Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môitrường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn cổ phúc, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 35 - 37)

4.1.1.1. Vịtrí địa lý

Thị trấn Cổ Phúc nằm ở trung tâm huyện Trấn Yên, với tổng diện tích tự nhiên 429,87 ha,ranh giới hành chính thị trấn được xác định như sau:

-Phía Nam giáp xã Nga Quán;

-Phía Đông giáp xã Minh Quán và xã Hoà Cuông; -Phía Bắc giáp xã Việt Thành;

-Phía Tây giáp xã Y Can.

Thị trấn CổPhúc được thành lập vào ngày 26 tháng 8 năm 1989 trên cơ sở một số phần lãnh thổ của các xã CổPhúc cũ, Minh Quán và Nga Quán.

4.1.1.2. Địa hình

Thị trấn Cổ Phúc chia cắt bởi suối Nậm Đông, địa hình nghiêng từ Tây sang Đông. Phía Tây có dãy núi Cổ Phúc tiếp đó là địa hình bằng phẳng vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò. Độ cao trung bình từ 200 – 250 m,độ dốc trung bình 30%.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Thị Trấn Cổ Phúc nằm trong vùng khí hậunhiệt đới gió mùa đặc trưng vùng Tây Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của địa hình.

-Nhiệt độ

+ Nhiệt độtrung bình năm: 22 – 24 0C

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 39 – 41 0C + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm : 1 – 2 0C

+Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10 – 12 giờ -Lượng Mưa

+ Lượng mưa trung bình năm: 1500 – 2200 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm

+ Lượng nước bốc hơi trung bình năm: 629 mm + Độẩm tương đối trung bình: 87%.

4.1.1.4 . Thuỷvăn

Do địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho thị trấn hệ thống sông ngòi dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễgây lũ quét ở các vùng ven sông suối. Hệ thống sông ngòi được hình thành từ 2 lưu vực chính: Lưu vực sông Hồng và vùng ngòi Hoa Quông. Ngoài ra thị trấn còn có hệ thống các ao hồ, ngòi và suối có lòng nhỏ hẹp, chiều dài ngắn, độ dốc lớn, mực nước thay đổi thất thường, dễgây lũ lụt và ngập úng vào mùa mưa.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên. a) Tài nguyên đất

Tài nguyên đất ở thị trấn về nguồn gốc phát sinh phân ra thành 2 hệđất chính, đó là hệđất phù sa do sông chảy bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi. Đất thung lũng ven sông chảy, ven hồ có khả năng trồng hoa màu, lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, gồm nhiều cánh đồng phì nhiêu, vựa lúa của thị trấn như thôn 1, thôn 2, thôn 5...

b)Tài nguyên nước

Chếđộ thủy văn của thị trấn khá phong phú nhờ hệ thống sông, suối phân bốđều, nguồn nước dồi dào phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt và nhiều ngành kinh tế quốc dân, có tiềm năng thủy lợi. Nguồn nước tự nhiên của thị trấn phong phú có 6,6% diện tích tự nhiên là mặt nước cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nghề thủy sản. Tuy nhiên về mùa mưa lũ, khi mưa lớn, đột

ngột thường xảy ra lũ cục bộvài nơi, gây trở ngại cho cuộc sống và sản xuất của địa phương.

c) Tài nguyên rừng

Trước đây, ở Cổ Phúc diện tích rừng tự nhiên khá rộng với nhiều loại gỗ quý như lát hoa, sến, táu, chò, chỉ,... và bạt ngàn tre nứa. Thú quý có hổ, gấu, lợn rừng, cầy hương, nai, hoẵng,.. Nhưng do phá rừng làm nương rẫy và khai thác khá ồạt, kéo dài dẫn đến diện tích đất rừng bị giảm mạnh. Một số loài thú quý không còn. Diện tích rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn 61,25 ha.

d)Tài nguyên nhân văn.

Thị trấn Cổ Phúc có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, có dân số là 6.303nhân khẩu. Có các dân tộc tày, nùng, dao, kinh. Cộng đồng các dân tộc trong thị trấn với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian vềcơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống văn hóa đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hóa của từng làng quê.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn cổ phúc, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)