BIỂU SỐ 2.27: SỔ CÁI TÀI KHOẢN
3.4.2 Những tồn tạ
Hoạt động tiêu thụ của công ty dàn trải trên rất nhiều các mặt hàng mà chưa xác định được mặt hàng nào là chủ lực để đầu tư chiếm ưu thế trên thị trường. Công ty chưa thực sự trú trọng đến công tác xúc tiến bán hàng nhất là việc quảng bá hình ảnh của công ty.
Công ty không tổ chức sổ chi tiết bán hàng mà chỉ theo dõi tình hình bán hàng, doanh thu qua các hóa đơn bán hảng và bảng kê hóa
đơn bán hàng điều này chỉ mang tính liệt kê thành phẩm bán ra mà không có tính hạch tốn. Bảng kê hóa đơn bán hàng chỉ phản ánh chỉ tiêu giá trị mà không có chỉ tiên số lượng, để theo dõi chỉ tiêu số lượng và tên khách hàng thì phải xem lại hóa đơn bán hàng, điều này rất khó cho việc đối chiếu kiểm tra.
Công ty theo dõi doanh thu và giá vốn chưa theo danh điểm thành phẩm. Điếu đó làm cho thông tin cung cấp bị hạn chế, sẽ không biết mặt hàng nào đang kinh doanh bị thua lỗ vì thế có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm hay không có các điều chỉnh phù hợp
Trong năm 2007 công ty sử dụng mức chiết khầu bán hàng từ 1% đến 3% mức này còn thấp chưa mang lại hiệu quả lớn và chưa làm tăng khả năng thanh tốn của đơn vị. Mức chiết khấu phù hợp có tác dụng rất quan trọng, công ty nên có cân nhắc trong việc nâng cao mức chiết khấu này.
Việc cho khách hàng nợ là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Nhưng số dư của tài khoản phải thu khách hàng vào năm 2007 lên tới gần 29 tỷ đồng. Số tiền phải thu là lớn nhưng công ty không lập dự phòng cho khoản phải thu này điều này có thể dẫn đến những tác động xấu cho tình hình tài chính của công ty. Theo nguyên tắc thận trọng thì các công ty phải lập dự phòng cho các khoản phải thu của mình. Công ty phải có các biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền cũng
như phân tích tình hình tài chính của khách hàng khi cho phép họ nợ tiền.
Do công ty sử dụng phần mềm kế tốn máy nên khi khách hàng thanh tốn ngay công ty vẫn sử dụng TK 131 để hạch tốn sau đó mới chuyển sang TK 111 hay TK 112 điều này làm đơn giản công tác kế tốn nhưng mặt khác nó làm cho các định khoản sẽ phát sinh nhiều hơn thực tế.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tương đối lớn đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp (năm 2007 chi phí này là hơn 7 tỷ đồng). Công ty cần có các biện pháp giảm bớt những chi phí không thực sự cần thiết. Ngồi ra việc đưa tồn bộ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ vào xác định kết quả tiêu thụ là chưa chính xác mà phải phân bổ cho sản phẩm tồn kho cuối kỳ, phần chi phí phục vụ cho thành phẩm xuất bán trong kỳ mới đưa vào xác định kết quả tiêu thụ.
Công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế tốn Fast Accouting, phần mềm này chưa áp dụng cho tồn bộ các phần hành nên khó cho việc nối mạng cục bộ nhằm giảm thiểu các công việc kế tốn cần thực hiện nhất là trong việc đối chiếu và tổng hợp số liệu.