bàn tỉnh.
Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế của tỉnh Điện Biên có sự ảnh hưởng lớn tới hệ thống cung ứng thuốc và công tác quản lý, giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh.
* Hệ thống cung ứng thuốc - Các đơn vị sử dụng thuốc gồm: Các cơ sở điều trị:
+ Bệnh viện tuyến tỉnh:
Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên Bệnh viện YHCT tỉnh
Bệnh viện Tâm thần
Bệnh viện Lao và bệnh phổi + Bệnh viện tuyến huyện/thị: + Trạm y tế xã, phường, thị trấn + Các phòng khám đa khoa
Các trung tâm y tế có sử dụng thuốc trực thuộc Sở: + Trung tâm CDC
Các đơn vị kinh doanh dược phẩm:
- Mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm có: + 13 công ty kinh doanh phân phối Dược phẩm
+ Gần 300 cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý cho các công ty Dược phẩm.
+ Tủ thuốc các trạm y tế xã, phường, thị trấn
Trong các loại hình bán lẻ thuốc, loại hình quầy thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số CSBL thuốc, do loại hình quầy thuốc chỉ đòi hỏi người có trình độ chuyên môn là DSTH, được mở tại địa bàn, thị trấn thuộc huyện ( ngay cả thành phố vẫn còn), nên số lượng quầy thuốc trên toàn tỉnh cao nhất.
Loại hình nhà thuốc chiếm tỷ lệ ít hơn do quy định của Bộ y tế chỉ bắt buộc khu vực thành phố, thị xã nên số lượng nhà thuốc tập trung ở địa bàn thành phố Điện Biên và 1 số nhà thuốc của Bệnh viện.
21
Với đặc điểm địa lý phức tạp nhiều nơi đi lại khó khăn như huyện Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa...trình độ dân trí thấp, trình độ cán bộ phụ trách chuyên môn Dược tại cơ sở còn thiếu và mỏng đã đặt ra thách thức cho công tác giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trung tâm đã tập trung vào kiểm tra những chế phẩm có thành phần hoạt chất kém ổn định, chú trọng những mẫu có nghi ngờ về chất lượng, dễ biến đổi...
-Tăng cường kiểm tra, rà soát các thuốc có thông báo đình chỉ lưu hành, thuốc kém chất lượng, thuốc giả đặc biệt ở những khu vực xa trung tâm. - Mẫu lấy về được phân tích tại phòng thí nghiệm tuân thủ theo đúng quy trình, thận trọng, tỉ mỉ, tận dụng tối đa các trang thiết bị hiện có đảm bảo chính xác tin cậy cho từng phép thử.
Trung tâm đã chỉ đạo các đoàn công tác tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở kinh doanh phân phối thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng kiểm tra các thuốc nhập từ đầu nguồn, các đại lý, quầy thuốc ở vùng sâu, vùng xa.
Nguồn nhân lực của trung tâm còn thiếu, vừa đảm bảo công tác kiểm nghiệm thuốc tại trung tâm, vừa tham gia đảm bảo công tác đi giám sát hàng tháng tới từng cơ sở phân phối, sử dụng thuốc là rất khó khăn. Kinh phí hàng năm khoán cho trung tâm vừa phải cân đối chi lương cho cán bộ, mua hóa chất, chất chuẩn, vừa phục vụ hoạt động giám sát chất lượng thuốc. Với tần suất giám sát là 138 lượt/năm cho tất cả các cơ sở phân phối, sử dụng thuốc là cả sự nỗ lực nhưng chưa đảm bảo được công tác giám sát đầy đủ vì riêng số cơ sở bán lẻ trên địa bàn tỉnh đã gần 300 cơ sở, chưa tính cơ sở điều trị, sử dụng thuốc. Vì vậy, thực tế có rất nhiều cơ sở bán lẻ bị bỏ sót, chưa kiểm tra, giám sát được hoặc có kiểm tra cũng chỉ được 1 lần/năm. Đây là thách thức cũng là khó khăn đặt ra cho công tác giám sát chất lượng thuốc tại trung tâm.(hiện tại đơn vị chưa có phương tiện xe công để đi kiểm tra giám sát, anh chị em vẫn phải đi bằng xe máy nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kiểm tra, giám sát, mua mẫu kiểm nghiệm và vận chuyển mẫu ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa).
22
Việc tiến hành kiểm nghiệm thuốc được thực hiện chủ yếu theo DĐVN, một số ít theo tiêu chuẩn cơ sở. Các mẫu có kết quả ngoài khoảng giới hạn được thực hiện đổi tay bởi kiểm nghiệm viên khác, đảm bảo kết quả khách quan, tin cậy. Năm 2019 Trung tâm đã phát hiện 01 mẫu thuốc giả.(6)
1.5.3. Phối hợp của các cơ quan.
Sự kết hợp giữa các bộ phận: kiểm nghiệm, quản lý dược, thanh tra dược và phối hợp giữa ngành y tế với các ngành hữu quan như: công an, quản lý thị trường đã góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng không chỉ trên địa bàn tỉnh Điện Biên mà trên khắp cả nước.