Các biện pháp giảm thiểu trong quá trình quản lý vận hành

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tại huyện tịnh biên (Trang 86 - 87)

Để đảm bảo an toàn trong vận hành phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác vận hành, cụ thể:

 Nghiêm cấm những người lạ vào công trình, đối với những người vào tham quan, nghiên cứu phải do đơn vị trưởng, phó (hoặc kỹ thuật viên) hướng dẫn.

 Những công nhân vào nhà máy làm việc nhất thiết phải có từ bậc II an toàn, nhóm trưởng phải có bậc III an toàn trở lên.

 Vào nhà máy làm việc, tham quan đều phải tôn trọng nội quy của nhà máy, những người vào lần đầu tiên phải được hướng dẫn tỉ mỉ.

 Vào nhà máy để làm công tác sửa chữa thiết bị hoặc điều chỉnh rơ le, đồng hồ... nhất thiết phải có hai người và chỉ được làm việc trong phạm vi cho phép.  Đối với công việc sửa chữa lâu dài hoặc có vận chuyển thiết bị cồng kềnh, phải

lập phương án kỹ thuật và biện pháp an toàn cụ thể trước khi tiến hành công việc.

 Khi thiết bị trong trạm biến áp bị sự cố thì phải đứng cách xa thiết bị đó ít nhất 5m nếu đặt trong nhà, 10m nếu đặt ngoài trời.

 Chỉ được phép đến gần khi biết chắc chắn thiết bị hoàn toàn không có điện. Khi sắp có giông, sét phải ngừng mọi công tác đang làm trong trạm ngoài trời và trên các cầu dao vào của đường dây đấu nối vào trạm.

77

 Pin mặt trời có khối lượng rất lớn, vận hành bình thường không gây ô nhiễm, tuy nhiên trong xuốt thời gian vận hành, thường phải thay thế các tấm pin bị hư hỏng, Chủ đầu tư công trình có quy hoạch bố trí thu gom lưu cất và liên hệ các nguồn thu gom tái chế, và coi pin mặt trời hư hỏng là nguồn tài nguyên thay cho việc khai thác silic thô. Không đổ thải như nguồn rác thải xây dựng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tại huyện tịnh biên (Trang 86 - 87)