L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu đề tài
1.2.2. Thể chế kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
1.2.2.1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam trước đổi mới
Trong nền kinh tế dựa trên nền tảng công hữu với 2 thành phần chủ lực là kinh tế quốc doanh (KTNN), kinh tế tập thể mọi vấn đề cơ bản trong nền kinh tế đều do Nhà nước quyết định, được gọi là nền kinh tế chỉ huy.Đại hội lần thứ VI của Đảng đã thẳng thắn chỉ ra một số đặc điểm, hạn chế chủ yếu của cơ chế quản lý cũ:
Thứ nhất:Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Do đó, hoạt động của các đơn vị kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) chủ yếu phải dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh hoặc là quyết định của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, từ phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, địa chỉ tiêu thụ sản phẩm đến việc định giá, sắp xếp bộ máy... Điều đó cónghĩa các chủ thể kinh tế không được tự chủ, thị trường không được xác định giá cả.
Thứ hai,các cơ quan quản lý hành chính của Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động SXKD của các đơn vị nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản trị SXKDcủa DN. Còn các DN vừa bị trói buộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả SXKD. Lợi ích DN, quyền lợi người lao động phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước.
Thứ ba, trong cơ chế kinh tế cũ, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị triệt tiêu, nhà nước quản
lý nền kinh tế và kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát, giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Mặc dù tiền vẫn tồn tại, quan hệ hàng - tiền vẫn có nhưng chỉ mang tính hình thức bởi thiết bị, vật tư cho các DN do nhà nước cấp, hàng tiêu dùng được mua bằng tem, phiếu, sổ và theo định lượng.
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức:
Bao cấp qua giá (là hình thức phổ biến và nghiêmtrọng nhất). Nhà nước định giá tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị của chúng. Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó cho không;
Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Chế độ cung cấp tem phiếu với giá quá thấp đã biến thành một loại tiền lương hiện vật đã phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động, mang nặng tính bình quân, không kích thích người lao động;
Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách mà không ràng buộc trách nhiệm về vật chất đối với người được cấp vốn đã tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước, làm cho việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả, nảy sinh cơ chế xin – cho.
Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian và kém năng động từ đó nảy sinh ra một đội ngũ cán bộ kém năng lực quản lý nhưng phong cách thì cửa quyền, quan liêu. Xã hội phải tốn nhiều chi phí để nuôi bộ máy đồ sộ nhưng kém hiệu lực.
1.2.2.2. Nhận thức của Đảng về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thể chế kinh tế hay TCKTTT nói chung đều bắt nguồn từ khái niệm “thể chế”. Theo “Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế”,do Đào Minh Hồng –Lê Hồng Hiệp (chủ biên), (Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013) thể chế thường được hiểu theo hai nghĩa: Một là, “thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định); Hai là, “thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và chức năng được định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động nhất định áp dụng chung cho toàn bộ dân cư”.
Khái niệm TCKTTT bắt nguồn từ thể chế kinh tế. TCKT là “một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi SXKD và các quan hệ kinh tế” [4, tr157]. Nó là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục… “Nó bao gồm các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế.
TCKTTT là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi SXKD và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế. TCKTTT còn bao gồm hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường hay điều chỉnh các hoạt động kinh tế nói chung.
TCKTTT chính là: Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường (các chủ thể thị trường); Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn; Các thị trường (thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường bất động sản…) [4, tr.167].
Nếu cơ chế kinh tế hay cơ chế KTTT là khách quan, vận hành hoàn toàn tự phát do hệ thống các quy luật kinh tế chi phối thì thể chế kinh tế và TCKTTT luôn gắn kết bởi hai yếu tố vừa có tính độc lập nhưng ràng buộc lẫn nhau. Các cơ quan, tổ chức (bộ máy quản lý) chủ động thiết lập các quy tắc, quy định, các quy phạm pháp luật để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể trên thị trường đồng thời cũng tuân thủ, vận hành theo hệ thống các quy phạm pháp luật đó. Không có các cơ quan, tổ chức sẽ không có TCKT và TCKTTT nhưng các cơ quan, tổ chức đó cũng không thể vượt ra ngoài hệ thống các quy phạm pháp luật.
TCKTTT nói chung về hình thức mang tính chủ quan vì đó là sản phẩm của con người, do con người thiết lập. Bởi vậy tính khoahọc, hiệu lực của TCKTTT phụ thuộc một phần rất lớn vào năng lực nhận thức và hành động của con người (bộ máy quản lý). Tuy nhiên, về nguyên tắc nội dung của TCKTTT phải mang tính khách quan, phản ánh đúng yêu cầu của các quy luật KTTT, CCTT. Một TCKTTT hoàn thiện, hợp lý vừa tạo môi trường thể chế giúp người SXKD hoạt động tốt, vừa là cơ sở giúp các cơ quan quản lý thực hiện được chức năng quản lý kinh tế - xã hội của mình có hiệu quả đồng thời là điều kiện ổn định kinh tế xã hội các quốc gia. Do đó, xây dựng và hoàn thiện TCKTTT định hướng XHCN là đòi hỏi hết sức cấp bách đối với nước ta.
KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng XHCN. TCKTTT định hướng XHCN ở Việt Nam được thiết lập và vận hành theo cơ chế chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Do đó, TCKTTT định hướng XHCN được hiểu là TCKTTT, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nói cách khác, TCKTTT định hướng
XHCN là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa.
Đại hội IX xác định cơ chế vận hành của nền KTHH nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ SXKD, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức SXKD có hiệu quả, nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi SXKD theo CCTT, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Đại hội X cũng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Bốn tiêu chí quan trọng nhất là: 1) Nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế nước ta; 2) Nâng cao vai trò và hoàn thiện quản lý của Nhà nước; 3) Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh; 4)Phát triển mạnh các thành phần kinh tế và các loại hình SXKD.
Đại hội XI nhấn mạnh “TCKTTT định hướng XHCN là TCKTTT, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sỗng nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nói cách khác TCKTTT định hướng XHCN là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động, theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa” [4, tr.158].
1.2.2.3. Nhu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN ở Việt Nam
Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và xây dựng TCKTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã được khẳng định tại Đại hội VI của Đảng. Tại đó, Đảng khẳng định: “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo ra được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế XHCN, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra
nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội” [15, tr.47, tr.395-396]. Chủ trương đó bắt nguồn từ những lý do:
Một là, đảm bảo tính đồng bộ trong việc lựa chọn phát triển KTTT thay cho kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thì đi cùng với nó phải là CCTT chứ không phải cơ chế quản lý kinh tế chỉ huy. Mọi hình thức tổ chức kinh tế đều vận hành theo một cơ chế hay thể chế tương ứng. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp với những đặc trưng của nó không phù hợp với những đặc điểm có tính nguyên tắc của KTTT. Trong KTTT mọi chủ thể kinh tế đều phải được tự chủ, giá cả hàng hóa do thị trường quyết định và cạnh tranh tự do. Bởi vậy khi chúng ta chuyển sang KTTT phải được vận hành theo CCTT. Tất nhiên cần hiểu đầy đủ rằng, trong nền KTTT hiện đại nói đến CCTT hoàn toàn không đồng nghĩa với việc loại bỏ sự can thiệp, quản lý của nhà nước. Một CCTT mới được tạo dựng phải là cơ chế “hỗn hợp” - có thị trường, CCTT nhưng cũng có kế hoạch, có sự quản lý nhà nước nhưng phải xuất phát từ thị trường, điều tiết qua thị trường, lấy thị trường làm cơ sở.
Hai là, xuất phát từ những hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp. Không phủ nhận những mặt tích cực, tác dụng nhất định của kế hoạch hóa tập trung, bao cấp nhất là trong giaiđoạn đất nước có chiến tranh. Nhưng mô hình kinh tế này không phản ánh đúng yêu cầu khách quan của các quy luật của KTTT. Xét cả về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam cho thấy cơ chế quản lý này là nguyên nhân quan trọng làm nẩy sinh những hạn chế lớn đối với nền kinh tế nước ta, nhất là khi bộ máy quản lý bị quan liêu hóa. Về cơ bản, cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp có những hạn chế:
- Thủ tiêu cạnh tranh nên kìm hãm sự phát triển của các đơn vị SXKD, kìm hãm sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Các đơn vị SXKD hay người lao động đều làm việc theo sự sắp đặt của cơ quan quản lý nhà nước do đó không cần sáng tạo, không cần cố gắng nỗ lực. Trong cơ chế quản lý này mọi chi phí sản xuất (chi phí vật chất và lao động), sản phẩm và sản lượng đều do nhà nước tính toán, quy định. Nhà nước đồng thời quy định giá cả nên giá cả hàng hóa hầu như không có quan hệ gì với giá trị cũng như tương quan cung - cầu. Mọi sự tính toán và các cân đối trong nền kinh tế đều mang tính chủ quan, duy ý chí làm mất đi động lực của sự phát triển kinh tế, làm mất đi tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế, ngược lại tạo nên một cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Chế độ công hữu được thiết lập một cách nóng vội không những không tạo được động lực mà còn kìm hãm lựclượng sản xuất phát triển. Những tài sản thuộc các đơn vị kinh tế quốc doanh và bộ phận lớn tài sản của các hợp tác xã đều thuộc nhà nước hay tập thể nên dẫn đến tình trạng “có chủ mà vô chủ”, “cha chung không ai khóc”. Người lao động xa rời tư liệu sản xuất, tình trạng người lao động cũng như các nhà quản lý thiếu trách nhiệm với tài sản chung phổ biến đã gây thất thoát, thiệt hại lớn của cải xã hội. Sở hữu tư nhân không được thừa nhận đã làm cho mặt tích cực của các thành phần kinh tế gắn với sở hữu tư nhân không được phát huy trong quá trình xây dựng CNXH. Điều này đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp duy trì quá lâu đã tạo ra nhiều lực cản đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của các đơn vị SXKD, làm thay chức năng quản trị kinh doanh của các DN đã đẩy các đơn vị kinh tế vào tình trạng thụ động, mất quyền tự chủ. Cơ chế đó không ràng buộc trách nhiệm của DN đối với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vật tư, lao động. Điều đó gây nên tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước, tạo tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, lười biếng, triệt tiêu động lực sáng tạo của người lao động.
- Chế độ phân phối bình quân và bao cấp đã không gắn được kết quả sản xuất với năng suất và hiệu quả lao động, triệt tiêu động lực của người lao động. Cho dù nguyên tắc chủ đạo trong phân phối thu nhập của CNXH là phân phối theo lao động nhưng trên thực tế đã chuyển thành bình quân, cào bằng. Người tích cực mất động lực phấn đấu, người lười