Tổng hợp kết quả phỏng vấn doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng lý thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một số doanh nghiệp việt nam (Trang 40 - 58)

Tác giả đã thực hiện phỏng vấn 10 giám đốc/phó giám đốc các doanh nghiệp nhằm tập trung trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

1. Vì sao doanh nghiệp quan tâm hoặc không quan tâm tới phát triển văn hóa doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại?

2. Phát triển văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường?

3. Trong những giai đoạn đầu tiên của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tập trung phát triển các yếu tố văn hóa doanh nghiệp nào?

4. Ở giai đoạn hiện tại, doanh nghiệp đã xây dựng và định hình được những yếu tố văn hóa nào : Kiến trúc, biểu tượng, khẩu hiệu, trang phục, hình thức sản phẩm, bộ quy tắc ứng xử, triết lý kinh doanh, niềm tin, chuẩn mực đạo đức

5. Trong các yếu tố văn hóa mà doanh nghiệp đã định hình, doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển những yếu tố văn hóa nào?

6. Phát triển văn hóa doanh nghiệp là để hướng nội hay hướng ngoại?

Thông qua phỏng vấn các nhà quản lý các doanh nghiệp, tác giả đã tổng hợp được kết quả như sau:

Câu hỏi thứ nhất: Vì sao doanh nghiệp quan tâm hoặc không quan tâm tới phát triển văn hóa doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại?

Cả 2 nhà quản lý doanh nghiệp đều bày tỏ quan điểm việc doanh nghiệp của họ quan tâm tới phát triển văn hóa doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Minh chứng cho việc quan tâm tới phát triển văn hóa doanh nghiệp là ở các doanh nghiệp này một số yếu tố văn hóa doanh nghiệp đã được hình thành và định hình trong nhiều năm qua. Chẳng hạn như tại Công ty TNHH Inox Hoàng Vũ triết lý kinh doanh “Tồn tại dựa trên chất lượng, phát triển dựa trên uy tín” đã được BGĐ đề ra và tuân thủ trong suốt nhiều năm qua hay Lễ tổng kết hoạt động được tổ chức thường niên vào tháng 12 để ghi nhận thành tích của các cá nhân và tập thể trong tập đoàn. Với công ty cổ phần Phú Thành thì các yếu tố văn hóa doanh nghiệp được ghi nhân là triết lý kinh doanh : “Khám phá, chinh phục và luôn đi đầu”, các lễ kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp được tổ chức thường niên. Qua phỏng vấn, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp đều đã có sự quan tâm tới phát triển văn hóa doanh nghiệp nhưng mức độ quan tâm không đồng đều. Các nhà quản lý của các doanh nghiệp này cũng cho rằng các yếu tố văn hóa doanh nghiệp càng ngày càng rõ nét và đang có sự ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của công ty. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn này, tác giả cho rằng việc quan tâm đầu tư cho phát triển văn hóa doanh nghiệp ở các đơn vị này đã đi vào thực chất không mang tính hình thức.

Câu hỏi thứ hai: Phát triển văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường?

Các doanh nghiệp được phỏng vấn đều khẳng định hoạt động kinh doanh của họ đang gặp phải sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Vietcombank là một ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng trong bối

cảnh quá nhiều ngân hàng được thành lập và hoạt động thì sức ép cạnh tranh của ngành ngân hàng đang đứng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh. Inox Hoàng Vũ cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc và sản phẩm sản xuất trong nước. Hay như công ty cổ phần Phú Thành hoạt động trong lĩnh vực đèn Led đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm của Trung Quốc.

Trong bối cảnh cạnh trạnh đó, các nhà quản lý đều thừa nhận các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đang có tác động tích cực trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của

doanh nghiệp. Giám đốc của Phú Thành lại cho rằng triết lý “Khám phá, chinh phục và

luôn đi đầu” đã giúp doanh nghiệp mạnh dạn khám phá những lĩnh vực kinh doanh mới. Năm 1997 công ty tập trung kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất mái hiên di động- một sản phẩm khá mới tại thị trường Việt Nam. Khi đó, các nhà sản xuất mái hiên cố định đã không thể cạnh tranh với Phú Thành. Rất nhanh sau đó, năm 1999 công ty đã mạnh dạn đầu tư vào công nghệ chụp ảnh kỹ thuật số và trở thành người dẫn đầu thị trường. Đến năm 2003, Phú Thành một lần nữa trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực đèn Led trang trí. Giám đốc của công ty Phú Thành cho rằng chính triết lý kinh doanh đã định hướng để công ty luôn là người dẫn đầu thị trường trong cạnh tranh.

Câu hỏi thứ 3: Trong những giai đoạn đầu tiên của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tập trung phát triển các yếu tố văn hóa doanh nghiệp nào?

Nhà quản lý của các doanh nghiệp đều có cùng ý kiến: trong giai đoạn đầu khi mới thành lập, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới văn hóa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này đều được thành lập trước những năm 2000. Ở thời điểm đó hầu như các doanh nghiệp Việt Nam đều không quan tâm tới giá trị của văn hóa doanh nghiệp đối với tổ chức. Các giá trị cốt lõi thực ra đã được hình thành từ những ngày đầu mới thành lập nhưng chưa tồn tại dưới một hình thức biểu hiện nào của văn hóa doanh nghiệp. Như Inox Hoàng Vũ, người sáng lập công ty luôn tâm niệm chất lượng sản phẩm là thứ duy nhất giúp họ có thể tồn tại vì thế các lãnh đạo công ty thời điểm đó rất chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cho tới nay tâm niệm của thời kỳ đầu đã trở thành triết lý kinh doanh của công ty trong nhiều năm qua. Với Công ty cổ phần Phú Thành, người sáng lập công ty lại coi sự sáng tạo, luôn tìm kiếm cái mới là định hướng phấn đấu của

công ty. Khi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất mái hiên cố định thì Phú Thành tập trung sản xuất mái hiên di động, Khi chụp ảnh kỹ thuật số còn mới mẻ ở Việt nam thì Phú Thành là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này và nhanh chóng gặt hái thành công. Cũng theo các nhà quản lý, trong giai đoạn đầu các hình thức biểu hiện văn hóa doanh nghiệp hầu như chưa được định hình.

Câu hỏi thứ 4: Qua phỏng vấn các nhà quản lý của doanh nghiệp, hiện nay hầu hết các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp đã được định hình một cách đầy đủ

DN Các biểu hiện văn hóa doanh nghiêp

Kiến trúc Khẩu hiệu Biểu tượng Bộ quy tắc ứng xử Trang phục Triết lý kinh doanh Chuẩn mực đạo đức Niềm tin Lễ nghi Công ty Inox Hoàng Vũ         Công ty cổ phần Phú Thành       Về Kiến trúc:

- Công ty INox Hoàng Vũ có trụ sở chính tại Khu công nghiệp vừa và nhỏ Nam Từ

Liêm. Công ty được thuê dài hạn đất khu công nghiệp để phục vụ sản xuất. Kiến trúc

của công ty chưa có nét đặc trưng riêng. Nguyên nhân chính là do địa phương đang có chủ trương dịch chuyển các công ty trong Khu công nghiệp sang Đông Anh nên công ty không đầu tư cho kiến trúc của văn phòng công ty. Bên cạnh đó, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp không đặt năng đầu tư cho yếu tố này vì cho rằng đó không phải là yếu tố quan trọng đối với công ty ở giai đoạn hiện nay.

- Công ty cổ phần Phú Thành có trụ sở chính tại làng nghề Triều khúc- Hà nội. Công ty kinh doanh các loại đèn trang trí và chiếu sáng, do vậy công ty rất quan tâm đầu tư kiến trúc, trong đó đặc biệt là kiến trúc ngoại thất mang nét đặc trưng riêng biệt của một công ty chuyên cung cấp đèn trang trí chiếu sáng. Công ty sử dụng chính các sản phẩm của mình để tạo ra nét kiến trúc ngoại thất cho công ty

Về biểu tượng:

Biểu tượng của công ty Inox Hoàng Vũ (hình 1)

Biểu tượng của công ty cổ phần Phú Thành (hình 2)

Khi phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp được biết, biểu tượng của công ty Inox Hoàng Vũ đã được hình thành từ những năm đầu mới thành lập và được duy trì cho tới nay. Ý tưởng hình thành biểu tượng của công ty rất đơn giản như tư duy của lãnh đạo doanh nghiệp ngày mới thành lập. Tuy nhiên do biểu tượng này đã gắn bó và trở thành hình ảnh để nhận diện thương hiệu của công ty nên công ty không có ý định điều chỉnh hình ảnh của biểu tượng. Bên cạnh đó, do sản phẩm của công ty là các sản phẩm thép nên công ty cần có biểu tượng để in nổi trên tất cả các sản phẩm thép. Vì thế biểu tượng của công ty cần được thiết kế đơn giản để phù hợp với công nghệ dập nổi trên sản phẩm. Từ việc nghiên cứu biểu tượng của công ty, đã cho chúng ta thấy biểu tượng của một công ty không quan trọng là nổi bật, thu hút sự quan tâm hay đa ý tưởng, nhiều ý nghĩa ngầm định như một số biểu tượng của các doanh nghiệp hàng đầu

thế giới như “Quả táo khuyết của apple” hay “Sự bắt tay giữa khách hàng và đối tác của Huyndai” mà quan trọng hơn biểu tượng đó có phù hợp với các điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không

Biểu tượng của công ty Phú thành được giám đốc Hồ Hoàng Hải giải thích đó là hình ảnh khái quát của những công trình cao tầng, công trình công cộng sau khi được thiết kế đèn trang trí. Màu vàng trong biểu tượng chính là màu của ánh sáng của đèn chiếu sáng, trang trí. Biểu tượng của công ty Phú Thành đã được thay đổi nhiều lần trước khi hình thành biểu tượng như hiện nay do công ty đã có 3 lần dịch chuyển lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của mình.

Về Khẩu hiệu:

Công ty Inox Hoàng Vũ luôn đề cao khẩu hiệu “Bán chất lượng tặng hài lòng”. Khẩu hiệu này xuất phát từ chính triết lý kinh doanh của công ty “Tồn tại dựa trên chất lượng, phát triển dựa trên uy tín”

Theo lãnh đạo công ty cổ phần Phú Thành do đã trải qua nhiều lần thay đổi lĩnh vực kinh doanh, ở mỗi thời điểm công ty cũng đưa ra những khẩu hiệu cho hoạt động kinh doanh nhưng khá mờ nhạt, không tạo được nét văn hóa riêng biệt của công ty.

Về bộ quy tắc ứng xử:

Qua phỏng vấn lãnh đạo của các doanh nghiệp cho biết họ chưa xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong toàn phạm vi công ty một cách chính thống. Hiện ở các doanh nghiệp này chỉ có những quy tắc ứng xử bất thành văn được ngầm định và tuân thủ trong doanh nghiệp. Ngoài ra, một nguyên nhân mà các lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng chưa cần phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử bởi đặc thù về tổ chức nhân sự ở các doanh nghiệp này là lực lượng lao động trực tiếp có trình độ thấp nên việc có bộ quy tắc ứng xử thì cũng khó thực thi. Bộ quy tắc ứng xử sẽ tồn tại mang tính hình thức.

Về triết lý kinh doanh:

Công ty Inox Hoàng Vũ luôn trung thành với triết lý: “Tồn tại dựa trên chất lượng, phát triển dựa trên uy tín”. Các thế hệ lãnh đạo công ty luôn lấy chất lượng là

thước đo quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của công ty. Thực tế, các sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao chất lượng, được khách hàng thừa nhận. Công ty đã có nhiều chương trình hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp nước ngoài để giúp công ty về công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn.

Công ty cổ phần Phú Thành có triết lý: “Khám phá, chinh phục và luôn đi đầu trong lĩnh vực mới”, Giám đốc Hồ Hoàng Hải cho rằng ông đã theo đuổi triết lý này từ khi mới bắt đầu kinh doanh Mái hiên di động. Lần đầu tiên nhìn thấy một người Hoa ở quận 5- TP HCM sử dụng chiếc mái hiên di động, Hồ Hoàng Hải đã xin làm đại lý cho một ông chủ người Hoa sản xuất Mái hiên di động và là người đầu tiên đưa sản phẩm này ra thị trường Hà Nội. Sau một thời gian kinh doanh mái hiên di động, Hồ Hoàng Hải tiếp tục tìm kiếm những sản phẩm mới để kinh doanh. Trong một chuyến đi sang Thái Lan, Hồ Hoàng Hải thấy người thợ chụp ảnh có thể sửa ảnh theo ý muốn của khách hàng, Hải nhanh chóng tiếp cận để mua và học cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh và đưa dịch vụ này về Hà Nội kinh doanh. Khi ảnh kỹ thuật số trở nên quá phổ biến, Hải một lần nữa khám phá một lĩnh vực mới là thiết kế và thi công đèn chiếu sáng, trang trí cho các công trình cao tầng và công trình công cộng. Hồ Hoàng Hải cho rằng nếu không liên tục khám phá cái mới thì doanh nghiệp sớm muộn gì cũng phải chấm dứt hoạt động bởi trong xã hội hiện đại không có thứ sản phẩm nào tồn tại vĩnh cửu.

Về Niềm tin và chuẩn mực đạo đức:

Các lãnh đạo của doanh nghiệp đều cho rằng trong đơn vị của họ luôn đề cao các chuẩn mực đạo đức trong mọi khâu công việc. Đặc biệt là các chuẩn mực đạo đức đối với cộng đồng. Với hơn 20 năm hoạt động trên thị trường, trải qua nhiều biến động thăng trầm có những lúc Phú Thành tưởng như vỡ nợ phải đóng cửa nhưng với niềm tin đã được xây dựng một cách khá vững chắc các doanh nghiệp này đã vượt qua được những thời điểm khó khăn để tiếp tục phát triển cho tới ngày nay.

Về lễ nghi:

Cả hai doanh nghiệp đều có các lễ nghi truyền thống. Cuối năm, các doanh nghiêp này đều tổ chức lễ tổng kết và liên hoan với sự tham gia của tất cả các thành viên của

doanh nghiệp. Theo các lãnh đạo doanh nghiệp, họ cho rằng việc duy trì lễ tổng kết hàng năm giúp họ gắn kết các thành viên, tạo động lực, hưng phấn cho người lao động. Bên cạnh đó, các lễ kỷ niệm ngày thành lập được tổ chức 5 năm một lần với quy mô lớn cũng trở thành hoạt động định kỳ trong doanh nghiệp

Câu hỏi thứ 5: Trong các yếu tố văn hóa mà doanh nghiệp đã định hình, doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển những yếu tố văn hóa nào?

Các nhà quản lý của cả hai doanh nghiệp đều đồng quan điểm cho rằng họ không có ý định phát triển tất cả các yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Một số yếu tố họ cho rằng chỉ phát triển ở mức độ căn bản đáp ứng yêu cầu công việc và có tính hướng nội như trang phục, lễ nghi. Theo ông Vũ Tiến Công – Tổng giám đốc Inox Hoàng Vũ, việc đầu tư vào trang phục cho người lao động không khó nhưng tác động của giá trị văn hóa này tại công ty không đáng kể vì người lao động chỉ sử dụng trong một số ít dịp lễ nghi. Cũng theo ông Công, các yếu tố văn hóa mà doanh nghiệp tập trung duy trì và phát triển là: triết lý kinh doanh, khẩu hiệu, chuẩn mực đạo đức. Và trong thời gian tới, công ty sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp. Còn theo ông Hồ Hoàng Hải – Chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần Phú Thành thì các yếu tố văn hóa mà doanh nghiệp tập trung duy trì và phát triển là : triết lý kinh doanh, biểu tượng, chuẩn mực đạo đức.

Câu hỏi thứ 6: Phát triển văn hóa doanh nghiệp là để hướng nội hay hướng ngoại?

Cả hai nhà quản lý doanh nghiệp đều khẳng định trước hết phát triển văn hóa doanh nghiệp là để hướng nội. Họ mong rằng, các giá trị văn hóa cốt lõi sẽ được mọi người lao động trong doanh nghiệp hiểu, ủng hộ và góp phần duy trì củng cố trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cũng thừa nhận, bên cạnh mục tiêu

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng lý thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một số doanh nghiệp việt nam (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)