Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tại huyện tịnh biên (Trang 44 - 46)

Về vị trí địa lý:

An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Tổ Quốc, phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, về phía đông nam, giáp thành phố cần Thơ, phía tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km với các cửa khẩu quốc tế.

Huyện Tịnh Biên nằm về phía tây nam của tỉnh An Giang. Phía Đông Bắc là thành phố Châu Đốc cách 10,71 km; phía Đông là huyện Châu Phú; phía Nam giáp huyện Tri Tôn; và phía Tây Nam giáp Campuchia. Huyện Tịnh Biên là một trong hai huyện thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên 35.489,09 ha, chiếm 10,03% so với tổng diện tích toàn tỉnh.

Về Khí hậu:

Huyện Tịnh Biên nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa.

Về Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao dao động từ 25,50°C (vào tháng 1) đến 28,30°C (tháng 4) và ổn định khoảng 27,5°C. Biên độ nhiệt giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 2 - 3°C. Nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với những nơi khác trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một điều kiện khá thuận lợi để huyện phát triển nông nghiệp.

35

Tổng số ngày mưa nhiều trung bình trong năm khoảng 128 ngày với lượng mưa bình quân 1.478 mm nhưng phân bố không đều, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm khoảng 90% so với tống lượng mưa của năm. Các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng các tháng 7, 8, 9 (lượng mưa chiếm hơn 1/3 tổng lượng mưa cả năm). Mùa mưa thường trùng với mùa nước nổi hàng năm nên khu vực đồng bằng của huyện thường bị ngập lụt.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 10% so với tổng lượng mưa của năm. Các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1, 2, 3 với lượng mưa chiếm khoảng 1% (hầu như không có mưa). Đây là đặc điểm điển hình cho tính khô hạn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí bình quân hàng năm khá cao, khoảng 83% và thay đổi theo chế độ mùa. Tuy nhiên không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng mùa khô và mùa mưa nên khá thuận lợi cho sản xuất.

Huyện nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên lượng bốc hơi bình quân tương đối lớn khoảng 1.017 mm. Lượng bốc hơi lớn diễn ra trong mùa khô, tập trung nhiều vào tháng 3, tháng 4. Trong mùa mưa lượng bốc hơi không cao, lượng bốc hơi ít nhất diễn ra trong tháng 9, bình quân khoảng 63 mm. Mặc dù lượng bốc hơi bình quân nhỏ hơn tổng lượng mưa trong năm nhưng lại tập trung vào những tháng mùa khô nên thường gây ra tình trạng hạn hán.

Chế độ năng và gió:

Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm tương đối cao với 2.420 giờ. Số giờ nắng thấp nhất của tháng là 153 giờ (thường vào tháng 9), số giờ nắng cao nhất của tháng là 283 giờ (thường vào tháng 3). Mùa khô có số giờ nắng trung bình 8 giờ/ngày, mùa mưa có số giờ nắng trung bình 6 giờ/ngày.

36

Chế độ gió cũng mang tính khu vực và khá thuần nhất. Hàng năm có hai hướng gió chính, từ tháng 5 đến tháng 10 thịnh hành gió mùa Tây Nam, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió thay đổi theo mùa, tốc độ gió bình quân trong năm 10,64 m/s, tốc độ gió bình quân lớn nhất trong năm khoảng 15,20 m/s (theo tài liệu tại trạm Châu Đốc).

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời tại huyện tịnh biên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)