áp 220/110 kV - 2x250 MVA

 Trạm Thốt Nốt: đặt tại huyện Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ, trạm gồm 2 máy biến áp 220/110 kV - 2x125 MVA.

 Trạm Rạch Giá 2: gồm 2 máy biến áp 220/110 kV - 2x250 MVA, đặt tại thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang.

Các đường dây 220kV trên địa bàn tỉnh An Giang gồm có:

 Đường dây 220 kV Châu Đốc - Thốt Nốt mạch kép dây dẫn ACSR- 450/58 - 2x69,6km.

 Đường dây 220kV Châu Đốc - Kiên Bình mạch đơn dây dẫn ACSR- 400/71,12km. Đường dây Châu Đốc - Tà Keo 2 mạch, chiều dài 76,94 km, dây dẫn ACSR-795MCM (đoạn đi qua địa bàn tỉnh An Giang dài 26,5km).

3.2.2.2 Lưới điện 110kV

Tỉnh An Giang được cấp điện từ hệ thống điện Miền Nam qua 10 trạm biến áp 110kV với tổng dung lượng là 635 MVA, bao gồm các trạm sau:

39

 Trạm Long Xuyên: T1 - 110/(22)15 kV - 40 MVA; T2- 110/22 kV- 40 MVA. Cấp điện cho khu vực thành phố Long Xuyên, một phần huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang.

 Trạm Châu Đốc: T1 - 110/35/22 kV - 40 MVA; T2 - 110/35-22 kV-40 MVA. Cấp điện khu vực TP. Châu Đốc, huyện An Phú, TX. Tân Châu, Tịnh Biên.  Trạm Cái Dầu: T1 - 110/35/22 kV - 40 MVA; T2 -110/22 kV - 40 MVA cấp

điện cho huyện Châu Phú và một phần huyện Châu Thành.

 Trạm Phú Tân: T1 - 110/22 kV - 40 MVA; 2-110/22 kV-40 MVA Cấp điện cho huyện Phú Tân và một phần huyện Chợ Mới và TX. Tân Châu.

 Trạm Tri Tôn: T1 -110/22 kV - 40 MVA Cấp điện cho huyện Tri Tôn và một phần huyện Châu phú, Thoại Sơn và Tịnh Biên.

 Trạm An Châu: T1 - 110/22 kV - 40 MVA; T2 - 110/22 kV - 40 MVA Cấp điện cho huyện Châu Thành, và một phần huyện Châu Phú.

 Trạm An Phú: T1 - 110/22 kV - 40 MVA  Trạm Phú Châu: T1 - 110/22 kV - 40 MVA  Trạm Thoại Sơn: T1 - 110/22 kV - 40 MVA

 Trạm Chợ Mới: T1 - 110/22 kV - 40 MVA; T2 - 110/22 kV-40 MVA  Trạm Tịnh Biên: T1 - 110/22 kV - 40 MVA

Bảng 3.1 Đặc điểm kỹ thuật các tuyến đường dây 220-110kV

STT Tên đường dây Loại dây Số mạch/ Chiều

dài (km) K/năng tải (A) A Đường dây 220kV 1 Thốt Nốt 2 - Châu Đốc 1 Thốt Nốt 2 - Châu Đốc 2 ACSR-795MCM 2x69,6 880 880 2 Châu Đốc 2 -Kiên Bình ACSR-400 1x71,12 880 3 Châu Đốc 2 -Takeo 1

Châu Đốc 2 -Takeo 2 ACSR-400 2x76,94

880 880

40 B Đường dây 110kV 1 Rạch Giá 2 - Thạnh Đông -Ngã Ba Lộ Tẻ ACSR-240 +ACSR-185 1x46,6+1x9,7 510 2 Lộ Tẻ - Long Xuyên ACSR240/32 1,76 510 3 Thốt Nốt 2 - Long Xuyên ACKP160 1x21 470

4 An Châu - Lộ Tẻ ACKP150/24 1x12,6 450

5 An Châu - Cái Dầu ACKP150/24 1x15,35 450 6 Cái Dầu - Phú Tân AC185/29 1x13,77 510 7 Châu Đốc 2 - Cái Dầu ACKP150/24 1x19,78 450 8 Châu Đốc 2 - Châu Đốc ACKP185/29 1x0,383 510 9 Châu Đốc 2 - Tri Tôn ACSR240/32 1x36,8 605

Từ trạm Châu Đốc đường dây 220kV 2 mạch cấp điện sang Campuchia và đường 1 mạch đi Kiên Bình - Rạch Giá nối vào nhà máy điện Cà Mau.

Lưới 110kV trên địa bàn tỉnh ở một số khu vực có kết cấu hình tia, các trạm chỉ được cấp điện từ một nguồn duy nhất hoặc một tuyến đường dây độc đạo, chưa có liên kết vòng như: trạm 110kV Phú Tân nhận điện từ đường dây Cái Dầu - Phú Tân, trạm Tri Tôn nhận điện từ đường dây Châu Đốc - Tri Tôn. Tuyến 110kV Châu Đốc - Long Xuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tại huyện tịnh biên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)