Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu nhân dân

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội theo di chúc của chủ tịch hồ chí minh (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu nhân dân

Trong quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người đối với đất nước, đối với nhân dân, dân tộc mình là quan hệ lớn nhất, quan trọng nhất bao trùm tư

tưởng Hồ Chí Minh. Đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam thì đây là một nội dung tư tưởng vô cùng quan trọng và không thể thiếu.

Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 25-7-2008, của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác sinh viên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định: “Sinh viên là rường cột của nước nhà, chủnhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng, bảo vệ tổ quốc XHCN cho sinh viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm: phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc XHCN đó là sức mạnh của toàn dân tộc, toàn dân, của từng người dân, của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở, là sức mạnh của các nhân tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, sức mạnh truyền thống với hiện đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Vì lẽ đó, trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng cho sinh viên, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Thanh niên phải luôn rèn luyện đạo đức cách mạng… Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp”. Trong thư gửi sinh viên ngày 2-9-1965 Người căn dặn sinh viên: “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân” nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”. [33, tr.691]

HồChí Minh còn đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức. Người khẳng định nhiệm vụ“cốt nhất” của nhà trường là:

“Phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ… Cố nhiên, trong lúc giảng dạy, chớ nên làm học trò có tư tưởng vị quốc như bọn phát xít, vị quốc nghĩa là chỉ biết yêu trọng nước mình mà khinh ghét nước

người. Cũng phải tránh cách nói vu vơ, như có người nói chuyện với các em nhi đồng, mà đem “tân dân chủ” và “ cựu dân chủ” ra mà nói. Nói tóm lại: trong chương trình học phải trọng về môn tinh thần và đạo đức. Phải tẩy sạch óc kiêu ngạo, tự phụ mà giáo dục thực dân còn để lại.” [36, tr.120]

Trong mọi công việc sinh viên cần nêu cao tinh thần đâu cần sinh viên có, việc gì khó sinh viên làm, gian khổthì đi trước, hưởng thụ nhận sau mọi người. Học phải gắn liền với hành, yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không phải là yêu một tổ quốc xã hội chủnghĩa trừu tượng nói chung mà tình yêu ấy bắt đầu từ địa phương mình, nơi đó có trường học phải có học sinh, dù đang học ở cấp nào kể cả đại học, hiểu biết kĩ về thực tế của địa phương, thiên nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư, đề ra cho thầy và trò của nhà trường đóng ở địa phương nhiệm vụ đóng góp vào việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất, hoạt động văn hóa ở địa phương, giữa hình thức hợp tác và đỡ đầu kết nghĩa giữa trường học và các cơ sở sản xuất ởđịa phương. [24, tr.30, 31]

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội theo di chúc của chủ tịch hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)