Hạn chế của quan niệm tự do của Kant

Một phần của tài liệu Khóa luận quan niệm về tự do của immanuel kant (Trang 47 - 53)

Bên cạnh những giá trị như đã phân tích ở trên thì quan niệm về tự do của Kant cũng có những hạn chế nhất định sau:

Tự do trong quan niệm của Kant chính là sự giải phóng con người khỏi tất cả những ham muốn , dục vọng của bản thân , độc lập hoàn toàn với không gian , thời gian và các quy luật nhân quả của thế giới tự nhiên. Kant coi đó là sản phẩm thuần túy của thế giới bên trong con người ( thế giới siêu cảm tính), do đó, con người không thể sử dụng những kinh nghiệm sẵn có để chứng minh về sự tồn tại của nó . Theo ông, cách duy nhât để con người nhận biết về “tự do” là hành động theo mệnh lệnh của những nguyên tắc đạo đức mà lý tính thiết lập , ông gọi đó là “tự do siêu nghiệm” hay “tự do nội tâm”. Chính vì thế , chúng ta có thể nói rằng “tựdo” của Kant là thứ tự do trừu tượng, phi lịch sử .

Hơn nữa, “tự do “ trong quan niệm của kant đòi hỏi con người hạn chế , hy sinh những ham muốn, sở thích , dục vọng cá nhân , dành toàn bộ sức lực và tâm trí để luôn tuân thủ mệnh lệnh của những nguyên tắc đạo đức. Nó còn đòi hỏi con người phải sử dụng lý trí của bản thân vào việc thiết lập nên những quy tắc đạo đức chung cho toàn xã hội . Với những yêu cầu đó, chúng ta thấy “ tự do” của Kant không chỉ mang tính trừu tượng , phi lịch sử , mà cũng phi thực thế . Bởi con người với tư cách những hữu thể cảm tính và hữu hạn không bao giờ có thể trở thành những con người “tự do” như Knat mong muốn –một khái niệm “tựdo” mang tính chất lý tưởng .

Cuối cùng , Kant coi đó là “ tự do cá nhân” nhưng lại đặt nó trong mối quan hệ với trách nhiệm đạo đức nhưng con người chỉ là một hữu thể hữu hạn và không hoàn hảo do đó việc chấp hành hoàn toàn nghĩa vụ, trách nhiệm đao đức như Kant mong muốn là điều không thể. Ông còn đặt tự do cá nhân với đức tin vào sự hiện hữu của “ Thượng đế” và “sự bất tử của linh hồn” , điều này càng khẳng định tự do của Kant là tự do trừu tượng và phi thực thế.

43

PHẦN KẾT LUẬN

Có thể nói, triết học Kant thấm đượm tính nhân văn , chính tính nhân văn đó biểu hiện sâu sắc nhất trong học thuyết của ông về đạo đức, bởi vì ông, khát vọng đem lại cho con người cách nhìn mới hơn về thế giới và về chính bản thân con người quyên với khát vọng thúc đẩy mạnh mẽ ý thức con người vươn tới đạo đức. Đối với ông, một trong những yêu cầu chủ yếu của đạo đức học là phải coi con người là mục đích chứ tuyệt nhiên không được coi con người là phương tiện. Ông tin tưởng một cách chắc chắn rằng, dù cho con người sinh ra có thiện hay có ác như thế nào chăng nữa, dù cho loài người có lúc thăng lúc trầm, dù cho con đường đi của nhân loại có khúc khuỷu, quanh co ra sao thì con người bao giờ cũng vẫn cố gắng vươn lên nhằm hoàn thiện bản thân mình, vươn tới một cuộc sống hạnh phúc và một số. hoà bình vĩnh cửu. Tinh thần nhân văn và lạc quan đó thể hiện. ra như là những tư tưởng vượt thời đại nhằm hướng tới các giá trị toàn nhân loại.

Trong đạo đức học của Kant “mệnh lệnh tuyệt đối” là nguyên tắc tối cao giữ vịtrí trung tâm. “Mệnh lệnh tuyệt đối” đòi hỏi “hãy hành động đến mức tối đa để cho hành vi của bạn, thông qua ý chí của bạn, cần phải trở thành quy luật phổ biến của tự nhiên”. Đối với Kant, “mệnh lệnh tuyệt đối” là nền tảng của học thuyết về đạo đức, là chỗ dựa để giải quyết tất cả các vấn đề của đạo đức học; là cơ sở để xác định các tiêu chuẩn đánh giá đạo đức; từ đó xác định mục tiêu của việc giáo dục đạo đức, Tiên đề xuất phát của đạo đức học ấy, theo Kant, là luận điểm cho rằng, mọi cá nhân đều là mục đích của chính mình. Do “ mệnh lệnh tuyệt đối” là một tất yếu tuyệt đối được rút ra từ bản chấ tự do của lý tính con đường chứ không phải được rút ra từ kinh nghiệm hiện thực hay từ bản tính tự nhiên của loài người, còn cơ sở để xác lập các nguyên tắc đạo đức không nằm bên ngoài mà ở trong chính bản thân chủ thể , cho nên nó có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề tự do và tự do đạo đức của chủ thể. Có thể nói “mệnh lệnh tuyệt đối” không tách rời “tự do” , nhờ có tự do mà mệnh lệnh tuyệt đối đạt lên đỉnh cao của sự tự trị của ý chí, là ý chí tự do, là thứ ý chí

44

không bị quy định bởi bất cứ cái gì ngoai bản thân mình và không phụ thuộc vào bát cứ tác động từ bên ngoài.

Mệnh lệnh tuyệt đối gắn chặt với vấn đề tự do đạo đức của chủ thể cho nên nó cũng có quan hệ mật thiết với các phạm trù nghĩa vụ đạo đức hay bổn phận đạo đức.Các lĩnh vực nghĩa vụ đạo đức không phải là lĩnh vực xa lá khác, đó chính là lĩnh vực tự do của con người, “vì lý tính thi hành mới là kẻ duy nhất có quyền hướng dẫn những hành vi của ta, nên ta không xem những hành vi đạo đức là bắt buộc phải làm , bởi vì đó là những mệnh lệnh của Thượng đế, trái lại, ta xa chúng là những mệnh lệnh thiêng liêng bởi vì ta thấy có nghĩa vụ phải làm từ trong nội tâm ta. Để từ đó, khi con người thấy được nghĩa vụ phải làm và thực hiện được nghĩa vụ đó xuất phát từ nội tâm của mình tức là con người tìm được sự tự do, có được sự tự do, tức cũng có nghĩa là con người hành động một cách có đạo đức và trở nên con người có đạo đức. Con người hành động một cách có đạo đức vì bản thân con người tìm thấy nhân phẩm và giá trị cao cả, giá trị tuyệt đối ở trong đạo đức, vì con người có lòng tin đạo đức.

“Mệnh lệnh tuyệt đối” đòi hỏi con người phải biết hành động ra sao khi tiếp cận đạo đức để cho đạo đức trở thành đòi hỏi phổ biến, trở thành quy luật phổ quát và tuyệt đối. Theo Kant, đạo đức phải mang tính phổ biến và tính tuyệt đối chứ không vụ lợi, không xu thời, do vậy, con người phải thật sự và nghiêm túc tuân theo các quy tắc ứng xử phổ biến, theo các quy tắc chủ quan của lý tính thực tiễn. Quan niệm về đạo đức của Cantơ hoàn toàn đối lập với quan niệm ích kỷ, vụ lợi, thực dụng, hẹp hòi. Nó hướng tới những giá trị chung toàn nhân loại. Nó thể hiện sự khát vọng của con người hướng tới cái thiện, tới hạnh phúc cho mọi người.

Từ các quan niệm về tự do của Kant, ta thấy rằng thời nào cũng vậy , con người cũng cần phải có tự do nhưng tự do phải đi song song với tri thức đạo đức đồng thời còn phải có tình cảm với đạo đức để thực hành nghĩa vụ đạo đức.

45

Nhưng song đến hiện tại tự do theo Kant đã không còn được ưa chuộng mà thay vào đó là đề cao tự do cá nhân , tự do tuyệt đối của mỗi ngư

46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jason Sorens (2017) , bài viết Immanuel Kant and the Philosophy of

Freedom , https://fee.org/articles/immanuel-kant-and-the-philosophy-of-

freedom/

2. Nguyễn Thanh An(2016) , Luận văn thạc sĩ Quan niệm về tự do trong

triết học hiện sinh vô thần và ý nghĩa đối với lối sống của sinh vien hà nội hiện

nay , Đại học Khoa học xã hội và nhân văn , Đại học quốc gia Hà Nội

3. Alexis de Tocqueville (2014), Nền dân trị Mỹ, bản dịch của Phạm Toàn, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

4. C.Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb.Chính trị Quốc gia,Hà Nội.

5. C.Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb.Chính trị Quốc gia,Hà Nội.

6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), Đạo đức học của Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó , Trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Triết học cổ điển Đức - nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004, tr 433-440.

7. Ngô Thị Mỹ Dung ( 2004) , Triết học đạo đức của Kant và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây, Trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Triết học cổ điển Đức - nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004, tr 441- 457. 8. TRần Thái Đỉnh (2005), Triết học Hiện sinh, nxb .Văn học, Tp Hồ Chí Minh

9. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, nxb.văn hóa thông tin

10. Trần Độ (chủ biên ) (1983) , Bàn về lối sống và nếp sống XHCN , nxb.Văn hóa, Hà Nội .

11. G.G.Rútxô. Bàn về khế ước xã hội(Thanh Đạm dịch), Nxb.TP Hồ Chí Minh, 1992, tr. 29.

12. Đỗ Thị Hòa Hới (2004), Tìm hiểu một số quan niệm đạo đức của

47

Hội thảo khoa học: Triết học cổ điển Đức - nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004, tr 496-511.

13. Nguyễn Văn Huyên (1996), Triết học Immanuel Kant, Nxb.Khoa học Xã hội

14. Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2004) , Bước đầu tìm hiêu cách nhìn

của Imanuen Kant về thế giới và con người, Hội nghị khoa học nữ lần thứ 9 ,

Hà Nội

15. Immanuel Kant (2004), Phê phán lý tính thuần túy (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), Nxb .Văn học

16. Immanuel Kant (2007), Phê phán lý tính thực hành ( Bùi văn Nam Sơn dịch và chú giải ), nxb. Tri thức

17. Dương Thị Liễu (2004), Định hướng phê phán duy hạnh phúc luận

trong đạo đức học Cantơ, Trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Triết học cổđiển Đức - nhận thức luận và đạo đức học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004, tr 629 – 638

18. Nguyễn Thế Nghĩa(1997), Vấn đề tự do và tất yếu trong triết học Canto

,trong cuốn I.Canto Người sáng lập nền triết học cổđiển Đức, nxb. Khoa học

xã hội ,Hà Nội

19. Lê Công Sự (2006), Triết học cổđiển Đức, Nxb.Thế giới, Hà Nội.

20. Lê Công Sự ( 2007), Học thuyết phạm trù trong triết học của I.Kant, Nxb.Chính trị quốc gia

21. Đinh Ngọc Thạch (2004), bài viết : Về “tự do” với tư cách phạm trù xã hội , Tạp chí triết học , số 2 ,tr.153.

22. Trần Đức Thảo (1995), Lịch sử tư tưởng trước Mác, Nxb.Khoa học Xã hội.

23. Từ điển triết học (1975), Nxb.Tiến bộ và Nxb.Sự thật

24. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (1998), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48

25. Bùi Thị Kim Xuân (2013), Luận văn thạc sĩ triết học : Đạo đức học của

Kant trong tác phẩm phê phán lý tính thực hành , Đại học khoa học xã hội và

nhân văn , Đại học quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Hải Yến(2013), Luận văn thạc sĩ “ Quan niệm của I.Kant

trong phê phán lý tính thuần túy”, Đại học khoa học xã hội và nhân văn , Đại

học quốc gia Hà Nôi.

27. Hồ Sĩ Quý ( 2006), Bài viết : “ Nghiên cứu phức hợp về con người từ M.Cheler đến E. Morin và I.T.Frolov”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 4,tr.9-18.

28. HồSĩ Quý(2006), Bài viết : “ Immanuel Kant từ triết học phê phán đến

nghiên cứu con người”,https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-

Một phần của tài liệu Khóa luận quan niệm về tự do của immanuel kant (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)