Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng lý thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một số doanh nghiệp việt nam (Trang 37 - 40)

Đề tài đã xây dựng phiếu khảo sát điều tra nhằm tới đối tượng là nhân viên

trong hai doanh nghiệp được lựa chọn, mỗi doanh nghiệp đề tài đã phát phiếu điều tra

tới 40 cá nhân thuộc các nhóm khác nhau. Tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên các cá nhân để phát phiếu điều tra nhưng vẫn đảm bảo các cá nhân này đảm bảo tính đại diện cho mẫu người lao động trong các doanh nghiệp bao gồm: người nhiều tuổi, người trẻ tuổi, người có thâm niên công tác lâu, có người mới vào làm ở doanh nghiệp

Tổng số phiếu phát ra là 80 phiếu Tổng số phiếu thu về là 73 phiếu

Sau khi nhận được 73 phiếu khảo sát, tác giả đã tiến hành lọc các phiếu có câu trả lời có độ tin cậy thấp như không trả lời đầy đủ các câu hỏi, trả lời chiếu lệ (biểu hiện là tích trả lời giống hệt nhau ở tất cả các câu hỏi). Cuối cùng, tác giả có được 67 phiếu phù hợp để đưa vào xử lý.

Đề tài sử dụng phần mềm e xcell 2010 để xử lý dữ liệu với mục đích lấy kết quả thống kê mô tả và giá trị trung bình của các câu trả lời.

2.2 Vài nét khái quát về thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành trào lưu được các doanh nghiệp quan tâm trong thời gian qua. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ít nhiều cho sự phát triển văn hóa doanh nghiệp. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã được định hình bước đầu. Trong bối cảnh đó, thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã có những điểm sáng và cũng có những điểm tối cần tiếp tục được điều chỉnh.

Một số điểm sáng trong phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam:

Thứ nhất, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp với tinh thần thượng tôn pháp luật, nâng cấp đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cạnh tranh lành mạnh. Điều đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu, phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tếđất nước…

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đã trở thành điển hình trong phát triển văn hóa doanh nghiệp như FPT, Vietel, Vietcombank, Lienvietpostbank….Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp một cách bài bản. Văn hóa doanh nghiệp của các đơn vị này không chỉ tồn tại trong phạm vị nội bộ doanh nghiêp mà còn được xã hội biết đến như những nét đặc trưng riêng biệt của họ. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp này nâng cao hình ảnh trong cộng động, có tác dụng tích cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, phát triển văn hóa doanh nghiệp đã được doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực hoạt động quan tâm và đầu tư. Trước đây, chỉ các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới quan tâm tới phát triển văn hóa doanh

nghiệp. Thậm chí, đã từng có giai đoạn tư duy lối mòn cho rằng doanh nghiệp nhỏ không thể phát triển văn hóa doanh nghiệp. Ngày nay, tư duy phát triển văn hóa doanh nghiệp đã cởi mở và tích cực hơn nhiều, mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện của bản thân có thể xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp theo những lộ trình riêng. Do vậy, nhiều doanh nghiệp mới khởi sự đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định cho việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Một số điểm hạn chế trong phát triển văn hóa doanh nghiệp

Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; trong đó, chủ yếu là đạo đức kinh doanh vẫn chưa được chú trọng đúng mức, tạo ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội. Câu chuyện thương hiệu Khaisilk là một minh chứng có tính điển hình

Năm 2002, Công ty TNHH Khải Đức được thành lập. Đây là hạt nhân chính trong hệ sinh thái của Khải Silk phụ trách mảng kinh doanh lụa và sau này là hệ thống nhà hàng cao cấp. Theo đăng ký kinh doanh của Khải Đức, doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ 46,5 tỷ đồng do ông Hoàng Khải là cổ đông lớn nhất sở hữu 99% vốn. Khải Đức có hệ thống 11 chi nhánh, trong đó có 6 chi nhánh là cửa hàng thời trang, bao gồm cả cửa hàng Khải Silk đầu tiên tại số 113 Hàng Gai, Hà Nội.

Công ty V. là một khách hàng quen thuộc của sản phẩm khăn lụa tơ tằm thương hiệu Khaisilk, đã đặt mua 60 chiếc khăn tay lụa tơ tằm của Khaisilk, kích thước 50cm x 50cm với giá 644.000 đồng/chiếc tại Khaisilk 113 Hàng Gai.

Chiều 17/10/2017, nhân viên của Khaisilk giao lô hàng 60 chiếc khăn cho Công ty V. Khi kiểm tra lô hàng này ngay tại công ty, phía công ty V phát hiện 1 chiếc khăn vẫn còn nguyên 2 chiếc mác, một là "Made in China" và một là Khaisilk Made in Vietnam. 59 chiếc còn lại chỉ có mác Khaisilk Made in Vietnam, nhưng trên viền khăn lại có một miếng nhỏ màu trắng, nhìn giống như đã bị cắt mác từ trước.

Ngay lập tức, công ty V đã lập biên bản và gửi phản hồi tới lãnh đạo của hệ thống Khaisilk nhằm đặt vấn đề làm rõ nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng 60 chiếc khăn lần này, chất liệu thực sự là gì, và các lô hàng khăn trước đó chất lượng thế nào.

Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận tìm mọi cách kể cả vi phạm pháp luật như sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây mất an toàn thực phẩm... Những hành vi trên không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm mất uy tín, lòng tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với hàng hóa Việt Nam.

Thứ hai, Theo thống kê của VCCI, hiện nay nước ta có tới hơn 93% số doanh nghiệp có quy nhỏ, siêu nhỏ, hoạt động dầu tư kinh doanh chưa bền vững và chưa xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh như sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; thiếu nghiêm túc khi thực hiện trách nhiệm xã hội...

Thứ ba, Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp ở một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt mang tính phong trào, hình thức, không đi vào bản chất. Những doanh nghiệp này chưa thấy được giá trị đích thực của phát triển văn hóa doanh nghiệp. Họ chỉ coi phát triển một số yếu tố văn hóa doanh nghiệp như một cách PR hình ảnh doanh nghiệp ra ngoài cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng lý thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một số doanh nghiệp việt nam (Trang 37 - 40)