7. Kết quả đạt được và vấn đề tồn tại
3.3.5. Giải pháp thiết kế KTX theo xu hướng nhà ở bền vững
Hình thức kiến trúc của KTX cần đi theo hướng tạo tiện nghi sống, môi trường sống tốt và thân thiện với môi trường, theo xu hướng nhà ở bên vững là hướng đi cần quan tâm trong thiết kế KTX. (Hình 3.36)
Hình 3. 36. Sơ đồKTX theo xu hướng nhà ở bền vững.
3.3.5.1. Thích ứng khí hậu:
- Cách nhiệt: Các bộ phận che bên ngoài nhà bao gồm tường, mái, hệ thống cửa
sổ và cửa đi. Vỏ nhà lọc nhiệt của BXMT, gió, bụi và tiếng ồn. Đồng thời giải quyết mỹ quan mặt đứng của tòa nhà. Trong nhà, tường ngoài là bộ phận chịu tác động
của Bức xạ mặt trời lớn nhất. Ở vĩ độ của Hà Nội thì tất cả các hướng đều phải hứng nhiều Bức xạ mặt trời, hướng Tây luôn là bất lợi nhất, liên quan đến thời gian nhận Bức xạ mặt trời nhiều hơn vào buổi nhiều, thời gian nóng nhất ngày. (Hình 3. 37 )
Hình 3. 37. Tác động của khí hậu đến công trình
+ Tường cách nhiệt, tường hai lớp: Tường cách nhiệt như một lớp kết cấu vỏ ngoài mỏng, nhẹ cách ly với lớp trong) bằng một lớp không khí mỏng, được thông thoáng. Mặt ngoài của nó cũng có khả năng nhận bức xạ mặt trời nhỏ và có hệ số bức xạ nhiệt lớn để nhanh nguội. Vật liệu của nó có thể bằng các chế phẩm hữu cơ, chất dẻo, có thể bằng kim loại, vật liệu 3D. (Hình 3.38 – Hình 3.39)
+ Che nắng vào tạo bóng: Che nắng là che bức xạ mặt trời trực tiếp chiếu vào nhà qua cửa lấy sáng. Tạo bóng là tạo ra trên các mặt đứng của nhà những mảng tối, nhằm giảm cường độ BXMT trực tiếp chiếu lên tường nhà. Cả hai giải pháp này đều có hiểu quả cao về năng lượng cho công trình. Tùy hướng để chọn kết cấu che nắng hợp lý cho công trình. (Hình 3.40)
Hình 3. 38. Tường hai lớp. Hình 3. 39. Hiệu quả cách nhiệt của tường hai lớp
+ Ngói đất sét: Ngói đất sét được làm bằng đất sét tự nhiên và gạch, dễ tái chế và thân thiện với môi trường. Các tấm ngói bị vỡ có thể được tái chế thành tấm. Đây là một vật liệu xây dựng tự nhiên để xây dựng các tòa nhà sinh thái thân thiện.
Vật liệu để làm kết cấu che nắng ngày nay rất đa dạng, ngoài bê tông, gỗ như trước đây còn có kim loại, nhựa composit và cả bằng kính (kính dán nhiều lớp, kính hút nhiệt và kính phản quang) không chỉ có hiệu quả cao về nhiệt mà còn giảm vẻ nặng nề của công trình, sử dụng lam che nắng có tác dụng tránh BXMT, làm đẹp cho công trình. Che nắng không nhất thiết chỉ sử dụng các cấu tạo che nắng, mà có thể sử dụng các bộ phận, cấu kiện kiến trúc lớn hoặc nhỏ: các ban công, hiên, hốc
Hình 3. 40. Chọn kết cấu che nắng theo
nhà, bồn cây, dàn cây, phận chí là phần để trống của một tầng nhà, và nhờ bố trí hình khối mặt bằng và không gian công trình để tạo ra những mảng sáng tối trên các mặt đứng chính. Hình Lựa chọn hình dạng kết cấu che nắng cho cửa sổ theo các hướng. (Hình 3.41 - Hình 3.42)
Hình 3. 42. Lan che nắng trong công trình kiến trúc.
3.3.5.2. Thông gió tự nhiên:
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Thông gió tự nhiên có ý nghĩa hết sức quan trọng và nhiều lợi ích: làm sạch không khí, chống ẩm mốc và giảm nhiệt trong nhà. Nhờ thông gió tự nhiên, mà nhu cầu sử dụng các thiết bị làm giảm nhiệt ít sử dụng, góp phần tiết kiệm năng lượng và chi phí. Các giải pháp thông gió tự nhiên:
+ Thông gió mặt bằng: Tổ hợp công trình theo giải pháp sole, hoặc bố trí cây trồng tán lớn theo dãy tạo đường dẫn gió cho công trình. Khối công trình khi tổ hợp cầm sắp xếp khối thấp ở đầu hướng gió để các khối sau được đón gió hoặc phải tuân thủ khoảng cách và chiều cao tòa nhà theo yêu tiêu chuẩn. (Hình 3.43)
Hình 3. 43. Thông mặt bằng công trình.
+ Thông gió theo phương đứng (lõi sinh thái) phù hợp với những tòa nhà có tháp hoặc chiều cao tương đối lớn, được bố trí sân trong làm đường dẫn gió thoát ra ngoài theo phương đứng của công trình. (Hình 3.44)
Hình 3. 44. Thông gió theo phương đứng.
3.3.5.3. Thân thiện với môi trường:
Trồng cây xanh, tạo mới hoặc sử dụng mặt nước tự nhiên, chọn vật liệu tự nhiên. Chọn hướng cửa sổ để các phòng được chiếu sáng thông thoáng, làm vườn trên mái, trên tầng tạo không gian xanh. Nên sử dụng cây xanh, cây leo, kết cấu để che nắng và tạo bóng cho vỏ nhà. Hiệu quả của chúng không chỉ về mặt nhiệt và khí hậu, sự lồi lõm, không bằng phẳng cửa mặt nhà, sự có mặt của hốc tường, hiên, ban công… đều có tác dụng giảm bớt trực xạ của mặt trời truyền vào nhà. (Hình 3.45)
Hình 3. 45. Cây xanh trên tường nhà, mái nhà.
3.3.5.4. Hiệu quả vềnăng lượng:
Nên tận dụng chiếu sáng tự nhiên: Ánh sáng tự nhiên mang lại nguồn sáng, nguồn năng lượng phong phú và đa dạng, ánh sáng tự nhiên có lợi cho sức khỏe con người và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, nên sử dụng thiết bị năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thiết kế thông gió tự nhiên, tận dụng nhiệt độ môi trường xung quanh, tránh mất hoặc nhận nhiệt qua vật liệu bao che.(Hình 3.46)
Hình 3. 46. Ánh sáng tự nhiên trong nhà
3.3.5.5. Phù hợp với sinh lý người sử dụng:
Môi trường KTX là môi trường du nhập nhiều nền văn hóa, nhiều tính cách có cả tốt và chưa tốt, để tạo điều kiện cho sinh viên được học hỏi giao lưu tri thức, văn hóa, có kinh nghiệm sống và tính tập thể trong môi trường học tập, ngoài ra đây là nơi sinh viên bắt đầu cuộc sống tự lập, họ cần trang bị kiến thức cơ bản, giao tiếp xã hội, học cách làm người ở những bạn bè xung quanh mình. Chính vì vậy, thiết kế không gian KTX phù hợp với điều kiện sống của sinh viên là vấn đề cần được nghiên cứu và nên chú trọng để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của sinh viên.