Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Konigberg, trong một gia đình thợ thủ công không mấy giàu có, gốc Scotland tại Koniberg - một thành phố thuộc vùng đông bắc nước Phổ, nay là Kaleningnad. Năm 1740, I.Kant học triết tại trường Đại học tổng hợp Konigsberg. Tại đây, Kant có dịp làm quen với cơ học, thiên văn học, toán học của các nhà khoa học nội tiếng đương thời như Niuton, Đề các tơ, Lép nít, Wolff và tư tưởng chính trị của các nhà khai sáng Pháp. Ông nghiên cứu kỹ năng và các hệ thống triết học của tiền nhân. Ông đặc biệt quan tâm tới các nhà triết học Anh như Lốccơ và Hium. Ông tìm hiểu hệ thống triết học Lép nít và nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Vônphơ . Những tư tưởng của các triết gia này có ảnh hưởng sâu sắc trong hệ thống của triết học của ông sau này.
Năm 1746 Kant tốt nghiệp loại xuất sắc với luận văn: “Những suy nghĩ về sự đánh giá đúng đắn của lực sống”. Trong đó, ông đã trình bày nguyên tắc sống của mình : “ Đối với chúng ta điều đáng quý nhất không phải là đi theo lối mòn đã có , mà phải biết đi theo con đường mà loài người cần đi” [19,24]. Suốt đời I.Kant đã sống theo nguyên tắc đó và ông đã khá thành công trong sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, Kant phải làm gia sư cho các gia đình quý tộc ở ngoại ô 10 năm . Đây là khoảng thời gian quý giá để ông tích lũy kiến thức cho sự nghiệp khoa học sau này.
Sau tốt nghiệp, trong vòng 10 năm Kant đã làm gia sư tại nhà. Việc làm này đã tạo điều kiện vật chất cho Kant tiến hành nghiên cứu triết học. Năm 1755, Kant bảo vệ thành công luận án về các nguyên tắc của nhận thức siêu hình học và đã nhận được danh hiệu phó giáo sư. Nhưng phải đến năm 1770 , khi đã 46 tuổi , Kant mới được bổ nhiệm làm giáo sư logic học và siêu hình học của trường Đại học Tổng hợp Konisgberg. Ở thời kì này , ông đã hoàn thành các tác phẩm triết học cơ bản trong sự nghiệp sáng tạo của mình. Kant
22
đã để lại cho nhân loại một hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc . Đầu tiên triết học của ông gắn với khoa học tự nhiên và sau đó càng ngày càng quan tâm tới những vấn đề con người, tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến đó là Phê phán lý tính thuần túy.
Năm 1797 Kant về nghỉ hưu để có thời gian dành cho việc hoàn thành các dự án khoa học của mình. Trong sự nghiệp khoa học, Kant là người gặt hái nhiều thành công: năm 1786 ông được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Phổ tại Béclin; năm 1794, ông trở thành Viện sỹ danh dự Viện hàn lâm Khoa học Saint Peterburg; năm 1798 cả hai Viện hàn lâm khoa học Italia và Paris đều bầu ông làm viện sỹ của mình.
Ngày 12 tháng 2 năm 1804, Kant trút hơi thở cuối cùng với nụ cười trên môi và câu nói “Thế là tốt rồi” ông mất ở tuổi 80 khi đang viết dở tác phẩm khác.
Mặc dù ông ra đi nhưng ông đã để lại cho thế giới công trình tác phẩm đồ sộ với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như : Phê phán lý tính thuần túy (1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788), Phê phán năng lực phán đoán (1790),… ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm triết học khác có giá trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nền triết học thế giới nói chung.
Triết học Kant được chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ tiền phê phán và thời kỳ phê phán :
Thời kỳ tiền phê phán (1745-1769), Kant chủ yếu nghiên cứu vấn đề toán học, cơ học, thiên văn học. Bên cạnh những quan niệm duy vật thời kỳ này tư tưởng của ông còn xuất hiện sự bế tắc trong việc tìm kiếm và giải quyết vấn đề triết học. Lối thoát cho sự bế tắc này được ông giải quyết trong “thời kỳ phê phán”
Thời kỳ phê phán (1770-1804) nếu trước đây ông lại cho rằng con người không nhận thức được thế giới, thì bây giờ ông lại cho rằng con người không nhận thức được thế giới – bất khả chi, trước đây ông đề cao trí tuệ thì nay ông lại đề cao tín ngưỡng. Kant phủ nhận khả năng nhận thức bản chất sự sống, ông cho rằng thực thể và tinh thần, hiện thực và tư tưởng là hai lĩnh vực hoàn
23
toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau. Từ đó, Kant hoài nghi khả năng nhận thức thế giới nói chung của con người. Với phương châm ,thời đại chúng ta là thời đại phê phán đích thực mà mọi thứ đều phải phục tùng, Kant đề ra nhiệm vụ cho triết học của mình là phê phán hệ thống siêu hình học cũ, đặt ngược lại một số vấn đề mà môn khoa học này tưởng như đã giải quyết xong, Kant tập trung toàn bộ sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc đời ông đặt ra cho mình là xây dựng một hệ thống triết học mới .
24
Chương 2 . Nội dung cơ bản quan niệm của Kant về tự do 2.1. Khái niệm của I. Kant về tự do
Immanuel Kant là đại diện tiêu biểu của nền triết học phương Tây cận đại , trong một bài tiểu luận có tiêu đề Lý thuyết và Thực hành, Kant đưa ra một cái nhìn tổng quan về lý thuyết chính trị của mình. Khi một nhà nước dân sự đã được thành lập để bảo đảm các quyền của chúng tôi, ông nói : “Không ai có thể ép buộc tôi hạnh phúc theo quan niệm của anh ấy về phúc lợi của người khác, vì mỗi người có thể tìm kiếm hạnh phúc của mình theo bất cứ cách nào anh ấy thấy phù hợp, miễn là anh ấy không xâm phạm quyền tự do của người khác để theo đuổi một kết cục tương tự. có thể được hòa giải với sự tự do của mọi người khác trong một luật khả thi chung - tức là anh ta phải đồng ý với người khác quyền như anh ta thích.”. Ông tán thành luật tự do bình đẳng, rằng mọi người nên có quyền tự do tối đa để theo đuổi hạnh phúc phù hợp với tự do của mọi người khác, hoặc điều mà một số người theo chủ nghĩa tự do đã gọi là Nguyên tắc Không xâm phạm. Nguyên tắc này được áp dụng theo chính phủ, không chỉ trong trạng thái tự nhiên.
Tự do trong triết học của Kant không có nghĩa đơn thuần như chúng ta hiểu hằng ngày là “thích làm gì thì làm”, hoặc trạng thái có được khi không bị kẻ khác giam cầm (thân thể). Tự do, theo Kant, là tự do của ý chí, và tự do này là tự do trong những quy luật đạo đức và tự do thực hiện các quy luật đạo đức, hay nói khác hơn tự do là đạo đức. Ý chí tự do là những ý chí có thể được quy định độc lập với những xung động cảm tính, tức chỉ từ những động cơ của lý tính.
“Tự do là một ý niệm thuần tuý siêu nghiệm”. Tự do không chứađựng một cái gì vay mượn từ kinh nghiệm cả, và đối tượng của nó không thể mang lại một cách xác định trong bất kì kinh nghiệm nào.
Tự do phải dựa trên ý niệm thuần tuý siêu nghiệm, như vậy, khi hoạch định những phạm trù của tự do thì chúng ta phải chứng minh được sựđúng đắn của ý niệm siêu nghiệm này. Tự do, là tự do của ý chí, nghĩa là khi thực hành, ý chí không bị thúc bách bởi những xung đột của cảm năng gây ra. Ý chí nếu
25
khi thực hành mà đơn thuần còn bị những cảm năng này thúc bách thì ý chí này bị gọi là thú tính (bản năng). Và hiển nhiên, ý chí con người vẫn là dựa trên cảm năng nhưng nó không là ý chí cảm năng đơn thuần mà là tự do, nghĩa là những cảm năng đó không thể bắt buộc con người phải tuân theo, trái lại, con người có khả năng tự quyết định, độc lập với những thúc bách của cảm năng. Tự do, với ý nghĩa này, là tự do siêu nghiệm. Nếu ý niệm tự do tự nhiên (theo bản năng) chiếm lĩnh thì ý niệm tự do siêu nghiệm sẽ bị triệt tiêu, khi ấy, tự do thực hành (đạo đức) cũng bị triệt tiêu.
Thực hành (đạo đức) là tất cả những gì đạt được bằng tự do của ý chí. Nhưng nếu ý chí này là thường nghiệm (kinh nghiệm mang sẵn những ý niệm về mục đích đạt hạnh phúc…) thì nó không thể là thuần tuý thực hành mà vẫn nằm trong vòng kiềm toả của giác quan và cảm năng khuyến khích thực hiện. Đây hoàn toàn không phải là mục đích của quy luật thực hành (đạo đức) – mục tiêu tối hậu – trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm gì?”.
Vậy thì, điều gì sẽ đặt cơ sở cho ý chí để nó là một ý chí tự do? Đó là quy luật đơn thuần (không phải quy luật nhân – quả tất yếu đã được kinh nghiệm) của các châm ngôn. Vì dựa vào quy luật này, ý chí sẽ hoạt độngđộc lập, không bị chi phối bởi bất kì quy luật nào khác. Một sự độc lập như thế là sự tự do chặt chẽ, hoàn hảo và là siêu nghiệm. Thực hành (đạo đức) là tất cả những gì đạt được bằng tự do của ý chí. Nhưng nếu ý chí này là thường nghiệm (kinh nghiệm mang sẵn những ý niệm về mục đích đạt hạnh phúc…) thì nó không thể là thuần tuý thực hành mà vẫn nằm trong vòng kiềm toả của giác quan và cảm năng khuyến khích thực hiện. Đây hoàn toàn không phải là mục đích của quy luật thực hành (đạo đức) – mục tiêu tối hậu –trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm gì?”.
Vậy thì, điều gì sẽ đặt cơ sở cho ý chí để nó là một ý chí tự do? Đó là quy luật đơn thuần (không phải quy luật nhân – quả tất yếu đã được kinh nghiệm) của các châm ngôn. Vì dựa vào quy luật này, ý chí sẽ hoạt độngđộc lập, không bị chi phối bởi bất kì quy luật nào khác. Một sự độc lập như thế là sự tự do chặt chẽ, hoàn hảo và là siêu nghiệm
26
2.2. Quan niệm của I.Kant về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu
Kant gọi những quy luật của sự vật đang tồn tại là những “quy luật của Tự nhiên”, còn gọi những quy luật của “Cái Phải” là “những quy luật của Tự do” . Nghe thì có thấy đây là hai quy luật nghịch lý vì ta thường quen hình dung rằng đã là quy luật thì còn gì là tự do! Kant thì cho rằng chính trong yêu sách về cái Phải là, ta mới nhận ra sự tự do đích thực. Vậy, tất cả tùy thuộc vào việc hiểu “Tự do” như thế nào, và có thể nói, cách hiểu về tự do của Kant là chìa khóa để hiểu đạo đức học của ông, thậm chí, để hiểu toàn bộ triết học Kant.
Kant đã đưa ra một định nghĩa về Tự do: “Tự do theo nghĩa thực hành là sự độc lập của ý chí trước sự cưỡng chế do các xung động của cảm năng gây ra […] Tự do thực hành giả định tiên quyết rằng, dù một điều gì đó không xảy ra, nhưng nó phải được xảy ra, và vì thế, nguyên nhân của nó ở trong thế giới hiện tượng không phải có tính quy định nghiêm ngặt đến nỗi trong ý chí chúng ta không có một tính nhân quả nào tạo ra được một cái gì độc lập với những nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi ngược lại sức mạnh và ảnh hưởng của tự nhiên, tức bị quy định bên trong trật tự thời gian theo những quy luật thường nghiệm, do đó không thể hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện” Rõ ràng mô hình về Tự do ý chí không thểtương hợp với nguyên tắc nhân quả, tức với nguyên tắc rằng tất cả những gì xảy ra đều “ở trong trình tự thời gian [trước/sau] theo những định luật thường nghiệm”. Trong khuôn khổ đó, không có chỗ cho Tự do ý chí. Như thế, quan niệm về Tự do thực hành phải tiền giả định một khả thể khác về nguyên tắc: khả thể của một nguyên nhân mà bản thân không phải là kết quả của một nguyên nhân thường nghiệm. Kant gọi khả thểnày là “sự Tự do siêu nghiệm” (transzendentale Freiheit).
Ta biết rằng đây vốn là một vấn đề thuộc vũ trụ luận cổ truyền. Năng lực “hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi những sự kiện” là điều mà lý tính phải tất yếu lấy làm định đềkhi suy tưởng về vũ trụxét như cái toàn bộ. Nếu lý tính dựa theo nguyên tắc nhân quả sẽ tạo ra một trong các Nghịch lý (Antinomie) làm cho khả thể của một môn Siêu hình học thuần lý trở nên khả nghi. Nghịch
27
lý ấy như sau : Chính đề: tính nhân quả theo những định luật của Tự nhiên không phải là cái duy nhất để từ đó giải thích được những hiện tượng trong thế giới. Tất yếu phải giả định thêm một tính nhân quả từ Tự do để giải thích những hiện tượng này.
Phản đề: không có Tự do, trái lại, tất cả những gì xảy ra trong thế giới đều chỉ tuân theo những định luật của Tự nhiên.
Cả hai lập trường đều có lý lẽ vững chắc: nếu không có nguyên nhân đầu tiên, tự do ắt chuỗi nguyên nhân sẽ đi đến vô tận, khiến mọi việc diễn ra đều không có một “nguyên nhân được xác định một cách đủ tiên nghiệm” vốn là đòi hỏi của bản thân nguyên tắc nhân quả. Nhưng ngược lại, nếu cho phép tồn tại sự Tự do siêu nghiệm dù chỉ trong một trường hợp duy nhất thì cũng tức là phá hủy giá trị hiệu lực của nguyên tắc nhân quả và qua đó, đe dọa đến khả thể của khoa học nói chung. Vậy có thể thấy Tự nhiên và Tự do siêu nghiệm khác nhau như giữa tính hợp quy luật và tính vô quy luật
Theo Kant, lối thoát duy nhất ra khỏi thế lưỡng nan này là phải quay lại với sự phân biệt giữa Vật-tự thân và hiện tượng. “Nếu những hiện tượng đều là Vật-tự thân cả thì Tự do là không thể cứu vãn được” , vì nguyên tắc nhân quả có giá trị trong thế giới hiện tượng một cách không có ngoại lệ. Song, chí ít vẫn còn có một khả năng đểsuy tưởng rằng sự Tự do siêu nghiệm –đơn thuần như một “vật-tư tưởng" [sản phẩm của đầu óc] – vẫn thuộc về thế giới của những Vật-tự thân, thế thì ta không vấp phải sự tự-mâu thuẫn. Cách giải quyết hết sức khó khăn đối với Nghịch lý trên đây khi cho rằng cả chính đề lẫn phản đề đều “có thể cùng đúng” xét trên hai bình diện khác nhau được Kant cố gắng áp dụng vào lĩnh vực thực hành: tính cách lưỡng diện của chủ thể trong hành vi tự do. Ông định nghĩa một cách khá rắc rối rằng: cái gì nơi một đối tượng của giác quan mà bản thân không phải là hiện tượng thì gọi là “khả niệm” (intelligible) [khả niệm: chỉ có thể suy tưởng chứ không thể trực quan] . Theo đó, tuy ta phải gán “tính cách thường nghiệm” cho bất kỳ chủ thể hành động nào ở trong thế giới cảm tính, nghĩa là xét hành vi của họnhư hoàn toàn thuộc về mối quan hệ Tự nhiên hợp quy luật, nhưng đồng thời vẫn còn có khả thể là quy cho chủ thể
28
hành động ấy một “tính cách khả niệm”, qua đó chủ thể là nguyên nhân của những hành vi trong thế giới hiện tượng mà bản thân không phải là hiện tượng và không phục tùng những định luật tự nhiên. Trong mô hình này, tính cách khả niệm và tính cách thường nghiệm quan hệ với nhau giống như giữa Vật-tự thân và hiện tượng Kant đặc biệt lưu ý rằng đây không phải là sự chứng minh lý thuyết về sự tồn tại hiện thực của Tự do; nó chỉ nói lên khả thể để suy tưởng về Tự do thực hành trên cơ sở giới hạn giá trị phổ quát của quy luật nhân quả vào phạm vi thế giới hiện tượng mà thôi. Ông kết luận rằng nghịch lý này chỉ dựa trên một ảo tượng đơn thuần, và cho thấy ít ra Tự nhiên không mâu thuẫn gì với tính nhân quả từ “Tự do”, đó là điều duy nhất mà chúng ta đã có thể làm