6. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến cơ bản, những thách thức mới ngày càng tác động tới việc bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực HNGĐ. Thực tiễn đó đã làm cho nhiều quy định của hệ thống pháp luật nói chung và Luật HNGĐ nói riêng không còn phù hợp với thực tiễn, cần có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời. Từ khi Luật HNGĐ 2014 có hiệu lực, nhiều văn bản luật có liên quan đã được sửa đổi, bổ sung hoặc được ban hành mới như: Luật Trẻ em 2016, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi 2014 đã có những thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi sự thiếu thống nhất trong các quy định. Trong bối cảnh hệ thống các văn bản pháp luật HNGĐ còn thiếu tính ổn định, thường xuyên thay đổi, bổ sung thì việc phối hợp của các bộ, ngành có liên quan để ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật lại lỏng lẻo, chưa kịp thời nên đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất là cơ quan tư pháp.
quan hệ đều gắn với nhân thân, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc; nó vừa phản ánh quan hệ gia đình trong xã hội hiện đại vừa chịu ảnh ảnh hưởng lớn của phong tục tập quán, yếu tố bản sắc dân tộc; chịu tác động nhiều bởi chính sách, chiến lược của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình. Trong khi đó, nhiều quy định của pháp luật hiện nay chưa bao quát được những đặc thù này dẫn tới làm phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xây dựng và thi hành pháp luật đối với các nhóm quan hệ này.
Thứ ba,Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng hội nhập quốc tế khi trở thành thành viên của Tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực HNGĐ như: Công ước CEDAW, Công ước về quyền trẻ em, hiệp định tương trợ tư pháp với các nước trên thế giới. Trong đó, hội nhập quốc tế về bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực HNGĐ ngày càng mở rộng, phát triển dẫn tới những tác động, làm phát sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.