Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
3.2.Thời gian tiến hành
- Thời gian tiến hành: 05/2018 Đến 9/2018
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá vềđiều kiện tự nhiên: Vịtrí địa lý,địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên nước ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai.
- Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
3.3.2.Đánh giá hiện trạng và hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Hiện trạng sử dụng đất nói chung - Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường
3.3.3 Lựa chọn và định hướng các loại sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả
cao.
3.3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại sử dụng
đất nông nghiệp trong tương lai.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp : Thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Cổ Phúc từ các phòng ban và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc từ các phòng ban chuyên môn của huyện Trấn Yên, UBND CổPhúc và các thôn trên địa bàn toàn thị trấn làm điểm nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu sơ cấp: Sử dụng bảng hỏi (phiếu điều tra nông hộ) để điều tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như chính xác của số liệu thu được. Số hộ nhân dân được lựa chọn theo loại hộgia đình với mức thu nhập khác nhau, để từ đó thấy được nguyên nhân tại sao lại có sự chênh lệch về mức thu nhập đó và từ đó đề suất các giải pháp thiết thực hơn, từ đó nâng cao mức thu nhập của người dân trên địa bàn thị trấn.
Thị trấn Cổ Phúc gồm 9 khu phốvà 5 thôn, trong đó chỉ có 5 thôn là sản xuất nông nghiệp tiến hành điều tra mỗi thôn 06 phiếu trên tổng số 30 phiếu.
3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả của các loại sử dụng đất
3.4.2.1. Hiệu quả kinh tế
-Tổng giá trị sản phẩm: (T) : T= p1.q2+ p2.q2 +... +Pn-qn Trongđó: + q: khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/sào/năm.
+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1 sào đất canh tác/ năm
+ N: là thu nhập thuần túy của 1 sào đất canh tác/ năm + Csx: Là chi phí sản xuất cho 1 sào đất canh tác/ năm -Hiệu quảđồng vốn (H): Hv = T/Csx
-Giá trị ngày công lao động : =N/Tổng số ngày công lao động/sào/năm.
3.4.2.2. Hiệu quả xã hội
-Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nônglâm). -Tỷ lệ giảm hộđóinghèo.
-Đời sống người lao động, cơ sở hạtầng.
-Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút laođộng. -Đảm bảo an ninh lươngthực.
-Sản phẩm tiêu thụ trên thịtrường.
3.4.2.3. Hiệu quảmôitrường - Tỷ lệ chephủ: + 10 - 12 tháng / năm là cao (***) + 6 - 7 tháng/ năm là trung bình (***) + 1 - 5 tháng / năm thấp (*) - Khả năng bảo vệ, cải tạođất: + 3 - 4 lần/ năm là cao (***) + 2 lần/ năm là trung bình (**) + 1 lần/ năm là thấp (*)
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật: + 3 - 4 lần/ vụ là cao (***)
+ 2 lần/ vụ là trung bình (**)
+ 1 lần/ vụ là thấp (*)
3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm microsoft office excel.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Yên, tỉnh Yên Bái
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường
4.1.1.1. Vịtrí địa lý
Thị trấn Cổ Phúc nằm ở trung tâm huyện Trấn Yên, với tổng diện tích tự nhiên 429,87 ha,ranh giới hành chính thị trấn được xác định như sau:
-Phía Nam giáp xã Nga Quán;
-Phía Đông giáp xã Minh Quán và xã Hoà Cuông; -Phía Bắc giáp xã Việt Thành;
-Phía Tây giáp xã Y Can.
Thị trấn CổPhúc được thành lập vào ngày 26 tháng 8 năm 1989 trên cơ sở một số phần lãnh thổ của các xã CổPhúc cũ, Minh Quán và Nga Quán.
4.1.1.2. Địa hình
Thị trấn Cổ Phúc chia cắt bởi suối Nậm Đông, địa hình nghiêng từ Tây sang Đông. Phía Tây có dãy núi Cổ Phúc tiếp đó là địa hình bằng phẳng vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò. Độ cao trung bình từ 200 – 250 m,độ dốc trung bình 30%.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Thị Trấn Cổ Phúc nằm trong vùng khí hậunhiệt đới gió mùa đặc trưng vùng Tây Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của địa hình.
-Nhiệt độ
+ Nhiệt độtrung bình năm: 22 – 24 0C
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 39 – 41 0C + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm : 1 – 2 0C
+Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10 – 12 giờ -Lượng Mưa
+ Lượng mưa trung bình năm: 1500 – 2200 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm
+ Lượng nước bốc hơi trung bình năm: 629 mm + Độẩm tương đối trung bình: 87%.
4.1.1.4 . Thuỷvăn
Do địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho thị trấn hệ thống sông ngòi dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễgây lũ quét ở các vùng ven sông suối. Hệ thống sông ngòi được hình thành từ 2 lưu vực chính: Lưu vực sông Hồng và vùng ngòi Hoa Quông. Ngoài ra thị trấn còn có hệ thống các ao hồ, ngòi và suối có lòng nhỏ hẹp, chiều dài ngắn, độ dốc lớn, mực nước thay đổi thất thường, dễgây lũ lụt và ngập úng vào mùa mưa.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên. a) Tài nguyên đất
Tài nguyên đất ở thị trấn về nguồn gốc phát sinh phân ra thành 2 hệđất chính, đó là hệđất phù sa do sông chảy bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi. Đất thung lũng ven sông chảy, ven hồ có khả năng trồng hoa màu, lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, gồm nhiều cánh đồng phì nhiêu, vựa lúa của thị trấn như thôn 1, thôn 2, thôn 5...
b)Tài nguyên nước
Chếđộ thủy văn của thị trấn khá phong phú nhờ hệ thống sông, suối phân bốđều, nguồn nước dồi dào phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt và nhiều ngành kinh tế quốc dân, có tiềm năng thủy lợi. Nguồn nước tự nhiên của thị trấn phong phú có 6,6% diện tích tự nhiên là mặt nước cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nghề thủy sản. Tuy nhiên về mùa mưa lũ, khi mưa lớn, đột
ngột thường xảy ra lũ cục bộvài nơi, gây trở ngại cho cuộc sống và sản xuất của địa phương.
c) Tài nguyên rừng
Trước đây, ở Cổ Phúc diện tích rừng tự nhiên khá rộng với nhiều loại gỗ quý như lát hoa, sến, táu, chò, chỉ,... và bạt ngàn tre nứa. Thú quý có hổ, gấu, lợn rừng, cầy hương, nai, hoẵng,.. Nhưng do phá rừng làm nương rẫy và khai thác khá ồạt, kéo dài dẫn đến diện tích đất rừng bị giảm mạnh. Một số loài thú quý không còn. Diện tích rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn 61,25 ha.
d)Tài nguyên nhân văn.
Thị trấn Cổ Phúc có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, có dân số là 6.303nhân khẩu. Có các dân tộc tày, nùng, dao, kinh. Cộng đồng các dân tộc trong thị trấn với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian vềcơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống văn hóa đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hóa của từng làng quê.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2018 thị trấn có tốc độ tăng trưởng kinh tế 6.8% đạt 88.3% kế
hoạch, tổng giá trị sản xuất 90 tỷ 113 triệu. Trong đó:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp: 40 tỷ 535 triệu, chiếm tỷ trọng 44.9%. - Nghành nghề dịch vụthương mại: 49 tỷ 578 triệu chiếm tỷ trọng 54.5%. - Bình quân lương thực đầu người: 270 kg/người/năm.
- Bình quân thu nhập giá trị: 11.400 nghìn/người/năm.
4.1.2.2.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tận dụng khả năng đất đai và nguồn lực lao động, làm cho năng lực sản xuất được tăng cường, kinh tế hộ từng bước phát triển.
+ Về trồng trọt: Tập trung chủ yếu vào 3 loại cây màu Lúa, Ngô, Đỗtương, sản xuất trong 3 vụ là vụ xuân, vụ mùa và vụ hè thu.
+ Vềchăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm trong những năm gần đây đều tăng ổn định.
- Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa có gì, chủ yếu là sản xuất nông cụ phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Khu vực kinh tế dịch vụ
Thương mại dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, có nhiều thành phần tham gia nhưng chủ yếu là hộ gia đình cá thể, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Hiện nay trên địa bàn thị trấn có khoảng 237 hộ kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ.
4.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
4.1.3.1.Dân số
Thị trấn Cổ Phúc có dân tộc: Tày, nùng, dao, kinh cùng sinh sống, mỗi dân tộc một phong tục tập quán khác nhau nhưng sống hòa đồng với nhau.
Phân bố dân cư: Tổng số nhân khẩu trong toàn thị trấn là 6.303 nhân khẩu với 1664 hộ, thị trấn có 14 tổ dân phố. Dân cư sống tập trung ở trung tâm thị trấn gồm 9 khu phố, còn lại rải rác xen lẫn ở 5 thôn. Mật độ dân số không đồng đều.
4.1.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Lao động của thị trấn chủ yếu vẫn là lao động nông lâm nghiệp. Thu nhập trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, các hộ nghèo đã nỗ lực vươn lên, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất do vậy thu nhập đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên phần lớn các hộ làm nông nghiệp thu nhập còn thấp đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Lao động trong độ tuổi của thị trấn hiện chiếm trên 45% dân số toàn thị trấn.
4.1.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Trung tâm thị trấn phân bố theo cụm khối có hình thái chuyển tiếp dần từ khu trung tâm ra vùng ngoại thị, nhưng vẫn có mặt hạn chế do địa hình bị chia cắt. Khu dân cư đô thị khu trung tâm có hình thái kiến trúc nhà chia lô, nhà ống. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn.
4.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.1.5.1. Hệ thông giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn thị trấn có:
+ Có tuyến tỉnh lộ 151, có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào cai chạy trên địa bàn là hệ thống giao thông chính nối thị trấn với các địa phương khác, mặt đường trải thảm nhựa, khảnăng lưu thông tốt.
+ Các tuyến đường trong các khu dân cư được tu bổthường xuyên đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại của người dân.
4.1.5.2. Thuỷ lợi
Có một số tuyến kênh mương đã được kiên cố hoá phục vụnước tưới cho sản xuất sản xuất nông nghiệp.
4.1.6. Giáo dục - đào tạo
Hệ thống giáo dục trên địa bàn thị trấn gồm: Trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông. Chất lượng dạy và học được duy trì, giữ vững danh hiệu 3 trường chuẩn Quốc Gia. Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình công tác.
4.1.7. Y tế
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều tiến bộ. Việc khám, điều trị bệnh được phối kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như: Chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em, tiêm chủng... Thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả tốt, tỷ lệtăng dân số tự nhiên giảm.
4.1.8. Văn hoá, thể dục thể thao
Đời sống văn hoá tinh thần người dân thị trấn ngày càng được nâng cao. Các phong trào hoạt động văn hoá văn nghệ được quan tâm. Các chương trình nghệ thuật quần chúng được tổ chức thường xuyên với hình thức đa dạng, phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trung tâm thị trấn là nơi diễn ra mọi hoạt động thể dục thể thao. Hàng năm thị trấn tổ chức các phong trào thể dục thể thao thu hút được nhiều người, nhiều đối tượng tham gia như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông,...
4.1.9. Năng lượng, bưu chính viễn thông
Hệ thống cung cấp điện trên toàn thị trấn được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh và đi vào ổn định, các công trình thường xuyên được tu bổ, nâng cấp nên đảm bảo đủnăng lực phục vụ nhu cầu về sử dụng điện cho sản xuất cũng như sinh hoạt.
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh, ở thị trấn có trung tâm bưu điện, số máy điện thoại cốđịnh tăng nhanh, nhu cầu thông tin liên lạc được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
4.1.10. Quốc phòng, an ninh
Công tác an ninh quốc phòng được chú trọng tăng cường và tiếp tục ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc tiếp tục được phát huy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Việc quản lý địa bàn, đối tượng, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm được tăng cường, bảo vệ tốt các ngày lễ, ngày tết. Xây dựng phát triển lực lượng dân quân tự vệđược tập chung chỉđạo. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, chất lượng ngày càng được nâng lên. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được đẩy mạnh.
4.1.11. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị trấn Cổ Phúc ảnh hưởng tới sử dụng đất. Cổ Phúc ảnh hưởng tới sử dụng đất.
- Thị trấn Cổ Phúc chia cắt bởi suối Nậm Đông, phía Tây có dãy núi Cổ Phúc tiếp đó là địa hình bằng phẳng vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò nên sẽ có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Đất đai tương đối màu mỡ, có khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp khác.
- Hệ thống giao thông và một số công trình hạ tầng khác tuy chất lượng chưa cao nhưng đã tương đối liên hoàn là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, phát triển kinh tế vùng miền.
- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhân dân trong thị trấn luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi sáng tạo trong lao động cũng như trong cuộc sống đó chính là tiền đềthúc đẩy sản suất phát triển.
- Hệ thống đường giao thông phát triển thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế của thị trấn, là nền tảng để nông sản của người dân được mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, thu hút lao động và tăng thêm thu nhập cho ngườidân.
* Khó khăn
- Tập đoàn cây rừng và động vật rừng nghèo nên sản xuất thu được không cao, rừng chưađược chăm sóc đúng mức nên hiệu quả kinh tế còn thấp.