Phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng lý thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một số doanh nghiệp việt nam (Trang 58 - 60)

4.1.1 Khái niệm và vai trò của phát triển văn hóa doanh nghiệp

4.1.1.1 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp

4.1.1.2 Vai trò của phát triển văn hóa doanh nghiệp

4.1.2 Đánh giá phát triển văn hóa doanh

nghiệp theo lý thuyết của Schein

4.1.2.2 Phát triển các giá trị công bố 4.1.2.3 Phát triển các niềm tin ngầm định

4.1.3 Đánh giá phát triển văn hóa doanh

nghiệp theo lý thuyết của Deninson

4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp

Thứ nhất, theo logic tiếp cận của học phần: Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi 3 yếu tố là văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và các yếu tố khác. Tuy nhiên, 2 nội dung cốt lõi là văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp. Do vậy, tác giả đề xuất chương 4 chỉ tập trung vào 2 yếu tố cốt lõi này.

Thứ hai, sửa tên chương 4 : “Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh” thành “Phát triển văn hóa kinh doanh”. Nếu sử dụng thuật ngữ “Xây dựng” thì có thể hiểu là chưa có văn hóa kinh doanh nên phải xây dựng mới nhưng thực tế văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng đã tồn tại trong một xã hội dưới những hình thái nhất định mà không cần phải có chủ thể xây dựng. Hơn thế nữa, xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh sẽ tập trung vào hai nội dung chính là : xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân; xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Mà văn hóa doanh nhân của một xã hội đã được hình thành từ lâu đời, tới mỗi giai đoạn phát triển Chính phủ có thể có những chương trình phát triển nhằm thúc đẩy các nét văn hóa doanh nhân trong cộng đồng doanh nhân. Đối với văn hóa doanh nghiệp, nó đã được hình thành ngay từ ngày đầu thành lập doanh nghiệp, đôi khi nó được hình thành một cách tự phát như những giá trị cốt lõi hay các quy tắc ứng xử bất thành văn trong doanh nghiệp.

Thứ ba, cần có khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong bài giảng để phù hợp với mục tiêu của chương 4. Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp được tác giả đề xuất : “Phát triển văn hóa doanh nghiệp là một quá trình chuyển biến một cách tích cực của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp theo một định hướng chiến lược nhất định mà các chủ thể quản trị doanh nghiệp đã xác định, thông qua đó

văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động tích cực hơn tới hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp và từ đó sẽ tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh trong cộng đồng.

Thứ tư, để đánh giá phát triển văn hóa doanh nghiệp cần có mô hình cụ thể. Qua nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, tác giả nhận thấy: Mô hình Denison đã được nghiên cứu và sử dụng trong giảng dạy ở một số trường đại học. Bên cạnh đó, đã có một số các nhà khoa học trong nước đã vận dụng mô hình Denison trong nghiên cứu thực tiễn phát triển văn hóa doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đề xuất bổ sung mô hình Denison trong giảng dạy học phần Văn hóa kinh doanh.

3.2 Đề xuất một số tình huống phục vụ giảng dạyTình huống số 1: Tình huống số 1:

Đây là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng từ nguyên liệu thép. Công ty đã có hơn 20 năm hoạt động liên tục trên thị trường. Định hướng chiến lược của công ty giai đoạn 5 năm tiếp theo là nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng trên thị trường truyền thống của doanh nghiệp. Vận dụng mô hình DOCS của Deninson để đánh giá phát triển văn hóa doanh nghiệp cho kết quả như sau (Hình 3.1)

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng lý thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một số doanh nghiệp việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)