7. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
Khái niệm đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập ở nhiều tác phẩm mà tiêu biểu nhất ở 3 tác phẩm: “Đường Cách mệnh” (1927), “Sửa đổi lối làm việc” (1947) và “Đạo đức cách mạng” (1958). Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức của người cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo HồChí Minh, đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Và đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng.
Thứ nhất, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại và đặc biệt quan trọng là tư tưởng đạo đức của chủnghĩa Mác – Lênin.
sản lý luận của Người để lại cho Đảng và nhân dân ta.
Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất, hoà quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủnghĩa quốc tế trong sáng.
Tóm lại, đạo đức, đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Hồ Chí Minh đã viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng, vẻ vang hơn là trau rồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội và giải phóng loài người.[58]
Đối với sinh viên, một lực lượng mà Người luôn dành một sự quan tâm sâu sắc nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Càng nghiên cứu Di chúc của Hồ Chí Minh, ta càng thấm thía và hiểu rõ từng lời, từng chữ Người đã dụng tâm viết để lại cho sinh viên, trong đó gửi gắm nhiều niềm tin và kỳ vọng… Công việc này “quan trọng” vì không ai khác ngoài các thế hệ sinh viên sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng. Công việc này “cần thiết” vì tính cấp bách trước mắt cũng như sự nghiệp lâu dài; việc rèn luyện đạo đức cách mạng, việc xây dựng một thế hệ cách mạng đòi hỏi phải có thời gian của sự thử thách.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, từ khi ra đời đến nay, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc đó là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng ta luôn coi thanh niên là lực lượng cách mạng quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trước dân tộc. Trước đây cũng như ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm chăm sóc, đào tạo và bồi dưỡng. Nghị quyết số 04/NQ- TW, ngày 14-01-1993, của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về công tác sinh viên trong thời kỳ mới khẳng định: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không,…, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủnghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng sinh viên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ sinh viên. Điều đó cho thấy, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người.
Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, thế hệ sinh viên thời kỳ mới đã và đang tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc; không ngại khó khăn, gian khổ, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Đại hội lần thứ XII của Đảng chủtrương khuyến khích, cổ vũ sinh viên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời, “phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ trong thời kỳ hội
nhập:
Trước những tác động của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, một bộ phận sinh viên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc… Học vấn của một bộ phận sinh viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp; nhiều sinh viên còn thiếu kiến thức và kỹnăng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, tự chủ, ý chí, nghị lực, chủđộng, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của sinh viên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vị trí, vai trò của thanh niên đã sớm được khẳng định trong lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước, nhưng điều đó không phải là bất biến. Cho nên phải tiếp tục giáo dục đạo đức cho sinh viên, để thế hệ trẻ tiếp nối lý tưởng và con đường mà lớp cha anh đã lựa chọn. Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài và hệ trọng.
Mỗi cán bộ, đảng viên và các thế hệ đi trước, không chỉ truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức lý luận, mà phải thực sự là những tấm gương trong mọi lĩnh vực công tác và trong cuộc sống, để sinh viên học tập noi theo, như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói: “... một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Trong tình hình hiện nay, do tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt trái của kinh tế thị trường, còn một bộ phận sinh viên đang mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sông đất nước. Vì vậy, tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết và quan trọng.
Từ quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, các đại biểu đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã đưa ra những dẫn chứng là những việc làm thực tiễn của thế hệ trẻ, chứng tỏ bản lĩnh, sức sáng tạo, sức trẻ, dám nghĩ dám làm; tích cực say mê học tập, nghiên cứu khoa học hăng say lao động sản xuất để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước những nội dung, yêu cầu mới của công cuộc đổi mới, trước những tác động cả thuận lợi và khó khăn, của cả thời cơ và thách thức, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, phải giáo dục cho sinh viên có nhận thức đầy đủ, có khát vọng vươn tới giá trị chân, thiện, mỹ.
Thứ hai, giáo dục cho sinh viên hiểu biết những giá trị trong truyền thống đấu tranh dựng nước và giữnước của dân tộc.
Thứ ba, bồi dưỡng sinh viên có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, về con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồvà nhân dân ta đã lựa chọn.
Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ. [45]