Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội theo di chúc của chủ tịch hồ chí minh (Trang 36)

7. Kết cấu của đề tài

1.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên

viên trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.4.1.Góp phần tạo nên một đội ngũ cán bộ tương lai có trình độ văn hóa, có năng lực nhằm đáp ứng nhhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Việt Nam hiện nay.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến việc phát triển toàn diện cả về trí, đức, thể, mỹ cho sinh viên. Do đó, để trở thành thế hệ cách mạng cho đời sau xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của Bác, bản thân mỗi sinh viên cần ra sức học tập, rèn luyện thể chất; tu dưỡng đạo đức; nâng cao trình độ; có lối sống giản dị, tích cực… Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, mỗi sinh viên cần trang bị cho mình nền tảng lý luận vững chắc cùng những tri thức khoa học mới; khắc phục triệt để bệnh “lười” học tập lý luận chính trị. Đó là cách mỗi sinh viên củng cố tri thức, nâng cao bản lĩnh chính trị, luôn kiên định với con đường cách mạng của Đảng

Trong thời kỳ mới sinh viên là lực lượng kế thừa và tiếp nối các thế hệ cha anh xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sinh viên là nguồn cung cấp nhân lực có chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là lực lượng xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là lực lượng chủ lực trong xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Để sinh viên xứng đáng với vai trò to lớn đó, cần phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện và tạo điều kiện cho sự phát triển và trưởng thành của sinh viên.

Trong tình hình hiện nay, cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục truyền thống văn hoá, đoàn kết cộng đồng, rèn luyện ý chí tự lực tự cường, lòng tự tôn

dân tộc, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ, không cam chịu nghèo nàn lạc hậu; giáo dục tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng và sự phồn vinh của đất nước cho sinh viên. Giáo dục lòng yêu lao động, trân trọng sức lao động, biết hưởng thụ chính đáng, chống lối sống thực dụng; ý thức kế thừa và phát huy các giá trịđạo đức truyền thống, lối sống, nếp sống công tác, lao động, sinh hoạt lành mạnh, văn minh, giữ vững thuần phong mỹ tục của dân tộc, dòng họ, gia đình, đấu tranh chống lối sống ích kỷ, coi thường kỷ cương phép nước, luân thường đạo lý; nâng cao nhận thức và định hướng hành động của sinh viên trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Đoàn. Giáo dục luật pháp và ý thức công dân, xây dựng lối sống tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, tập thể và cộng đồng. Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa.

Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi sinh viên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹnăng, vươn lên ngang tầm với sinh viên các nước tiên tiến trên thế giới. Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho sinh viên. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển toàn diện.

Văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”[35, tr.34]. Coi văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa tồn tại và phát triển trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố kinh tế và chính trị và chịu sự quy định của kinh tế và chính trị. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước” [31, tr.470]. Không chỉ thấy vai trò quyết định của kinh tế và chính trị đối với văn hóa, Hồ Chí Minh còn nhận ra được vai

trò to lớn của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Vì thế, văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa - xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tếcũng không đạt được.

Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa. Vì thế, Người dẫn lại kinh nghiệm phát triển văn hóa xã hội chủnghĩa ở Liên Xô: “Ở Liên Xô, các dân tộc xưa kia bị chế độ Nga hoàng áp bức, ngày nay nhờ có sự giúp đỡ anh em của nhân dân Nga, đã đạt tới trình độ phát triển chưa từng có. Tự họđã xây dựng được những cơ quan riêng của họ, đã khôi phục và phát triển được nền văn hóa riêng dùng tiếng mẹ đẻ” [30, tr.168]. Đồng thời, Người cho rằng phải kiên quyết đoạn tuyệt với văn hóa cũ với những biểu hiện cụ thể đó là lối sống thiên vật chất, cá nhân, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống thác loạn, ưa dùng bạo lực…, đối lập với quan niệm văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: “Phải chống văn hóa nô lệ của đế quốc và phong kiến. Phải tăng cường công việc vệ sinh, phải phát triển báo chí... Những công việc xây dựng đó quan hệ mật thiết với nhau”. [27, tr. 265,266]

1.4.2.Giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của sinh viên trong "sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; khẳng định đây là "đội hậu bị của Đảng", là người chủ tương lai của đất nước; yêu cầu Đảng phải chăm lo "bồi dưỡng đạo đức cách mạng" cho họ.Chính vì vậy giáo dục đạo đức cho thế hệ sinh viên rất quan trọng trong giai đoạn đất nước hiện nay bởi cũng chính vì sinh viên là lực lượng tiên phong và đông đảo trong việc làm cho cuộc sống và xã hội trở nên trong sạch và bình đẳng, góp phần đẩy lùi những bất công, tệ nạn trong xã hội.

Sinh viên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm xây dựng và phát huy xã hội trong sạch và bình đẳng, sinh viên nước ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể - những thói xấu tệ nạn thì phải tiên phong trừ bỏ. Song không kiêu ngạo, phải trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn, rồi từ đó mới có thể đưa xã hội trở nên công bình, dân chủ, văn minh. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của sinh viên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủnghĩa.

Xã hội cần hiểu rõ và đánh giá đúng về tình trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện tại, có như vậy mới định ra được giải pháp đồng bộ và kịp thời để xây dựng và giáo dục nhân cách sinh viên trong thời đại. Để giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên phát triển lành mạnh về nhân cách của mình, những người trong độ tuổi sinh viên ở Việt Nam hiện nay chiếm gần 2/3 dân số. Sinh viên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm xây dựng và phát huy xã hội trong sạch và bình đẳng, sinh viên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể - những thói hư tật xấu thì phải tiên phong trừ bỏ. Song không kiêu ngạo, phải trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn, rồi từ đó mới có thể đưa xã hội trở nên công bình, dân chủ, văn minh. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của sinh viên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Người từng nói "Sinh viên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các sinh viên"

Ngày nay trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu rộng lại càng phải đặt ra việc giáo dục về những tinh thần truyền thống ấy, bởi hiện nay một phần nhỏ thanh thiếu niên đã nhiễm những tư tưởng ngoại lai, cực đoan làm mất đi vẻ đẹp truyền thống, điều đó đã đem lại hệ luỵ không nhỏ cho một thế hệ hay hơn cả là một dân tộc. Những giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội.

triển những đạo đức truyền thống là đặc điểm nổi bật của nhân dân Việt Nam đó là “Tinh thần yêu nước, lòng thương người, tình đoàn kết và tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm là những giá trịđạo đức căn bản và xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc”. Những đặc điểm giá trịđó đã được truyền lại và giữ gìn qua nhiều thế hệ của người dân Việt Nam, những thế hệ sau phải kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy do vậy vai trò của sinh viên trong thời đại mới là thứ tối quan trọng để góp phần phát triển đất nước.

Với những đặc điểm tự nhiên, sự khó khăn của cư dân vùng lúa nước, sự đe doạ liên tục của nạn ngoại xâm như vậy, muốn tồn tại và phát triển, con người Việt Nam phải cùng nhau chung sức trong lao động sản xuất và trong các quan hệ xã hội khác. Việc gắn đời sống của mình với cộng đồng cũng là để bảo vệ cuộc sống của mình. Do đó, trong nấc thang giá trị xã hội, việc ưu tiên các giá trị cộng đồng, hay nói cách khác, việc đề cao các giá trịđạo đức là đặc điểm nổi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam.

Sự phát triển ưu trội của các giá trịđạo đức còn có một nguyên nhân khác, đó là pháp luật chưa phát triển (phải đến tận thế kỷ XI, bộ luật đầu tiên của Việt Nam mới ra đời). Do vậy, khi chưa có sự điều chỉnh hành vi con người bằng pháp luật, thì sự tồn tại của phương thức điều chỉnh khác (trong trường hợp này là đạo đức) là điều hiển nhiên.

Trên nền tảng của văn hoá bản địa, với điều kiện địa lý thuận lợi, Việt Nam còn tiếp thu được những tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ với cốt lõi là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

Nho giáo được truyền vào nước ta, tính đến nay đã trên 2000 năm. Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội luôn lấy đức làm trọng, là công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc. Với rất nhiều giáo lý phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam, Nho giáo từng bước được giai cấp thống trị Việt Nam tiếp nhận và đề cao, đặc biệt là trong quản lý đất nước. Bằng ảnh hưởng của giai cấp thống trị, Nho giáo đã ăn sâu vào tâm lý người Việt Nam. Mặc dù còn có những quan niệm tiêu cực, như trọng nam khinh nữ, coi thường lao động chân tay…, song Nho giáo cũng có những yếu tố tích cực, đó là việc đề cao chữ

nhân, lòng thương người, trọng người cao tuổi… Cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của Nho giáo đều tác động tới nhân cách con người Việt Nam.

Với tư tưởng từ bi, bác ái, Phật giáo của nền văn hoá Ấn Độ đã dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Các giáo lý Phật giáo cùng với việc các nhà sư sống hoà đồng với người dân đã tạo nên sự gần gũi giữa Phật giáo và người dân. Bởi lẽ, người Việt Nam từng chịu nhiều đau thương, mất mát qua các cuộc chiến tranh, sống lam lũ, khổ sở và thường xuyên phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, nên luôn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bằng thuyết nhân quả luân hồi, ở hiền gặp lành, Phật giáo khuyến khích con người ăn ở nhân đức để có được cuộc sống tốt đẹp trong thế giới mai sau. Phật giáo đã góp phần nâng cao đời sống đạo đức của người dân, dẫu chỉ là về mặt tinh thần. Họ tiếp nhận Phật giáo như là một yếu tố tâm lý làm cân bằng cuộc sống vốn khốn khó của mình. Phật giáo cũng củng cố cách sống nhân nghĩa, chân tình của người Việt Nam.

Cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định tới nhân cách con người Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố mê tín dị đoan, Đạo giáo đã “đem lại thêm cho nhân dân ta là tinh thần đoàn kết, hữu ái của nông dân lao động và … một phần cái ý thức về sức mạnh có chính nghĩa của mình chống mọi sự bất công, áp bức, hà hiếp của vua chúa, cường hào, ác bá’’.[13, tr.74]

Chính đặc điểm hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam đã làm cho các giá trị đạo đức được bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều dài lịch sử. Cùng với thời gian, những giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trởthành động lực, sức mạnh, bản sắc của nhân cách con người Việt Nam.

Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người [16, tr.74-76]. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [13, tr.94]. Còn trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức

thường được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: "Những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thểthương thân”, đức tính cần cù,…”. [39, tr.19]

Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, có thể khẳng định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú, trong đó, các giá trịđiển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm.

Trong các giá trị đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước là “nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc” [3, tr.11,12]. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội theo di chúc của chủ tịch hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)