Vị trí của ngành trong bức tranh chung của ngành tại khu vực

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động marketing của công ty TH TRUE MILK (Trang 28 - 30)

Ngành sữa thế giới chủ yếu tập trung ở các nước phát triển như Mỹ, New Zealand, Úc… và các sản phẩm thường được xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành sữa đến từ Trung Quốc và Châu Âu (tốc độ phát triển lên tới 20%/ năm).

Ngành sữa đóng vai trò quan trọng trong trong hệ thống thực phẩm toàn cầu và cả trong sự phát triển bền vững của các khu vực nông thôn. Thực tế, ngành sữa đang đóng góp tích cực vào nền kinh tế của nhiều cộng đồng, khu vực và đất nước. Hiện nay, cầu về sữa ở thế giới đang có xu hướng tăng, thêm vào đó là nền công nghiệp đang có xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng về phạm vi và mức độ của giao dịch sữa toàn cầu.

Ở khu vực Châu Á, Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa phát triển năng động, đặc biệt là trong những năm gần đây. Cũng như nhiều quốc gia sản xuất, chế biến sữa khác, ngành sữa của Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu cung phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Việt Nam là một đất nước vốn không có lịch sử phát triển chăn nuôi bò sữa mà xu hướng này mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tính đến năm 2015, Việt Nam có hơn 275 nghìn con bò với tổng cộng 19 nghìn cơ sở chăn nuôi bò sữa. Chăn nuôi bò sữa cần vốn và công nghệ cao, tuy nhiên Việt Nam hiện nay hoạt động chăn nuôi chủ yếu thực hiện tại các hộ gia đình cá thể với quy mô nhỏ (dưới 20 con), người nông dân thiếu các kiến thức về chăn nuôi và phòng chống bệnh tật cho bò từ đó dẫn đến năng suất thấp, chi phí sản xuất cao và chất lượng sữa không đồng đều so với nhiều quốc gia khác.

Theo Vietnam Industry Research and Consultant (VIRAC) thì Tây Âu có giá thành sản xuất vào khoảng 45-55 USD/100 kg. Còn ở Mỹ thì con số này vào khoảng 35-60 USD tùy theo mức độ phát triển của các vùng. Các nước như Argentina có thời tiết thuận lợi và đất nuôi thả rộng lớn nên có giá thành rẻ hơn. Giá thành sản xuất ở Châu Đại dương vào khoảng 36,6 USD/ kg, ở Úc vào khoảng 30- 35 USD/100 kg và rơi vào khoảng 41-42 USD ở New Zealand. Sự khác biệt này là do sự khác nhau về giá thức ăn, giá đất và sự tăng giá của đồng NZD vào gần đây. New Zealand từng có 1 mức giá rất cạnh tranh (12 USD/ 100kg) tuy nhiên sự tăng giá đồng tiền và sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào đã làm tăng mức giá lên gấp 3 lần. Nhìn chung thì chi phí sản xuất không biến động mạnh mẽ qua các thời kỳ.

Theo Euromonitor, trong năm 2009, sản xuất sữa nguyên liệu từ đàn gia súc trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 20-30% tổng mức tiêu thụ sữa. Ở Việt Nam, chỉ có 5% của tổng số bò sữa được nuôi tập trung ở trang trại, phần còn lại được nuôi dưỡng bởi các hộ gia đình ở quy mô nhỏ lẻ. Đến cuối năm 2009, có 19.639 nông dân chăn nuôi bò sữa với mức trung bình là 5,3 con bò mỗi trang trại. Hậu quả là các sản phẩm sữa của Việt Nam là một trong những nơi đắt nhất trên thế giới. Chi phí trung bình của sữa ở Việt Nam là 1,40 USD /lít, so với 1,30 USD /lít ở New Zealand và Philippines, 1,10-1,20 USD /lít tại Úc và Trung Quốc, và 0,90 USD /lít ở Anh, Hungary và Brazil. Để xây dựng một hệ thống chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn, doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn rất lớn. Hơn nữa, muốn đáp ứng yêu cầu thị trường, các doanh nghiệp trong ngành sữa phải nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu, thiết bị từ nước ngoài do kỹ thuật trong nước còn hạn chế ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, doanh thu của doanh nghiệp. Các Công ty sữa phụ thuộc vào sữa bột nhập khẩu hơn là sản xuất sữa tươi trong nước. Sản xuất sữa phải đối mặt với sự mất cân bằng cung và cầu khi đàn bò sữa

trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20-30% tổng nhu cầu sữa trên toàn quốc. Sự phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra một nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến động giá của các sản phẩm sữa nhập khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam nhập khẩu 72% của tổng sản phẩm sữa trong năm 2009, bao gồm 50% sữa nguyên liệu và 22% sữa thành phẩm. Mặt khác, từ sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác động tiêu cực đến số lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa Việt Nam.

Nhưng đến năm 2014 thì số lượng bò sữa cả nước đã tăng lên gấp đôi so với năm 2008, chất lượng giống được cải thiện, sữa tươi đảm bảo an toàn thực phẩm và đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Năng suất sữa bò ngày càng tăng và cao hơn các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. So sánh với các nước trong ASEAN và Trung Quốc thì năng suất bò sữa của Việt Nam đang cao hơn. Tuy nhiên, so với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thì Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều. Bởi Việt Nam không phải là nước có lợi thế trong chăn nuôi bò sữa, nhiệt đột thích hợp chăn nuôi bò sữa là từ 20-250C. Trong khi, cơ cấu thức ăn xanh cho bò sữa Việt Nam hiện vẫn chưa định hình. Số hộ chăn nuôi nhỏ và siêu nhỏ đang chiếm 66% số bò sữa. Sự liên kết của doanh nghiệp và hộ nông dân cũng chưa được thiết lập. Dự báo đến năm 2045, Việt Nam mới đạt được năng suất như Đài Loan hiện nay với 1 triệu bò sữa. Tuy nhiên tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả là có sự gắn kết giữa hộ chăn nuôi với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sữa.

Tới năm 2015, chi phí sản xuất sữa của Việt Nam đã vượt lên mức trung bình của thế giới, trong điều kiện lĩnh vực chăn nuôi vẫn ở mức độ không tập trung và quy mô nhỏ (không đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô), sản lượng thấp (12-15 lít/con bò/ ngày) và giá thức ăn chăn nuôi và thú y vẫn ở mức cao nhưng các doanh nghiệp đã phát triển tốt hơn các dây chuyền chế biến tiên tiến. Nhìn chung ngành sản xuất chế biến sữa nước ta hiện nay có trình độ thiết bị, công nghệ vào loại khá ở khu vực, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành có thiết bị và công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới. Do ngành mới phát triển nên nhu cầu về cập nhật, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành là rất lớn. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành đã quan tâm đến công tác đổi mới, cập nhật và đặc biệt là quản trị công nghệ thông qua các dự án xây mới và đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy sử dụng thiết bị tiên tiến và công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, đối với một số cơ sở sản xuất chế biến sữa có công suất thấp việc cập nhật công nghệ ở các cơ sở này chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn tình trạng thiết bị, công nghệ lạc hậu. Mặc dù ở một vài cơ sở sản xuất nhỏ, việc cập nhật, đổi mới công nghệ đã ít nhiều được quan tâm nhưng khái niệm về quản trị công nghệ thì còn rất xa lạ.Dù vậy, điều này vẫn dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu sữa tươi cho ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam kéo dài nhiều năm và phải phụ thuộc khá lớn vào thị trường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động marketing của công ty TH TRUE MILK (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)