Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng nội dung nghị quyết đại hội lần thứ XII của đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới vào giảng dạy các học phần lý luận chính trị ở trường đại học thương mại (Trang 27 - 33)

L ỜI CẢM ƠN

1.2.1.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

7. Kết cấu đề tài

1.2.1.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1.2.1.1. Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một thời gian dài, do nhận thức không đúng về mô hình kinh tế trong TKQĐ lên CNXH và chịu ảnh hưởng tư duy có tính hệ thống của các nước đang xây dựng XHCN, nên chúng ta không thừa nhận KTTT và CCTT. Kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp gắn với nền kinh tế hiện vật được quan niệm là bản chất kinh tế trong CNXH. Tuy nhiên cả về lý luận và thực tiễn cho thấy việc phủ nhận KTTT, CCTT trong TKQĐ lên CNXH là sai lầm. Đặc biệt tình trạng khủng hoảng sâu sắc và sụp đổ hệ thống XHCN, suy thoái kinh tế Việt Nam cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX càng chứng tỏ nhận thức sai lầm về mô hình kinh tế của CNXH. Hàng loạt các nước XHCN sụp đổ, nhiều nước đã phải chuyển đổi trong đó có Việt Nam.

Tư duy mới về mô hình kinh tế XHCN ở nước ta đã bắtđầu hình thành từ đầu những năm80 thế kỷ trước. Nhưng dấu ấn lịch sử quan trọng khẳng định bước thay đổi đột biến nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về KTTT được thể hiện rõ ở Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng. Từ đó, nhận thức mới của Đảng về sự cần thiết và có thể sử dụng KTTT làm phương tiện xây dựng CNXH, về đặc trưng bản chất của KTTT định hướng XHCN, về TCKTTT định hướng XHCN... hình thành, phát triển và hoàn thiện dần.

KTTT có điểm chung, tuy nhiên, KTTT không phát triển theo một kiểu hay một mô hình duy nhất. Thực tiễn đã xác nhận những phương án và mô hình phát triển KTTT khác nhau mang tính đặc thù, phụ thuộc vào những điều kiện xác định, hoàn cảnh phát triển cụ thể của quốc gia - dân tộc. Xu hướng chung phát triển KTTT là ngày càng nhấn mạnh các mục tiêu xã hội - con người, thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết phát triển của nhà nước.

Khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/ 2001). Đây là kết quả của quá trình 15 năm đổi mới tư duy và thực tiễn ở nước ta, được đúc kết lại trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá và rút ra các bài học lớn tại các kỳ Đại hội Đảng. Đại hội IX khẳng định: “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” [4, tr.152].

“KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam thực chất là nền KTHH nhiều thành phần, vận hành theo CCTT có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. KTTT định

hướng XHCN là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”. Trong nền kinh tế đó, các thế mạnh của thị trường được sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH được thể hiện trên cả 3 mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích cuối cùng là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.Nhận thức của Đại hội IX đánh dấu bước thay đổi lớn tư duy về KTTT và nền tảng kinh tế xã hội của đất nước. Thay vì coi KTTT chỉ như một “công cụ”, một “cơ chế quản lý” trước đây, Đại hội IX xác định KTTT như là một “chỉnh thể”, là “cơ sở kinh tế” của sự phát triển theo định hướng XHCN.

1.2.1.2. Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

KTTT tồn tại khi có đồng thời hai điều kiện: Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Ngược lại, ở đâu có đủ hai điều kiện đó tất yếu có KTTT. Ở Việt Nam, trong TKQĐ lên CNXH vẫn tồn tại đầy đủ các điều kiện:

- Phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở chung

của SXHH chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động xã hội được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường. Việc chuyên môn sản xuất không chỉ ở các sản phẩm với nhau mà còn ở các chi tiết của một sản phẩm. Điều đó càng làm cho phâncông lao động và sự liên kết trong SXKD thêm chặt chẽ, phong phú. Nhờ đó phát huy có hiệu quả hơn lợithế chuyên môn hóa, tận dụng tối đa những điều kiện, thế mạnh của mọi DN, mọi vùng sản xuất. Thực tế nền kinh tế Trung Quốc những năm qua cho thấy họ đã trở thành công xưởng lắp ráp của thế giới bằng cách nhập linh kiện, thiết bị từ nhiều nước lắp ráp tạo nên sản phẩm xuất khẩu với giá rất rẻ. Những năm vừa qua, nhiều DN Việt Nam cũng rất thành công từ phương thức hợp tác kiểu này. Công ty sản xuất, lắp ráp ô tô TMT, Công ty Samsung Việt Nam... mua thiết bị được sản xuất từ nhiều nước tổ chức lắp ráp tạo ra sản phẩm hàng hóa với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam hạn chế phát triển.

- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể SXKD. Về nguyên tắc trong nền KTTT các chủ sở hữu phải độc lập với nhau, tách rời nhau. Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu do đó, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hóa –tiền tệ. Đặc biệt ở nước ta trong TKQĐ lên CNXH còn tồn tại chế độ sở hữu tư nhân nên còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế mang tính chất tư nhân (Kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ...) nên không thể phân phối trực tiếp mà phải thông qua trao đổi để thực hiện phân phối sản phẩm, bảo đảm lợi ích của những người sản xuất tư nhân độc lập.

- Thành phần KTNN và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong SXKD, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau. Lợi ích của những người lao động trong các tổ chức kinh tế này do đó cũng khác nhau. Cần phải thông qua CCTT để thực hiện phân phối vừa đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong phân chia thu nhập vừa tạo động lực vật chất kích thích người lao động và các nhà quản lý.

- Quan hệ hàng hóa - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao độngquốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hóa đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc của thị trường. Việt Nam có thể và cần thiết phải mở rộng kinh tế đối ngoại nhằm phát huy lợi thế so sánh trong nước và tranh thủ, lợi dụng nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang tồn tại phổ biến KTTT, quan hệ hàng – tiền do đó chúng ta cũng phải duy trì quan hệ hàng hóa – tiền tệ để thực hiện thương mại hay các quan hệ kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, KTTT với những lợi ích mà nó mạng lại, những ưu thế của nó so với những hình thức tổ chức kinh tế khác càng cần thiết duy trì và phát triển. KTTT không phải làmục đích mà là phương tiện, công cụ xây dựng CNXH hiệu quả hơn. Như vậy, phát triển KTTT ở Việt Nam là tất yếu khách quan, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu

của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào phận công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.2.1.3. Đặc trưng, bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chúng ta đã thấy KTTT không quy định bản chất xã hội mà ngược lại chịu ảnh hưởng, chi phối bới các chế độ xã hội khác nhau, thể hiện bản chất chế độ xã hội đó. Trong CNTB, KTTT là công cụ, phương tiện làm giàu cho các nhà tư bản do đó lợi nhuận là mục tiêu tối thượng nếu không nói là mục tiêu duy nhất. Các vấn đề hay mục tiêu xã hội chỉ được quan tâm và được giải quyết khi phát sinh mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đe dọa sự tồn tại và lợi ích của tư bản. Ngược lại, trong KTTT định hướng XHCN, lợi nhuận chỉ là mục đích trực tiếp ban đầu, là điều kiện để thực hiện mục đích cuối cùng là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Bởi vậy, KTTT định hướng XHCN ngoài những đặc điểm chung của nền KTTT, còn có đặc điểm đặc thù, đó là:

- Về mục tiêu phát triển KTTT. Giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện CNH, HĐH; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Có nước đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết công bằng xã hội sau. Có những nước lại muốn dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài để cải thiện đời sống nhân dân rồi sau đó mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở nước ta lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi vớitiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xóa đói giảm nghèo.

Mục tiêu phát triển KTTT suy cho cùng là để xây dựng xã hội XHCN. Bởi vậy, xét về lâu dài mục tiêu của KTTT và mục tiêu của CNXH không mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, trong ngắn hạn có thể có sự mâu thuẫn, xung đột. Mục tiêu phát triển KTTT là gắn tăng trưởng với công bằng xã hội nhưng chủ thể trong nền KTTT hiện nay là tư nhân trong và ngoài nước do vậy họ vẫn coi trọng lợi ích của bản thân họ hơn là vấn đề công bằng. Thực tế người sử dụng lao động trả lương thấp, không đóng bảo hiểm cho người lao động; tình

trạng trốn thuế, sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại...vẫn phổ biến.

- Nền KTTT gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước (KTNN) giữ vai trò chủ đạo. Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó KTNN đóng vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của KTNN đã được xác định từ trong nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung trước dây. Bước vào thời kỳ đổi mới và đặc biệt là thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến hoài nghi về khả năng và sự cần thiết chủ đạo của KTNN nhưng việc xác lập vai trò chủ đạo của KTNN là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT TBCN. Tính định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta quyết định KTNN phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Vai trò chủ đạo của KTNN thậm chí đã được luật hóa trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. Trong nền KTTT ở nước ta tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập:

Phân phối theo lao động, phân phối theo hiệu quả SXKD, phân phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua phúc lợi xã hội,…Sự khác biệt cơ bản giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT TBCN là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của KTTT định hướng XHCN, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế, phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong TKQĐ lên CNXH.

- Cơ chế vận hành nền kinh tế là CCTT có sự quản lý của Nhà nước XHCN. Sự điều tiết của nhà nước vừa đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong nền KTTT hiện đại, vừa do yêu cầu định hướng XHCN của nền kinh tế. Mặt khác, đây là sự quản lý của nhà nước XHCN chứ không phải là nhà nước tư sản trong KTTT. Nhà nước quản lý nền KTTT theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Kế hoạch và CCTT là hai phương tiện khác nhau để điều tiết nền kinh tế. Cơ chế kết hợp trên nhằm phát huy những điểm tích cực của thị trường, của kế hoạch và hạn chế nhược điểm của thị trường, của kế hoạch. Nhà nước quản lý thông qua thị trường.

- Là nền kinh tế mở, hội nhập. Nền kinh tế mở là đặc trưng chung của KTTT và KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền KTTT định hướng XHCN mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa.

Tư tưởng về xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập của Việt Nam bắt đầu hình thành từ Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng. Để cụ thể hóa đường lối của Đảng, tháng 12/1987 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành. Lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng cũng như đất nước chấp nhận, khuyến khích nước ngoài (gồm cả các nước tư bản) đầu tư vào làm ăn ở Việt Nam, mở cửa để thu hút nguồn vốn, thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý SXKD vào Việt Nam. Hội nghị lần thứ 13 (5/1989) của Bộ Chính trị chủ trương “lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế; kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hóa quan hệ”. Đồng thời đưa ra chủ trương “xóa bỏ tình trạng độc quyền mang tính cửa quyền trong hoạt động SXKD xuất nhập khẩu”. Ngoài ra, Hội nghị 13 cũng mở đầu cho tư tưởng đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng. Đây là sự chuyển hướng hết sức quan trọng về đường lối kinh tế đối ngoại của Đảng.

Chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập dần được bổ sung và hoàn thiện qua các kỳ đại hội và các hội nghị của Đảng theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ và SXKD,...

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng nội dung nghị quyết đại hội lần thứ XII của đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới vào giảng dạy các học phần lý luận chính trị ở trường đại học thương mại (Trang 27 - 33)