6. Kết cấu của đề tài
1.2. Vai trò của sinh viên trong hoạt động quảng bá tuyển sinh của Trường
đến hoạt động quảng bá tuyển sinh của nhà trường. Cứ 150 sinh viên chỉ có 30 sinh viên quan tâm đến hoạt động quảng bá tuyển sinh (chiếm 20%), có chưa tới 1% số sinh viên được khảo sát có nhu cầu, nguyện vọng được tham gia hỗ trợ Tổ Tuyển sinh và Truyền thông của nhà trường đến tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các trường trên khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Vậy, với số lượng sinh viên rất lớn nhưng sự quan tâm của sinh viên đến hoạt động quảng bá tuyển sinh nhà trường lại chiếm tỉ lệ rất ít thì nhà trường cần làm gì để nâng cao vai trò của sinh viên trong hoạt động quảng bá tuyển sinh?
Sự quảng bá tuyển sinh của sinh viên là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của nhà trường trong hoạt động chiêu dụng sinh viên, đảm bảo đáp ứng đủ số lượng chỉ tiêu tuyển sinh đề ra. Vì vậy, giữa nhà trường và sinh viên cần có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ qua lại, tạo động lực thúc đẩy khả năng của sinh viên và nhà trường trong hoạt động quảng bá tuyển sinh và nâng cao chất lượng tuyển sinh trong năm học tiếp theo của nhà trường.
1.2. Vai trò của sinh viên trong hoạt động quảng bá tuyển sinh của Trường Đại học Luật, Đại học Huế Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Công tác tuyển sinh của Trường Đại học Luật, Đại học Huế cần có sự phối hợp giữa nhà trường với người học, cựu người học và các nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu, công tác tại trường. Sinh viên không chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu học tập ở trường, mà còn nên kết hợp chặt chẽ với nhà trường, tạo thành một kênh quảng bá, giúp đưa hình ảnh của nhà trường đến với học sinh cả nước. Theo kết quả khảo sát 150 sinh viên khóa 41 về những hoạt động sinh viên có thể làm để nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá tuyển sinh của nhà trường thì sinh viên có thể quảng bá tuyển sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau, cụ thể, trong 150 sinh viên được khảo sát thì có 130 sinh viên có khả năng tham gia hỗ trợ cho hoạt động quảng bá tuyển sinh của nhà trường bằng cách giới thiệu hình ảnh của Trường Đại học Luật, Đại học Huế đến với đông đảo người thân, bạn bè (chiếm 86,67%); 30 sinh viên có thể hỗ trợ cho Tổ tuyển sinh và Truyền thông của nhà trường tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại các trường THPT trên phạm vi khu vực Miền Trung – Tây Nguyên (chiếm 20%); 37 sinh viên có khả năng tham gia viết bài
20
cho trang confession của Trường, viết các bài viết giới thiệu hình ảnh nhà trường đăng lên mạng xã hội (chiếm 24,67%).
Khảo sát cho thấy hầu hết các sinh viên ít quan tâm đến hoạt động quảng bá tuyển sinh của Trường Đại học Luật, Đại học Huế, tuy nhiên vai trò của họ trong hoạt động này là không thể phủ nhận. Khi sinh viên, cựu sinh viên tham gia vào quá trình quảng bá tuyển sinh này, có thể kể đến những vai trò của họ như sau:
Thứ nhất, sinh viên có thể hỗ trợ nhà trường trong các chiến dịch tuyển sinh đến các trường THPT trong và ngoài địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với các chương trình đó, không những có thể hỗ trợ nhà trường trong việc quảng bá hình ảnh của Trường Đại học Luật, Đại học Huế tới các bạn học sinh THPT, sinh viên của trường còn có cơ hội trải nghiệm trong một vị trí và nhiệm vụ mới, điều mà ít trường thực hiện được. Với số lượng sinh viên tham gia nhiều, trường có thể tổ chức các đợt đi tư vấn tuyển sinh trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như ở các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên. Cùng với đó, sinh viên có thể chia sẻ cảm nhận của mình với học sinh các trường THPT, từ đó những học sinh này có thể một phần nào đó hiểu về trường và những hoạt động khi mình là một sinh viên của Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
Thứ hai, sinh viên có thể tham gia góp ý vào những chương trình quảng bá tuyển sinh sắp tới của nhà trường. Sinh viên thường là những người có thể hiểu được tâm lí cũng như nguyện vọng của học sinh THPT nhất. Thêm nữa, trong thời đại hiện nay, sinh viên thường đi liền với sáng tạo và những đổi mới, vì vậy chúng ta không nên bỏ qua những ý tưởng, suy nghĩ mà sinh viên đề xuất. Họ có thể đưa ra những ý kiến giúp cho chương trình quảng bá tuyển sinh của nhà trường diễn ra tốt hơn và thu hút được nhiều học sinh hơn. Một trong những hiệu quả mà hoạt động quảng bá tuyển sinh của nhà trường đem lại là từ những đóng góp, tư duy sáng tạo của các sinh viên. Với mong muốn thu hút được đông đảo học sinh tham gia học tập và nghiên cứu tại trường, các bạn sinh viên ngày càng phát huy hơn nữa những ý tưởng, những đề xuất hết sức sáng tạo và đạt được những hiệu quả rất thiết thực.
Thứ ba, sinh viên có thể cùng với nhà trường xây dựng những cuốn “Cẩm nang tư vấn tuyển sinh”. Những cuốn cẩm nang tư vấn này đem lại một lượng thông tin lớn và bổ ích, cần thiết cho các bạn học sinh THPT, góp phần vào việc đính hướng lựa chọn của họ đối với môi trường đại học trong tương lai. Không những thế, khi sinh viên phối hợp cùng nhà trường, sinh viên có thể được coi như một “trợ thủ đắc lực” cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia soạn thảo cuốn cẩm nang này. Sinh viên có thể nêu ra những vấn đề nên hay không nên đưa vào cuốn
21
sách, để các bạn học sinh có thể tiếp nhận chúng một cách dễ dàng mà không nhàm chán. Nội dung sách liên quan đến ngành đào tạo, đến các hoạt động, phong trào Đoàn – Hội, Câu lạc bộ, Đội, Nhóm,… càng chi tiết thì sẽ càng thu hút học sinh THPT hơn.
Thứ tư, sinh viên có thể thực hiện những cuộc thăm dò, khảo sát về nguyện vọng của học sinh THPT trong một địa bàn lớn. Với số lượng sinh viên hiện tại của Trường Đại học Luật, Đại học Huế, cùng với sự phân bố rộng rãi về quê quán, thực sự rất dễ dàng để các bạn sinh viên có thể làm một khảo sát đối với học sinh THPT nơi mình từng học. Bên cạnh đó, Trường Đại học Luật, Đại học Huế mỗi năm đều tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật cho các bạn học sinh trên địa bàn do Trung tâm Thực hành luật và Khởi nghiệp thực hiện. Thông qua những buổi tuyên truyền đó, các bạn sinh viên cũng dễ dàng khảo sát được mong muốn, nguyện vọng của đa số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và ở các khu vực lân cận. Với những khảo sát và số liệu tổng hợp sau đó, nhà trường sẽ có thể hoạch định ra những chiến lược tuyển sinh hay marketing trong thời gian tới, đảm bảo để có một mùa tuyển sinh thành công và hiệu quả cao.
Thứ năm, sinh viên cũng có thể phát tờ rơi - một hình thức quảng bá tuyển sinh khá hiệu quả cho nhà trường. Bên cạnh các buổi tư vấn hỗ trợ tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp, nhà trường cũng chú trọng đến khâu quảng bá tuyển sinh bằng cách phát tờ rơi. Cũng như đã nói ở trên, số lượng sinh viên của Trường Đại học Luật, Đại học Huế là rất nhiều và phân bố rộng, nên nếu sinh viên có thể hỗ trợ nhà trường với vai trò này thì chắc chắn hiệu quả của công tác tuyển sinh sẽ được nâng cao. Đương nhiên quá trình thực hiện bắt buộc phải nghiêm túc và đồng bộ, tránh tình trạng thay vì tờ rơi đến tay các bạn học sinh thì lại làm mất vệ sinh công cộng.
Thứ sáu, sinh viên sử dụng mạng xã hội trong việc nâng cao hình ảnh của nhà trường tới học sinh THPT. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong cuộc sống hiện tại, gần như bất cứ sinh viên và học sinh nào cũng sử dụng ít nhất một tài khoản mạng xã hội. Mạng xã hội trở thành công cụ truyền thông đắc lực và nhanh chóng, rộng khắp cả nước cho mọi sự kiện. Vì vậy, với những hoạt động tư vấn tuyển sinh, quảng bá tuyển sinh, quảng bá hình ảnh của Trường Đại học Luật, Đại học Huế, nếu được các bạn sinh viên của trường ủng hộ rộng rãi và chia sẻ cho những học sinh THPT cần thiết, thì đây là một kênh quảng bá đắc lực cho nhà trường trong việc thu hút nguyện vọng của học sinh THPT. Việc đưa hình ảnh của nhà trường đến với đông đảo bản thân và gia đình học sinh thì mạng xã hội có thể được xem là con đường nhanh nhất và hiệu quả
22
nhất. Hiện nay, nhà trường còn có các kênh thông tin trên các mạng xã hội do đội ngũ cán bộ giảng viên và các bạn sinh viên tham gia quản lý đã và đang được chia sẻ rộng rãi cho mọi người.
Cuối cùng, mỗi sinh viên đều có thể đảm nhận với vai trò là một nhà tư vấn tuyển sinh. Khoảng cách giữa sinh viên và học sinh gần gũi hơn rất nhiều so với giữa đội ngũ cán bộ giảng viên của trường đại học và học sinh, vì vậy với một nhà tư vấn tuyển sinh là sinh viên thay vì giảng viên, chúng ta sẽ có những cách tiếp cận mới đa dạng hơn. Nếu là một giảng viên, có thể học sinh sẽ không thoải mái nêu ra những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình, thì với một sinh viên, bản thân họ sẽ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ. Và sinh viên cũng có thể nắm bắt được