Dải phân cách được sử dụng để che chắn các mối nguy hiểm trên đường hoặc để ngăn va chạm trực diện xe cộ, giảm TNGT nghiêm trọng xe va vào nhau ngược chiều .
16
Nhưng dải phân cách cũng là nguyên nhân chiếm 15-20% TN trên trục đường do xe tải đâm vào DPC. Để tăng an toàn giao thông thì thường bố trí các công trình chống lóa mắt cho xe đi ngược chiều. Dải phân cách mềm d o (ví dụ dây thừng), nửa cứng (ví dụ d m thép) hoặc cứng (ví dụ:bê tông), và có thể được áp dụng trên lề đường; tâm đường; hoặc cả hai
2.3.1.4 Đường nhánh
“Đường nhánh” là nhập và tách khỏi (vào và ra) khỏi làn đường chính, chẳng hạn như các nút giao ( ngã ba chữ Y hay T, ngã tư chữ +) , đoạn dốc nối, đường vào các khu dân cư, nơi đậu xe (thậm chí là các điểm đỗ xe bên đường), điểm dừng xe buýt… Khi phương tiện đi với tốc độ trên 30 km/h thì rất nguy hiểm nếu đứng trên góc độ an toàn đường bộ. Đặc biệt là ở khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng có nhiều nhà dân sống dọc hai bên đường và nhiều đường nhánh nhỏ dọc trên các tuyến đường để đi vào nhà dân.
Hình 2.5 : Nút giao ngã ba chữ T không đèn điều khiển 2.3.2 Mối liên hệ giữa TCGT đến TNGT
Tại các thành phố, TCGT trên đường được điều tiết hoặc điều khiển bằng đèn giao thông và các biển báo, tín hiệu và đảo. Tuy nhiêu, có nhiều TN xảy ra do các biển báo và biển chỉ dẫn trên đường chưa thu hút sự chú ý của những người lái xe (theo Osueke & Okorie, 2012). Biển báo phụ thuộc vào tính chất của đường và việc sử dụng con đường, c n giới hạn tốc độ để có thể quan sát được.
2.3.2.1 Mối quan hệ giữa đảo đến TNGT
Đảo dẫn hướng có nhiều dạng khác nhau (tam giác, tròn, elip, hình giọt nước, dạng kéo dài…) với vai trò phân tách luồng giao thông, dẫn các luồng xe đi theo những hướng nhất định nhằm nâng cao an toàn xe chạy và khả năng thông xe của nút. giảm bớt các điểm xung đột nguy hiểm, phân tán các điểm xung đột và giảm độ phức tạp của nút.
17
Đảo hình xuyến đường một chiều xung quanh đảo trung tâm hình tròn, với lối vào được kiểm soát bởi vạch và biển báo nhường đường có thể được lắp đặt với chi phí tương đối trung bình đến cao, và có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ rất lớn các vụ va chạm tiềm ẩn (giảm 60% TN thương vong)[11].
2.3.2.2 Mối quan hệ giữa khiếm khuyết c a iển áo đến TNGT
Biển báo nhiều nơi lắp đặt không đúng vị trí gây cản trở t m nhìn cho người tham gia giao thông và đôi khi trở thành vật cản trên đường, khi lắp đặt nhiều biển báo tại cùng một vị trí sẽ làm cho người tham gia giao thông bị quá tải thông tin trong khi anh ta cũng phải nhận tất cả các thông tin khác về tình hình giao thông. Và một điều rất dễ nhận thấy nữa trên các tuyến đường nước ta là biển báo thường bị cây cối che khuất.
Hình 2.6. Biển báo bị cây cối che khu t
18
2.3.2.3 Mối quan hệ giữa khiếm khuyết sơn k đường và TNGT
Tuổi thọ của sơn k đường rất ngắn vì vậy chúng mờ d n rất nhanh và mất hẳn ở nhiều chỗ. Và ta thường thấy ở một số nơi sơn k đường mới và cũ chồng chéo lên nhau sẽ làm cho người lái xe mất phương hướng trong một số trường hợp.
Hình 2.8 Sơn k đường, gờ giảm tốc bị mờ
Nếu bố trí hợp lý chỗ băng qua đường cho người đi bộ có thể có tác dụng đáng kể trong việc giảm tỷ lệ va chạm giữa phương tiện và người đi bộ như so với đường không có điểm giao cắt được chỉ định (giảm 25-45% cho đường đi bộ có vạch sơn, và 60% đường đi bộ có vạch sơn và làm dốc cao) [11].
2.3.2.4 Mối quan hệ đường đi ộ và TNGT
Đường người đi bộ sử dụng ở các khu vực trung tâm thành phố, nơi có số lượng người đi bộ nhiều, để giảm nguy cơ thương tích và tử vong cho người đi bộ, cũng như tăng sự hấp dẫn và việc sử dụng đi bộ làm phương tiện giao thông, do đó làm giảm đường tắc nghẽn và mang lại các lợi ích sức khỏe.Việc bố trí lối đi bộ có thể giảm đáng kể tỷ lệ va chạm giữa phương tiện và người đi bộ (giảm 40-60%) khi không bố trí [11].
19
2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa vào các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập trên, đề tài lựa chọn cơ sở nghiên cứu áp dụng cho đường bộ trong địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau :
2.4.1 Cơ sở xác định tuyến đen, điểm đen, điểm cận đen, điểm tiềm ẩn TNGT của đề tài đề tài
Tác giả đã lựa chọn cơ sở nghiên cứu để cảnh báo có hiệu quả và thuận lợi cho việc khảo sát các điểm TNGT như sau:
+ Tuyến đen là đoạn có mật độ TNGT trung bình/ 1km cao hơn 20% mật độ TNGT trung bình/ 1km của chiều dài toàn tuyến (tuyến có nhiều điểm TNGT).
+ Điểm đen: Điểm thỏa mãn tiêu chí theo thông tư 26/12/TT-BGTVT và có hệ số BS >=46.
+ Điểm tiềm ẩn TNGT: Điểm thỏa mãn tiêu chí theo TT 26/12/TT-BGTVT và có hệ số BS<23.
+ Điểm cận đen: Điểm có hệ số 23=<BS<46 (tương ứng 1 vụ TNGT có 1 người chết, hoặc 1 người chết và 1 người bị thương).
2.4.2 Cơ sở xác định ảnh hưởng của HHĐ và TCGT đến TNGT của đề tài
Các yếu tố ảnh hưởng của hình học đường đến TNGT, tác giả lựa chọn như bảng sau :
Bảng 2.1 : Các yếu tố hình học đường và TCGT đề xu t nghiên cứu của đề tài Yếu tố chung Yếu tố chi tiết Yếu tố khảo sát
HÌNH HỌC ĐƯỜNG ĐƯỜNG Mặt cắt ngang đường Bề rộng xe chạy Số làn xe Dải phân cách Lề đường (dải mép Vtk >= 50km/h) Độ dốc dọc Trị số, lên dốc, xuống dốc id>=4%
Đường cong nằm Bán kính R< 400m, ảnh hưởng các đường cong liền kề
TỔ CHỨC GIAO THÔNG GIAO THÔNG
Vạch sơn , biển báo Chất lượng, tình trạng, số lượng, nội dung, khả năng hiển thị, khả năng nhận ra.
Lối đi bộ cho người qua đường
Không bố trí, bố trí không hợp lý
Tại nút Đèn điều khiển, góc giao, hình thức giao , đảo trong nút
20