Tự do thực hành

Một phần của tài liệu Khóa luận quan niệm về tự do của immanuel kant (Trang 34 - 40)

Trong cuốn Phê phán lý tính thực hành, Kant đã xét lại khái niệm “tự do” dưới góc độ thực hành của lý tính. Tuy nhiên, đây không phải là sự bổ sung khiếm khuyết của cuốn Phê phán lý tính thuần tuý nhưng làm nổi bật sự liên kết của hệ thống phê bình.[15,1].Thực vậy, với Phê bình Lý tính Thuần tuý, lý trí mới chỉ quan niệm về tự do như một cái gì không theo luật nhân quả nhưng không mâu thuẫn với luật ấy, tức là làm rõ tính tất yếu của tự do; còn trong

Phê bình Lý tính Thực hành, tự do được xét trong thực tại tính (reality) của nó, và khả thể có một kinh nghiệm làm đầy ý niệm “tự do” về mặt nội dung, tức là

30

tự do là có thực. Nên, có thể nói, Phê bình Lý tính Thực hành là một luận đề về tự do.

Với quan năng này [lý tính thuần tuý thực hành], sự tự do siêu nghiệm từ nay cũng được xác lập vững chắc, và là sự tự do được nắm lấy theo nghĩa tuyệt đối mà lý tính tư biện [thuần tuý lý thuyết] đã cần đến trong khi nó sử dụng khái niệm về tính nhân quả nhằm thoát khỏi nghịch lý vốn không thể tránh nếu lý tính tư biện muốn suy tưởng về cái vô-điều kiện trong chuỗi nối kết nguyên nhân và kết quả.

Kant định nghĩa tự do thực hành như sau:

Tự do theo nghĩa thực hành là sự độc lập của ý chí trước sự thúc bách do các xung động của cảm năng gây ra. […] Tự do thực hành giả định tiên quyết rằng, dù một điều gì đó không xảy ra, nhưng nó phải được xảy ra, và vì thế, nguyên nhân của nó ở trong thế giới hiện tượng không phải có tính quy định nghiêm ngặt đến nỗi trong ý chí chúng ta không có một tính nhân quả nào tạo ra được một cái gì độc lập với những nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi ngược lại sức mạnh và ảnh hưởng của tự nhiên, tức bị quy định bên trong trật tự thời gian theo những quy luật thường nghiệm, do đó không thể hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện.

Nếu trong lãnh vực lý trí thuần tuý, tự do siêu nghiệm chỉ có thể được suy tưởng, chứ không được nhận thức, thì trong lãnh vực của lý trí thực hành, Kant đề cập đến “cái phải là” như là điều thiết yếu làm cho ta có nhận thức thực sự về sự tự do thực hành, nghĩa là con người có năng lực hoàn toàn tự mình làm nguyên nhân cho một chuỗi sự kiện thường nghiệm.“Cái phải là” chính là quy luật thực hành hay quy luật luân lý, đạo đức trong mỗi người. Ông khẳng định: Ai đó phán đoán rằng mình có thể làm một việc chỉ vì có ý thức rằng mình phải làm việc ấy thì nhận ra sự tự do nơi chính mình – một điều mà nếu không có quy luật luân lý ắt anh ta không bao giờ nhận ra được.

Như thế, tự do có mối liên hệ chặt chẽ với quy luật luân lý, hay quy luật đạo đức hoặc quy luật thực hành. Thật vậy, chỉ khi có tự do, con người mới có thể chọn lựa làm việc tốt hoặc việc xấu; mặt khác, khi thấy con người tự ý làm

31

điều lành điều ác người ta mới chứng nghiệm rằng con người là hữu thể tự do. Một cách hàn lâm hơn, tự do là ratio essendi (cơ sở bản chất) của quy luật đạo đức, còn quy luật đạo đức là ratio cognoscendi (cơ sở nhận thức) về tự do. Nghĩa là, tự do đặt cơ sở hay điều kiện cho quy luật đạo đức tồn tại; trái lại, ta chỉ có thể nhận thức về tự do khi ta ý thức về quy luật đạo đức.

Trong hệ thống triết học của Kant,ông dành vị trí trung tâm trong đạo đức học là vươn tới sự tự do. Ông cho rằng không có đạo đức thì không có tự do, cũng như thiếu tự do thì không thể có đạo đức. “Tự do và quy luật thực hành tuyệt đối liên hệ chặt chẽ với nhau đến nỗi không thể có cái này mà không có cái kia”[8,tr.234].

Câu “không có đạo đức, sẽ không có tự do” được Kant chứng minh khá tỉ mỉ. Ông chứng minh luật đạo đức là gì, nếu không phải là gì, nếu không phải là bản thân tự buộc mình hành động theo lẽ phải, kể cả hành động đó có sinh thiệt hại cho bản thân . Nhưng lại phải hành động ,vì lẽ phải dạy thế, vì bổn phận làm người buộc phải hành động như thế. Như vậy chính quy luật đạo đức, dưới hình thức những mệnh lệnh tuyệt đối, đã chứng nghiệm một cách tuyệt đối chắc chắn rằng mỗi người đều tự do. Tự do chính là có thể làm hay không làm, hành động theo mệnh lệnh của quy luật đạo đức hay hành động theo những xúi giục của bản năng: bản thân con người được chọn làm một hữu thể “thành phần của thế giới khả niệm” hay chọn làm sự vật của thế giới thiên nhiên khá giác. Sự chọn này được đặt ra trước mắt một cách hiển nhiên nơi quy luật đạo đức, nhân đó Kant viết: “Vậy chính quy luật đạo đức mà chúng ta cũng có ý thức một cách trực tiếp thoạt khi chúng ta nêu lên những tôn chỉ của ý chí: chính quy luật đạo đức được đặt ra trước mắt ta và dẫn ta tới quan niệm tự do, xét như tự do được biểu tượng như một nguyên tắc quyết định cho ý chí của ta, một nguyên tắc không bị chi phối bởi một điều kiện khả giác nào hết, nhưng hoàn toàn độc lập đối với những điều kiện khả giác” [8, tr.234-23].

Câu trên đây của Kant rất súc tích, và ta cần hiểu tầm quan trọng của ý nghĩa nó. Trước hết ông nói ai cũng trực tiếp nhận thấy luật đạo đức mỗi khi quyết định về hành động của mình, ta có thể có nhiều loại hành động và rất

32

nhiều trường hợp cho những thứ hành động đó, nhưng lý trí chỉ là một. Bởi vậy mỗi khi chúng ta quyết định về bất cử hành động nào, ta cũng thấy quy luật đạo đức hiện ra với hình thức tổng quát này: “Anh hãy hành động làm sao để anh có thể ước muốn hết mọi người hành động như vậy”[3,tr.234]. Ta có ý thức trực tiếp về quy luật đạo đức này. Kant còn quyết rằng chính quy luật đạo đức chứng tỏ cho biết ta tự do: ta biết ta tự do, vì hành động của ta không bị kích động bởi những sự kiện khá giác, nhưng ta quyết định một cách hoàn toàn theo lý trí. Cái gì bị kích thích bởi những điều kiện khá giác, thì thuộc loại các hiện tượng tất định của thiên nhiên. Còn cái gì không hành động do sức thúc đẩy của những điều kiện khá giác, thì ta phải công nhận rằng nó đã hoạt động như một vật tự thân: nó đã tựđộng. Đó là tự do.

Nhưng tựdo cũng do tự nhiệm: nếu ta nhận mình là hữu thể tự do, ta có bổn phận phải thực hành những mệnh lệnh của quy luật đạo đức. Đôi khi, ta sẽ chữa mình, muốn lẩn trốn trách nhiệm, lấy lẽ rằng những hành vi kia bắt ta hy sinh nhiều quá. Thế rồi ta cho rằng mình không có thể… Thử hỏi ta có lý luận như vậy đối với người khác không hay trái lại ta nghĩ rằng họ có bổn phận thì nhất định họ phải làm. Bởi vậy Kant viết: “Người ta quyết rằng mình có thể làm một việc, bởi vì người ta ý thức rằng mình có bổn phận phải làm việc đó: cũng nhân đó con người nhận thấy mình có tự do thực, vì nếu không có quy luật đạo đức thì có lẽ con người sẽ không biết mình tự do”[8,tr.234]. Các học giả thường diễn tảtư tưởng này của Kant một cách gọn hơn bằng câu: “Anh có thể làm vì anh phải làm”. Khi ta lấy lý trí để nhận rằng ai cũng phải làm như vậy vì quy luật đạo đức truyền như thế, thì chắc con người ta ai cũng buộc mình làm.

Đến vế hai “không có đạo đức sẽ không có tự do”,tuy câu này đã được chứng minh một cách tự bằng tất cả những gì chúng ta đã nghiên cứu về sự khác biệt giữa lãnh vực tất định của thường nghiệm và lãnh vực tự do của lý trí thuần túy thực hành, như Kant vẫn còn dành cho vấn đề này những suy nghĩ thêm. Không thiếu những người chỉ tin vào giác quan. Và cũng không thiếu triết gia như A. Comte nghĩ rằng sinh hoạt đạo đức của con người phải được

33

điều hành bằng những định luật chặt chẽ như các định luật của khoa học thực nghiệm. Họ tỏ ra còn quá xa với lãnh vực tinh thần và sinh hoạt tự do: họ muốn cái gì cũng phải được xác định rõ ràng và họ chỉ tin vào thực nghiệm. Đối với Kant, chặt chẽ là điển hình của toán học, - thực nghiệm là điển hình của vật lý học, còn sinh họat con người không có gì giống với hai phương thức đó. Bản chất của sinh hoạt đạo đức phải là một sinh hoạt tự do mà tự do là không bị chi phối bởi dư luận hoặc gương sáng của người khác. Tự do có nghĩa là khi quyết định, tôi chỉ nhìn vào hình thức tuyệt đối của quy luật đạo đức, chỉ nhìn vào lý trí thôi. Hơn nữa tự do bao giờ cũng có nghĩa là một bắt đầu tự mình, một tự quyết, một điều phải làm (tức chưa làm, chưa có). Nhân đỏ, quy luật đạo đức luôn mặc cái hình một mệnh lệnh, nghĩa là một lệnh truyền phải làm điều gì.

Từ đó , ta thấy Kant nói ở ĐỊNH LÝ III “con người có lý trí phải nghĩ đến tôn chỉ hành động của mình như là những quy luật thực hành phổ quát, và đừng nhìn vào chất thể của những nguyên tắc điều hành ý chí, nhưng phải nhìn vào hình thức những nguyên tắc đó”. Nhìn vào hình thức của quy luật đạo đức: đó là cái bảo đảm cho sự tự do. Tất nhiên tự do đây không có nghĩa tầm thường của tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do đi lại. Tự do đây có nghĩa siêu hình học: tự do là hoàn toàn tự mình quyết định, không bị chi phối bởi tự ái hay tự lợi, bởi tâm tình hay dư luận. Cho nên, Kant viết: “Lý trí thuần túy, tự nó thực hành, trực tiếp ra luật cho ta. Chúng ta quan niệm ý chí phải hoàn toàn độc lập với những điều kiện thực nghiệm, nhân đó nó được coi như ý chí thuần túy. Ý chí thuần túy hoàn toàn quyết định theo hình thức của quy luật đạo đức: đó là điều kiện cao nhất của tất cả các tôn chỉ hành động”[8,tr.238]. Không thể nào nói rõ hơn về tính chất khả niệm của ý chí cũng là sự ý chỉ hoàn toàn độc lập đối với những điều kiện của kinh nghiệm, Kant đã dùng tới chữ “ý chí thuần túy” để nói lên sự siêu việt của nó đối với những gì là hiện tượng của lĩnh vực tất định.

Một điểm nữa không kém quan trọng của ý chí thuần tủy, đó là tính chất siêu nghiệm của nó. Con người ý thức rõ ràng về bản chất tự do của quy luật

34

đạo đức, tức của những quyết định đạo đức của mình, đồng thời con người ý thức về sự hiển nhiên của quy luật đạo đức. Kant đã gọi tính chất hiển nhiên này bằng một thành ngữ thoat nghe có vẻ mâu thuẫn: “sự kiện của lý trí”. Nói sự kiện là nói một cái gì xảy ra và ta kinh nghiệm được thực sự. Nói lý trí là nói lãnh vực khả niệm, vượt quá tầm kinh nghiệm của ta. Nhưng Kant không tự mâu thuẫn mà ông đã cân nhắc nhiều trước khi dùng, và ông đã dùng nhiều lần thành ngữ này để nói lên cái kinh nghiệm duy nhất của con người về một thực tại khả niệm. Như vậy con người đồng thời có kinh nghiệm về hai thực tại: kinh nghiệm rằng quy luật đạo đức có bản chất thuần túy và tính cách mệnh lệnh, và kinh nghiệm mình tự do trong sự quyết định cũng như trong sự thi hành những mệnh lệnh kia. Kant viết: “Có thể gọi ý thức ta có về quy luật đạo đức nền tảng đó là một sự kiện của lý trí, bởi vì người ta không thể nào rút nó ra từ những luận lý hoặc từ những dữ kiện nào đó của lý trí (chẳng hạn rút từ ý thức ta có về tự do, bởi vì ý thức này thì ta không có trước ý thức về quy luật đạo đức), nhưng nó đã tự nó đến với ta như một mệnh đề tổng hợp tiên thiên, không dựa trên một trực giác nào, dầu là trực giác thuần túy hay trực giác thường nghiệm”[8,tr.239]. Hoàn toàn không có trực giác tham gia vào kinh nghiệm này, một thứ kinh nghiệm siêu hình: sự kiện của lý trí là thế. Ta không do luận lý hay kinh nghiệm thường nghiệm mà nhận ra nó, nhưng nó đã được ban cho ta từ nguyên thủy như một mệnh đề căn bản. Sau đó Kant lưu ý ta đừng lộn ý nghĩa của chữ sự kiện: tuy đây là một sự kiện, nhưng là sự kiện của lý trí, một kinh nghiệm nhưng là kinh nghiệm siêu hình. Ông viết: “Để khỏi lầm lẫn khi công nhận tính chất dữ kiện của quy luật đạo đức, chúng ta cần nhớ rằng đây không phải là một sự kiện thường nghiệm, nhưng là sự kiện duy nhất của lý trí thuần túy”.

Có thể thấy, tư tưởng của kant về tự do là một thanh tựu nhân văn sâu sắc của triết học phương Tây và nó chỉ có thể được coi là tự do nếu nó đi liền với quy luật đạo đức

35

Một phần của tài liệu Khóa luận quan niệm về tự do của immanuel kant (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)