7. Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại
3.2.5. Tổ chức cảnh quan
Theo Tiêu chuẩn thiết kế trường Đại học TCVN: 3981- 1985, diện tích vườn hoa, cây xanh chiếm khoảng 40% diện tích toàn bộ khu trường. Diện tích này cũng bao gồm cả diện tích sân chơi, các không gian trống.
3.2.5.1. Cây xanh:
Cây xanh có vai trò rất quan trọng trong không gian ký túc xá sinh viên theo xu hướng nhà ở bên vững như: (Hình 3.4)
Hình 3. 4. Vai trò của cây xanh trong ký túc xá sinh viên.
- Tạo cảnh quan đẹp: Hệ thống bãi cỏ, cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh kết hợp với hệ thống đường dạo, mặt nước một cách hợp lý sẽ có tác dụng: làm tăng giá trị thẩm mỹ các công trình; tạo khôn gian nghỉ ngơi, thư giãn xanh, sạch đẹp cho SV. - Tạo môi trường vi khí hậu trong lành: trồng nhiều cây xanh, thiết kế vườn trên mái, sử dụng cây xanh làm giàn che nắng, giảm BXMT chiếu lên kết cấu che nắng, đưa cây xanh vào các không gian thông tầng, trống tầng, sân trong, l i sinh thái… Không chỉ làm đẹp cho mà còn có tác dụng điều hòa không khí, tạo môi trường vi khí hậu trong lành, giúp người sử dụng công trình cảm thấy gần gũi với thiên nhiên. - Làm sinh động không gian kiến trúc: Cây xanh góp phần làm sinh động cho cả không gian mặt đứng và mặt bằng của công trình.
- Bố trí dạng tuyến: dạng này hay sử dụng ở tuyến giao thông, sân bãi, chủ yếu là cây bóng mát, ngoài ra ở khu vực hành lang ngăn cách các luồng giao thông có thể trồng cây bụi kết hợp thảm cỏ, có tác dụng trang trí, giảm nhiệt.
- Bố trí dạng cụm: Cây xanh được trồng khu vực gần công trình, cây trồng được bố trí đan xen các loại cây với nhau từ thấp tầng đến cao tầng, tạo thành một cụm liên kết.
- Bố trí dạng điểm: Không gian được trồng ở những không gian lớn như vườn hoa, khủ nghỉ ngoài trời, cây có tán to, ngoài việc cho bóng mát còn tạo điểm nhấn không gian ngoài trời.
- Bố trí hỗn hợp: Thường được bố trí ở khu vực nghỉ ngơi ngoài trời, đây là loại hình bố trí cây xanh theo kiểu tự nhiên, ngoài tính đa dạng về tầng cao, cần trồng cây đa dạng về màu sắc, hình dáng phù hợp với nhiều độ tuổi.
Hình 3. 5. Bố trí cây xanh
Hình 3. 7. Cây xanh mặt nước nhà cao tầng.
Hình 3. 8. Cây xanh kết hợp mặt nước.
Hình 3. 9. Kiến trúc nhỏ.
3.2.5.2. Mặt nước:
Bên cạnh cây xanh, mặt nước là nhân tố vô cùng quan trọng giúp điều hòa không khí và làm đẹp cảnh quan. Qúa trình bốc hơi của bề mặt nước, hệ thống thảm thực vật sẽ sinh ra nhiệt ẩm và hơi nước có tác dụng làm giảm nhiệt độ của không
khí trong môi trường, có tác dụng nâng cao chất lượng, độ trong sạch của không khí do khảnăng diệt khuẩn và giữ bụi.(Hình 3.6)
Các mặt nước lớn có tác dụng giảm nhiệt độ không khí mùa hè từ 2-4 C, tăng độ ẩm tương đối từ 5- 12%. Tại các đô thị có mật độ xây dựng cao, vận tốc gió thường nhỏ, khi xuất hiện mặt nước rộng sẽ cho phép tăng cường vận tốc gió ở tầng thấp, gió sau khi thổi qua hồ sẽ trở nên mát hơn.
Cách bố trí:
- Nhà cao tầng nên bố trí gần các hồ nước.(Hình 3.7) - Nên bố trí mặt nước phía đầu hướng gió chính. - Mặt nước nên kết hợp với khu cây xanh. (Hình 3.8)
3.2.5.3. Kiến trúc nhỏ: (Hình 3.9)
Kiến trúc nhỏ trong KTX gồm chòi hóng mát, chỗ để xe, dàn hoa, bể nước, vòi phun, hàng rào, bảng thông tin, cột cờ, ghế đá, đèn trang trí, phù điêu, tượng,... Kiến trúc này thường đa dạng về hình khối, kích thước, màu sắc, mỗi kiến trúc có đặc trưng riêng. Đây cũng là một yếu tố cần thiết kết hợp cùng cây xanh, mặt nước, tạo nên cảnh quan phong phú cho không gian trống.