4.5.1. Giải phápchung
* Nhóm giải pháp về chính sách.
+ Hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình.
+ Cần sự quy hoạch và có kế hoạch trong việc sử dụng đất. Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông, có những chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất.
dân vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại. Phần lớn người dân thiếu vốn sản xuất.
+ Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông.
+ Hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.
+ Nhà nước cần có những cơ chế quản lý thông thoáng để các thịtrường nông thôn phát triển, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được thuận tiện.
*Nhóm giải pháp về khoa học kĩthuật.
-Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thâm canh sản xuất, đẩy mạnh việc đưa cơ khí hoá vào sản xuất và các giống, cây con mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với địaphương.
-Bổ sung kinh phí cho sự nghiệp kinh tế nông lâm nghiệp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu chương trình đề án của ngành nông nghiệp đã xây dựng.
-Từng bước đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cơ sở và mẫu mã, bao bì hàng hoá.
-Mởcác điểm giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái và một số tỉnh, thành phố trong nước.
-Ứng dụng tin học để quản lý sản xuất và xúc tiến thương mại.
+ Trang thiết bị, lắp đặt một số máy tính có hoà mạng Internet cung cấp và khai thác thông tin thị trường.
+ Thiết lập trang giới thiệu quy trình sản xuất, chế biếntiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giúp khách hàng tiếp cận và xúc tiến các hoạt động thương mại.
*Nhóm giải pháp về thịtrường.
Tăngcường công tác nghiên cứumởrộngthịtrường tiêu thụ cung cấp thông tin giá cả là điềukiện cho các hộsảnxuấtđượcnhiềusảnphẩm có chấtlượngtốt, phù hợpvớiđối tượngtiêu dùng, đemlạihiệuquả cao trong sảnxuất.
- Sớm đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại thị trấn với quy mô phù hợp nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ.
- Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng.
Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng tiêu dùng, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
- Sớm đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại thị trấn với quy mô phù hợp nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ.
- Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng.
* Giải pháp vềgiống
- Với phương châm tranh thủ các điều kiện sẵn có của các cơ sở nghiên cứu khoa học về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, tập trung chủ yếu ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thịtrường.
- Đưa các giống ngô, khoai lang, lạc có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp trong vụđông để thay thế bộ giống cũ.
- Rút kinh nghiệm và phát huy hiệu quảđã đạt được của các mô hình trình diễn thâm canh kết hợp nhân giống tại chỗ.
Giải pháp về hệ thống giao thông
Thị trấn cần tập trung cao hơn nữa các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông trên địa bàn. Các tuyến đường liên xóm cần được xây dựng nhằm thuận lợi cho việc lưu thông cũng như trao đổi hàng hoá được thuận lợi.
- Xây dựng thêm hệ thống kênh mương nâng cấp công trình tưới tiêu cục bộđảm bảo tưới tiêu chủđộng cho toàn bộ diện tích canh tác lúa, màu của thị trấn. Cần tăng cường xây dựng mới các đập tràn.
4.5.2. Giải pháp cụ thể
4.5.2.1. Đất trồng cây hang năm
+Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, cần xây dựng thêm một số kênh mương, trạm bơm kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủđộng cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước cho đồng mộng, đồng thời cần thường xuyên nạo vét rác ởkênh mương. Đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp để nâng cao năng suất cây trồng.
+ Tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hànghóa.
+ Nhà nước cần có trợ cấp về giá giống, phân bón, các chính sách cho người dân ứng trước rồi trả sau. Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con như: kỹ thuật làm đất, bón phân, cải tạo đất như thế nào,...
+ Lựa chọn và phát triển các LUT có hiệu quả kinh thế cao như LUT 2 lúa - 1 màu ( lúa xuân - lúa mùa - rau), LUT 2 lúa (lúa xuân - lúa mùa), LUT 1 lúa - 1 màu (lạc - lúa mùa) vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân vừa cho hiệu quả kinh tế cao phù hợp với tập quán canh tác của địaphương.
4.5.2.2. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân về vốn đầu tư và chăm sóc nhất là thời kỳ thiết chế cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ngân sách huyện, tỉnh, trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả cây công nghiệp lâunăm.
Mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác... phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
Đa số đất trồng cây lâu năm của thị trấn là đất đồi nên độ mùn kém, đất nghèo dinh dưỡng cần phải bón thêm phân hữu cơ, vô cơ cho cây trồng. Ởđất đồi việc vận chuyển phân bón cho cây có nhiều khó khăn, giải pháp tích cực là trồng xen các cây họđậu, cây phân xanh để có nguồn nguyên liệu ủ tại chỗđể giải quyết nguồn phân hữu cơ cho cây.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, từ số liệu thu thập được của địa phương em rút ra một số kết luận sau:
1. Thị trấn Cổ Phúc là một thị trấn vùng cao với nền nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của nhân dân trên địa bàn. Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 429.87 ha, thị trấn có vịtrí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, sản xuất chưa đápứng được nhu cầu lao động tại địa phương.
2. Các loại sử dụng đất nông nghiệp chính của thị trấn:
+ Đối cây trồng hằng năm: Có 4 loại hình sử dụng đất: 2L, 2L – 1M, 1L – 1M, chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đối với cây trồng lâu năm: Có 1 loại hình sử dụng đất chính đó là cây chè. Đây là LUT cho hiệu quả kinh tế cao, đãvà đang được đầu tư, phát triển nhằm mục đích kinh tế.
3. Hiệu quả kinh tế - xã hội –môi trường:
Qua 5 loạisử dụng đất của thị trấn Cổ Phúccho chúng ta thấy: - Hiệu quả kinh tế tương đối cao ở LUT 2L – 1M.
- Hiệu quả xã hội của sủ dụng đất nông nghiệp thuộc mức trung bình - Hiệu quả môi trường tương đối tốt, có tác dụng che phủ đất, chống xói mòn.
4. Dựa trên kếtquảđánh giá hiệu quảsửdụngđất nông nghiệp,lựa chọn ra 5. Loạisửdụngđấtđai thích hợp và có triểnvọng cho thị trấn Cổ Phúc: - LUT1: 2L - 1M (lúa xuân – lúa mùa - rau): Có hiệu quả kinh tếcao nhưng chưađược áp dụng rộng rãi.
- LUT 2: 2L (lúa xuân - lúa mùa): có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu về lương thực, việc làm cho người dân đồng thời loại sử dụng đất này phù hợp với điều kiện đất đai.
- LUT 3: 1L - 1M (ngô xuân - lúa mùa, lạc – lúa mùa): cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu mùa vụđể nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt.
- LUT 4 chuyên màu bao gồm 4 kiểu sử dụng đất.
- LUT5:Cây công nghiệp lâu năm, cây chè đem lại hiệu quả kinh tế cao tăng độ che phủ bảo vệmôi trường.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái bền vững, thì thị trấn Cổ Phúc cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Do vậy, việc giúp người dân lựa chọnđượcphương thứcsảnxuất phù hợp trong điềukiện cụ thể của thị trấn, nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệpbền vững là việc làm hết sức quan trọng và cầnthiết.
5.2. Kiến nghị
+ Thị trấn nên triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và kinh tế xã hội của vùng.
+ Cần phải xác định tính phù hợp của các loại hình sử dụng đất để giải quyết các vấn đề sau:
- Việc lựa chọn các loại sử dụng đất tạo thành một hệ thống hợp lý, một lớp che phủ thực vật bảo vệ, có khả năng bồi dưỡng độ màu mỡ của đất,không gây xói mòn hoặc làm thoái hoá, không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Các loại sử dụng đất được lựa chọn thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Các loại sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, đưa lại thu nhập cao cho nhân dân.
- Các loại sử dụng đất phù hợp với kinh tế và điều kiện sản xuất của địa phương.
+ Để có những giải pháp thiết thực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững đất đai nông nghiệp trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, các công trình nghiên cứu tiếp theo cần đi sâu vào một số khía cạnh sau:
- Cần tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai nông nghiệp ở trên các vùng miền đại diện để có những tổng kết đánh giá và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai nông nghiệp ở tất cảcác địa phương trong toàn quốc.
- Cần đi sâu phân tích hiệu quả của mô hình sản xuất nông lâm kết hợp cũng như chủng loại
cây ăn quả, cây nông nghiệp nhằm lựa chọn và đề xuất được chủng loại cây trồng và các mô hình sử dụng đất hiệu quả nhất, có hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội và môi trường giúp địa phương phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần ổn định kinh tế xã hội và môi trường sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012-2020, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái nguyên.
2. Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong và Phạm Quang Khánh (1992), Đất đồng bằng sông Cửu Long, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Huỳnh Văn Chương (2011), Giáo trình đánh giá đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999, Giáo trình đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
5. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Quang Học (2000), Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh, Hà Nội, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2012), Bài giảng Đánh GiáĐất, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
8. Đặng Quang Phán (2010), Đánh giá tiềm năng, thực trạng sử dụng đất đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọvà đề xuất giải pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội.
9. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
11. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), Giáo trình Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Tài liệu tại UBND thị trấn Cổ Phúc (Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai thị trấn Cổ Phúc năm 2015).
14. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
15. FAOSTAT (2004), FAO Statistic Database.
16. FAO (1976), Aframwork for Land evaỉuation, FAO – Rome. 17. FAO (1994).
PHỤ LỤC 1
Bảng giá nguyên vật liệu, sản phẩm của thị trấn Cổ Phúc
STT Tên vật liệu Đơn giá (1000đ/kg)
1 Đạm 11.000 2 NPK 7.000 3 Kali 15.000 4 Thuốc BVTV 30.000 5 Sắn 25.000 6 Rau 25.000 7 Lạc 30.000 8 Đỗtương 30.000
PHỤ LỤC 2
Bảng chi phí sản xuất (đầu tư) của một số cây trồng chính ở thị trấn Cổ Phúc (đơn vị tính: 1 sào bắc bộ) Cây trồng Giống (1000đ) Đạm (kg) Lân (kg) Kali(kg) Phân chuồng (kg) Thuốc BVTV (1000đ) Công LĐ (ngày) Lúa xuân 70 5 18 5 180 30 7 Lúa mùa 80 5 18 6 200 30 8 Ngô xuân 101 10 20 6 200 6 Ngô hè thu 104 10 18 6 180 6 Lạc 102 10 8 6 180 6 Rau 35 3 55 5 200 25 5 Đậu tương 32 2,5 35 8 160 20 4 Chè 220 15 45 0 200 40 40
PHỤ LỤC 3
Bảng: Hiệu quả của một số cây trồng chính Cây trồng Năng suất
(tạ/ha) Sản lượng (kg) Giá bán (1000đ) Thành tiền (1000đ) Lúa xuân 58,3 5.830 7,1 41,250 Lúa mùa 59,7 5.970 7,3 43,567 Ngô xuân 40,5 4.050 5,7 23,145 Ngô hè thu 43,3 4.330 5,4 23,456 Lạc 20,2 2.020 17,1 34,587 Rau 50,7 5.070 7,9 40,350 Đậu tương 12,0 1.200 29,5 35,456 Chè 35,0 3.500 120,9 423,150
Số phiếu điều tra:……….. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ THỊ TRẤN CỔ PHÚC A. Thông tin cơ bản
Họ tên chủ hộ:……….Tuổi:…………..Nam/Nữ:……... Địa chỉ: Thôn ...TT.Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Loại hộ (Khá, trung bình, nghèo): ………..
Nghề nghiệp:………Dân tộc:………...
1. Nhân khẩu và lao động
Tổng số nhân khẩu:………..Người Sốnam:………Số nữ:……….
Sốlao động chính:………. Lao động nông nghiệp:…….. Sốlao động phụ:………….
2.Hiện trạng sử dụng đất đai
Tổng số thửa:... Diện tích: m2
B. Về hiệu quả kinh tế
3. Điều tra hiệu quả kinh tế sử dụng đất a. Hiệu quả sử dụng đất
Đầu tư cho 1 sào Bắc Bộ
b.Thu nhập từcây hàng năm Cây trồng Giống (1000đ) Đạm (kg) Kali (kg) Phân NPK (kg) Phân chuồng (Kg) Thuốc BVTV (1000đ) Lao động (công) Lúa xuân Lúa mùa Rau các lọai Lạc Đậu tương Ngô xuân Ngô đông Ngô Hè
Loại cây trồng Diện tích (sào) Năng suất (tạ/sào) Sản lượng (tạ) Giá bán (đồng/kg) Lúa xuân Lúa mùa Rau các loại Lạc Đậu tương Ngô xuân Ngô đồng Ngô Hè 4. Câu hỏi phỏng vấn
1. Gia đình có thuê thêm đất để sản xuất không?
2. Gia đình có áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất không?
3. Gia đình có vay vốn để sản xuất không ?
4. Tiểm năng của gia đình là gì?
ố ộng