Nâng cao chất lượng và hình thức của thông điệp truyền thông để quảng

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao vai trò của sinh viên trong hoạt động quảng bá tuyển sinh của trường đại học luật, đại học huế (Trang 57 - 59)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng và hình thức của thông điệp truyền thông để quảng

quan tâm kỹ năng của các bạn ở lĩnh vực này. Đồng thời, trong quá trình tuyển chọn, nhà trường cũng xây dựng những tình huống để thể hiện được sự linh hoạt của sinh viên.

3.2.2. Hoàn thiện quy trình truyền thông để sinh viên quảng bá tuyển sinh phục vụ cho công tác tuyển sinh của trường sinh phục vụ cho công tác tuyển sinh của trường

Dù sử dụng bất kỳ hình thức quảng bá tuyển sinh nào đến thí sinh thì Tổ tuyển sinh và Truyền thông của nhà Trường nói chung và sinh viên tham gia quảng bá tuyển sinh nói riêng đều phải xây dựng được một quy trình truyền thông hoàn thiện trước khi tiến hành tuyển sinh để công tác quảng bá tuyển sinh đạt được kết quả tốt nhất.

3.2.2.1. Xác định mục tiêu quảng bá, phạm vi quảng bá và đối tượng quảng bá tuyển sinh bá tuyển sinh

Trước khi thực hiện quảng bá truyển sinh, người làm công tác tuyển sinh phải quán triệt mục tiêu quảng bá, phạm vi quảng bá và đối tượng quảng bá tuyển sinh cho sinh viên tham gia công tác tuyển sinh. Những yêu cầu này gắn liền với định hướng và chiến lược tuyển sinh của Nhà Trường, có thể thay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ phát triển. Mục tiêu quảng bá tuyển sinh năm nay là gì? Phạm vi quảng bá tuyển sinh ra sao? Gồm những đơn vị nào, tỉnh huyện nào, trường học nào? Đối tượng quảng bá tuyển sinh là ai, học sinh chuyên, không chuyên, học sinh vùng sâu vùng xa hay phụ huynh học sinh? Xác định được những yêu cầu này là bước cơ bản để quyết định lựa chọn hình thức quảng bá tuyển sinh cho phù hợp, đồng thời theo dõi và đánh giá được kết quả quảng bá tuyển sinh sau mùa tuyển sinh.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng và hình thức của thông điệp truyền thông để quảng bá tuyển sinh quảng bá tuyển sinh

Thông điệp truyền thông là những điểm thu hút được sự chú ý của khách hàng, cho khách hàng biết bạn có thể giải quyết được vấn đề của họ như thế nào, vì sao họ nên tin bạn, và vì sao họ nên chọn bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã tạo dựng thông điệp truyền thông và cho rằng mình đã có một thông điệp truyền thông hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy. Một thông điệp truyền đi cần được tiếp nhận và hiểu đúng. Chìa khóa để tạo thông điệp truyền thông hiệu quả là phải đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Thông điệp nên “nói chuyện” cùng với khách

48

hàng. Nó phải hấp dẫn được khách hàng bởi những “điểm nóng” hoặc kích thích cảm xúc bởi những “điểm nhạy cảm”19.

Sau đây là 5 bước sáng tạo thông điệp truyền thông phục vụ công tác tuyển sinh:

Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu.

Mỗi doanh nghiệp thành công đều có thị trường mục tiêu và mỗi Trường đại học đều có thị trường tuyển sinh riêng của họ. Khi đã được thu hẹp lại, thông điệp sẽ gần hơn với đoạn thị trường đó.

Bước 2: Xác định “nỗi đau” của thị trường mục tiêu.

Mỗi thị trường đều có những vấn đề – “nỗi đau” riêng. Bí quyết để phác thảo một thông điệp truyền thông khiến khách hàng phải ngồi và lắng nghe là biết “chỗ đau” đó, cảm nhận và giải quyết nó. Xác định được “chỗ đau” của thị trường nghĩa là bạn hiểu và đồng cảm cùng họ. Thí sinh đang cần gì, đang muốn gì, đang có những thắc mắc ra sao, sở thích hay khả năng công việc trong tương lai là cái họ cần nhất. Xác định được vấn đề thí sinh cần là yếu tố quan trọng để đánh vào tâm lý thí sinh khi đưa ra thông điệp truyền thông.

Bước 3: Trình bày giải pháp của bạn cho các vấn đề của thị trường.

Trình bày giải pháp của bạn chính là phương thuốc chữa bệnh đơn giản và hiệu quả cho những “chỗ đau” của thị trường. Đây là một bước quan trọng. Tiếp đó, xác định tất cả những lợi ích mà giải pháp của bạn mang lại. Thực ra việc đưa ra giải pháp cho thí sinh chính là hướng thí sinh theo mục đích ban đầu của những người làm công tác tuyển sinh.

Bước 4: Trình bày giải pháp cho những người có tình trạng tương tự.

Mọi người sẽ tin nếu người khác nói, những người gặp vấn đề tương tự như họ và đã có những kết quả tích cực. Trong bước này, bạn cần chứng minh môi trường giáo dục và khả năng nghề nghiệp sau khi học tại Trường với các minh chứng là các thế hệ sinh viên đã ra Trường có những thành công gì.

Case Study nên xây dựng theo khung: 1. Vấn đề

2. Các giải pháp

3. Các kết quả

19 David Frey (2017), 5 bước sáng tạo thông điệp truyền thông, http://plato.edu.vn/5-buoc-sang-tao-thong-diep- truyen-thong-2/, truy cập Thứ Tư 06/02/2019.

49

Bước 5: Giải thích những khác biệt của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

Đối với thí sinh, họ muốn Trường này phân biệt mình với các Trường khác. Bạn cần giao tiếp theo cách riêng của bạn. Khách hàng đang tìm kiếm khác biệt của bạn. Và những khác biệt cần phải có giá trị với khách hàng. Nó phải là một cái gì đó mà họ quan tâm20.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao vai trò của sinh viên trong hoạt động quảng bá tuyển sinh của trường đại học luật, đại học huế (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)