6. Cấu trúc đề tài
1.2.2. Bảo vệ quyền nhân thân trong quan hệ vợ chồng
1.2.2.1. Bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng
Bình đẳng là vấn đề cơ bản của quyền con người và là yêu cầu của xã hội một công bằng, văn minh; đặc biệt, trong đời sống gia đình của xã hội hiện đại thì sự bình đẳng càng quan trọng. Sự bình đẳng giữa vợ chồng là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới.
Theo Điều 17 Luật HNGĐ 201437 có quy định về bình đẳng giữa vợ và
chồng như sau: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa vợ chồng được thể hiện trên mọi mặt thông qua việc tự do lựa chọn nơi cư trú, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, nuôi dạy con cái, lựa chọn nghề nghiệp và tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội… mà không phụ thuộc quyết định, ý chí của nhau. Tuy nhiên, pháp luật vẫn khuyến khích sự đồng thuận của các bên vợ chồng bởi vì chỉ có sự đồng thuận mới tạo ra sự bền vững, gia đình mới hạnh phúc, tiến bộ.
Pháp luật cho phép vợ/chồng đều có quyền đại diện cho nhau và đại diện cho gia đình theo pháp luật hoặc theo ủy quyền (Điều 24 Luật HNGĐ 2014)38. Quyền đại diện của vợ, chồng trong các quan hệ HNGĐ là bình đẳng không bị phân biệt. Các quy định này là bảo chứng cho thấy nỗ lực bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đã và đang được lồng ghép trong lĩnh vực HNGĐ một cách linh hoạt nhất, mềm dẻo nhất.
Bên cạnh khía cạnh bình đẳng về quyền nhân thân, vấn đề bình đẳng về quyền đối với tài sản giữa vợ, chồng theo quy định của pháp luật hiện hành cũng có nhiều điểm tiến bộ: Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản khối tài sản chung trong việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như trong các giao dịch liên quan đến nhà ở (Điều 31), quyền sử dụng đất (Điều 34) và các bất động sản khác; những động sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tô..., những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình (Điều 35)39. Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được thể hiện ở quy
Sự thật Hà Nội.
38 Xem Điều 24, Quốc hội (52/2014/QH13), Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị quốc gia -
Sự thật Hà Nội.
định vợ chồng có tài sản riêng của mình: “Vợ chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”. Việc quy định như vậy không làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình mà ngược lại nó còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân giả tạo nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt, phân chia tài sản giữa vợ và chồng khi xảy ra các sự kiện pháp lý.
Các quy định tại Điều 644, Điều 651 BLDS 201540 và Điều 66 Luật HNGĐ 201441 còn ghi nhận vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết hoặc Tòa án tuyên đã chết. Ngoài ra, vợ chồng có quyền thừa kế tài sản theo di chúc của nhau hoặc thừa kế theo pháp luật. Các quy định này nhằm khẳng định vợ chồng có quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế nói riêng cũng như quan hệ tài sản nói chung.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là nguyên tắc xuyên suốt trong quan hệ HNGĐ. Vợ/chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ vợ chồng, tạo điều kiện để pháp luật có thể bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đảm bảo cho quan hệ vợ chồng được duy trì tốt nhất và lâu dài nhất.