Định hướng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường đại học cao đẳng tại hà nội (Trang 52 - 53)

7. Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại

2.2.1.Định hướng phát triển kinh tế

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững. Thu nhập bình quân theo đầu người trong 10 năm qua tăng liên tục từ 337 USD năm 1997 đã lên đến 823 USD năm 2007. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Mặc dù có những bước tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở thứ hạng dưới so với nhiều nước trên thế giới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa còn trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ.

Nhờ sự phát triển kinh tế, kinh phí dành cho phát triển xây dựng KTX cũng tăng lên, chất lượng KTX cũng được cải thiện. Tuy nhiên, với sự gia tăng khối lượng sinh viên trong các thành phố thì khả năng đáp ứng của KTX sinh viên bị quá tải. Không gian sinh hoạt hạn hẹp, quỹ đất ít, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các dự án KTX sinh viên. Do vậy yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này là phải có sự phát triển mạnh mẽ và hợp lý việc xây dựng KTX sinh viên để theo kịp sự phát triển của nhu của sinh viên nói riêng, của xã hội nói chung.(Hình 2.4)

Hình 2. 3. Ảnh hưởng của kinh tếđến Thiết kế KTX sinh viên.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc ký túc xá sinh viên các trường đại học cao đẳng tại hà nội (Trang 52 - 53)