Các nhân tố tác động đến văn hóa kinhdoanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Phần 1 (Trang 30)

Văn hoá kinh doanh chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, đó là:

Nền văn hoá xã hội

Văn hoá kinh doanh la một bộ phận của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội. Vì vậy sự phản chiếu của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội lên nền văn hoá kinh doanh là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hoá kinh doanh đều phụ thuộc vào một nền văn hoá dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc. Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, tính thận trọng… là những thành tố của văn hoá xã hội tác động rất mạnh mẽ đến văn hoá kinh doanh. Ví dụ: Trong nền văn hoá mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc những người thân trong gia đình rất phổ biến. Ngược lại, trong nền văn hoá coi trọng chủ nghĩa tập thể, quan niệm con người thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức có trách nhiệm chăm lo cho lợi ích cá nhân còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức. Văn hoá kinh doanh Mỹ là điển hình của văn hoá kinh doanh đề cao chủ nghĩa cá nhân. Ở các công ty Mỹ, cá nhân là người ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, thành tích cá nhân rất được coi trọng. Người Mỹ sẵn sàng bỏ việc nếu tìm được chỗ làm tốt hơn cũng như một công ty Mỹ sẵn sàng sa thải nhân viên nếu thấy họ không cần thiết nữa. Văn hoá kinh doanh Nhật, ngược lại, là điển hình của văn hoá kinh doanh đề cao chủ nghĩa tập thể, phương châm của người Nhật là “tập thể nghĩ, cá nhân tôi hành động”. Các công ty Nhật quan tâm đến thành viên trên tinh thần “xí nghiệp là nhất”: Tổ chức sinh nhật cho từng thành viên, chỗ ăn chỗ ở cho cả gia đình nhân viên. Đổi lại các thành viên của công ty hết sức trung thành với công ty.

Đồng thời, hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hoá xã hội. Mỗi nền văn hoá xã hội có những giá trị đặc trưng riêng và có hệ quả đặc thù đối với hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như tính kỷ luật và trung thành trong các doanh nghiệp của Nhật Bản, sự chính xác trong các ngân hàng ở Thụy Sĩ, sự năng động, sáng tạo và hiện đại trong các doanh nghiệp Mỹ, sự hào hoa đến lãng mạn của các doanh nghiệp Pháp và Ý, sự thân thiện trong các doanh nghiệp ở Nga hay sự lạnh lùng của các doanh nghiệp Đức và Anh.

Ví dụ: Tính cách Trung Quốc trong Trung Cương

Trung Cương là một công ty trọng điểm rường cột trong công nghiệp sắt thép của Đài Loan. Đến Trung Cương, các đức tính truyền thống của người Trung Quốc như: tính cương nghị, ngay thẳng, công bằng, phân minh, liêm khiết, chắc chắn, tự tin được thấm

26

nhuần trong mọi lĩnh vực hoạt động. Trong công ty, từ giám đốc đến người làm vườn, ai cũng mặc bộ quần áo của công ty màu xanh, ngực thêu “gang thép Trung Quốc”. Nếu chưa đến 12 giờ trưa, không một ai rời khỏi vị trí công tác để đến nhà ăn. Các nhà ăn và cửa hàng của công ty làm đúng 1 giờ nghỉ việc, nếu chậm một phút, tuyệt đối không được mua hàng. Và mặc dù sự đãi ngộ của Trung Cương cao hơn các xí nghiệp khác song đi xe và ở cư xá đều phải trả tiền vì những mục đích sau: Thứ nhất, cho công nhân viên chức biết công ty đãi ngộ với mọi người như nhau theo lẽ công bằng. Thứ hai, giáo dục công nhân viên chức “không có bữa ăn không phải trả tiền”, tất cả phải có chi tiêu, mọi thứ đều phản ánh giá thành. Những nét văn hoá này đã thẩm thấu và tạo nên văn hoá Trung Cuơng rất đặc sắc.

Thể chế xã hội

Thể chế xã hội bao gồm thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá, các chính sách của chính phủ, hệ thống pháp chế… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hoá kinh doanh.

Chính sách của chính phủ và hệ thống pháp chế có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh và các mối quan hệ bên trong của chủ thể kinh doanh.

Ngoài các yếu tố thuộc về các chính sách và hệ thống pháp chế của chính phủ thì chính nền kinh tế thị trường cũng đã đặt ra những yêu cầu cho sự phát triển của văn hoá kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị kinh doanh sẽ phải tiến hành các hoạt động sao cho đạt được doanh thu cao nhất với chi phí ít nhất. Để làm được mục tiêu này, nhất thiết chủ thể kinh doanh phải có tri thức, có văn hoá để khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm như vốn, tài nguyên, lực lượng lao động, khoa học công nghệ sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng buộc các nhà kinh doanh phải có đạo đức, tôn trọng con người, có cuộc sống trong sạch, có tác phong tự chủ, năng động sáng tạo, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro, dám chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình – đó chính là bản lĩnh văn hoá của nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Ví dụ: Một số điều luật của Hiến pháp Hoa Kỳ

Hiến pháp sửa đổi lần thứ 4 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được ban hành để ngăn chặn việc khám xét các cá nhân một cách vô lý như sau: “Quyền của người dân về an toàn thân thể, nhà cửa, giấy tờ và các tài sản là không thể xâm phạm qua hành động khám xét và thu giữ bất hợp lý và không một lệnh bắt giữ nào được thực hiện nếu không có những lý do chắc chắn, không được tuyên thệ hoặc cam đoan, và phải mô tả cụ thể nơi sẽ bị bắt khám xét, người hoặc vật bị tạm giam”.

27

Yêu cầu về “lý do chắc chắn” đã không chỉ buộc các doanh nghiệp, tổ chức thận trọng hơn trong việc thu thập và sử dụng thông tin về người lao động mà còn đặt ra vấn đề về tính xác đáng của điều kiện lao động với yêu cầu về năng lực thể chất của người lao động.

Trước chính sách này, các doanh nghiệp, tổ chức của Mỹ không thể tuỳ tiện khám xét hoặc sa thải nhân viên một cách vô lý mà họ phải có những thông tin hay những lý do chắc chắn. Các biện pháp thường được các chủ doanh nghiệp sử dụng là yêu cầu các nhân viên khám sức khoẻ định kỳ hoặc có giám sát hàng ngày nơi làm việc bằng các phương tiện kỹ thuật như camera, giám sát nói chuyện điện thoại, giám sát thư điện tử… Hệ quả của các biện pháp này là tỷ lệ công nhân viên bị sa thải hoặc xâm phạm riêng tư giảm đáng kể, nhưng mối quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn.

Đặc biệt là, thông qua quan hệ giao tiếp với khách hàng, bạn hàng, các đối thủ, các nhà quản lý và xã hội, chủ thể kinh doanh hình thành được các bản sắc văn hoá riêng từ việc kế thừa và tiếp thu những giá trị văn hoá tốt đẹp của nhân loại, những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc và thể hiện được những giá trị đó trong các sản phẩm được sản xuất ra, cả trong cách ứng xử, giao tiếp trong kinh doanh thì doanh nghiệp không những sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng tới được sự phát triển bền vững.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực đến văn hoá kinh doanh bởi vì chính nền kinh tế thị trường là mảnh đất của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức, đặc biệt kích thích các hoạt động giao tiếp với các hành vi ứng xử nhằm đạt được lợi ích cá nhân, lối sống “vì lợi bỏ nghĩa”, “lợi mình hại người” còn tồn tại phổ biến. Mối quan hệ giữa người với người thường được đánh giá qua những phương tiện như của cải, quyền lực, vì thế nó làm cho tình người và đạo lý làm người có những xáo trộn nhất định.

Ví dụ: Kinh doanh “kiểu Sinh Lợi”

Công ty cổ phần Sinh Lợi có trụ sở tại đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp kể từ ngày 6/1/2006 với 76 mặt hàng. Sẽ không có gì đáng nói nếu Sinh Lời kinh doanh đúng pháp luật và các giá trị đạo đức kinh doanh để thu lợi chính đáng. Với 26.040 hợp tác viên và trong số này có hơn 18.000 người ở khu vực Hà Nội, Sinh Lời và các nhân viên của mình đã gây ra nhiều vụ lừa ngoạn mục, gây bất bình lớn cho nhiều người tiêu dùng. Đáng nói hơn nữa là sau khi thị trường thành phố đã bão hoà, không thể lừa đảo được nữa, chúng nhẫn tâm chuyển tầm ngắm của mình lên các tỉnh miền núi như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu… để lừa các đồng bào dân tộc nhẹ dạ, cả tin, ít hiểu biết và chẳng có tài sản gì quý giá. Chúng

28

thuyết phục họ bán bò để mua nồi lẩu, nồi cơm điện, mỹ phẩm… và hứa hẹn rằng nếu họ thuyết phục được những người dân bản khác mua được những sản phẩm quá đát kém chất lượng của mình thì sẽ được giới thiệu vào làm nhân viên của công ty với mức lương hấp dẫn. Cứ thế hết người nọ đến người kia rơi vào bẫy, họ lừa đảo nhau bất cứ thủ đoạn nào dù có là máu mủ ruột thịt. Kiểu làm ăn chộp giật chỉ vì tiền của chúng đã khiến cho nhiều người tiêu dùng, nhiều hộ nông dân, nhiều người dân tộc rơi vào cảnh khốn đốn.

(Báo Văn hoá thể thao)

Sự khác biệt và sự giao lưu văn hoá

Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinh doanh không bao giờ có cùng một kiểu văn hoá thuần nhất. Trong khi nền văn hoá Mỹ đánh giá cao lối sống cá nhân và tính thẳng thắn thì nền văn hoá Châu Á lại coi trọng việc tuân thủ luật lệ xã hội. Đối với một số nền văn hoá, việc thưởng tiền hay hối lộ để đạt được một quyết định có lợi hơn là một thông lệ được chấp nhận. Tuy nhiên, ở Mỹ nhà quản trị làm việc thưởng tiền kiểu đó có thể phải vào tù. Sự khác biệt về văn hoá có thể là nguyên nhân gây căng thẳng hoặc dẫn tới xung đột văn hoá (nhất là trong các doanh nghiệp liên doanh). Sự xung đột này tác động khá mạnh đến việc hình thành một bản sắc văn hoá kinh doanh phù hợp.

Ví dụ: Sự khác biệt văn hoá trong sử dụng ngôn ngữ

Hãy thận trọng khi đặt một câu hỏi cho những người thuộc các ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ người Anh khi muốn đưa ra ý phủ định cho câu hỏi: “Văn kiện này không sẵn có đúng không?”, họ sẽ trả lời “không”. Câu trả lời này có nghĩa rằng: “Không, văn kiện này không sẵn có”. Tuy nhiên, người Nhật hay người Việt Nam sẽ trả lời là “Đúng” với ý nghĩa “Đúng, văn kiện này không sẵn có”.

Trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày nay, các chủ thể kinh doanh không thể duy trì văn hoá của mình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hoá. Sự giao lưu văn hoá tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hoá của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh nền văn hoá của doanh nghiệp mình. Mặt khác, quá trình tìm hiểu và giao lưu văn hoá càng làm cho các chủ thể kinh doanh hiểu thêm về nền văn hoá của mình từ đó tác động trở lại hoạt động kinh doanh.

Quá trình toàn cầu hoá

Tiến trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế đã góp phần làm cho hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Quá trình này mở cửa cho các nền kinh tế hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nhân có cơ hội phát huy hết khả năng của

29

mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong quá trình toàn cầu hoá diễn ra sự giao lưu giữa các nền văn hoá kinh doanh, đã bổ sung thêm giá trị mới cho văn hoá kinh doanh mỗi nước, làm phong phú thêm kho tàng kiến thức về kinh doanh, biết cách chấp nhận những luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác phát triển. Đồng thời trong quá trình này, các giá trị văn hoá truyền thống của các quốc gia được khơi dậy, làm tôn vinh tên tuổi của quốc gia đó trên thị trường thế giới.

Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt nên đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải khai thác các thế mạnh trong đó văn hoá là một điển hình. Nền kinh tế toàn cầu làm cho môi trường kinh doanh biến đổi nhanh hơn và nâng các chuẩn mực văn hoá lên cao, điều đó đòi hỏi các chủ thể phải xây dựng được nền văn hoá có tính thích nghi, có sự tin cậy cao độ để cạnh tranh thành công. Nếu không, họ sẽ không thể tồn tại.

Ví dụ: Vai trò của lối sống phương Đông huyền bí

Trong những năm 1960, những thành công của các doanh nghiệp và sự phồn thịnh của nền kinh tế Mỹ đã làm cho niềm tin đối với phương pháp quản lý và các ngành công nghiệp Mỹ lên đến tột đỉnh. Bước sang những năm 1970, sự thâm nhập thành công của người Nhật vào các lĩnh vực như ô tô, điện tử dân dụng và các ngành công nghiệp khác đã dần dần làm xói mòn ưu thế và uy tín của người Mỹ. Người Nhật chỉ bắt đầu chi phối các thị trường quốc tế bằng tiếng tăm về chất lượng, độ tin cậy, giá cả và dịch vụ của họ. Người Nhật luôn khẳng định “cái nhỏ là cái đẹp” vì họ cho rằng họ là con cháu của thần mặt trời – bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn và thông minh linh hoạt nên các sản phẩm do họ sản xuất phải tinh tế và hữu dụng. Người Nhật khai thác được cả tinh thần võ sĩ đạo trung thành và thẳng thắn trong kinh doanh, để tạo nên một thương hiệu uy tín tuyệt đối với các đối tác. Như vậy, nền văn hoá của đất nước phương Đông huyền bí này đã góp phần không nhỏ vào thành công của sự thay đổi thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản. Xu thế quốc tế hoá hoạt động kinh doanh đã tạo nên sức ép đối với tất cả các công ty, để tồn tại trên thương trường các doanh nghiệp thuộc các nền văn hoá, các dân tộc khác nhau đều nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản và tìm cách học tập.

Khách hàng

Các chủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển không vì lợi nhuận trước mắt mà phải vì một lợi nhuận lâu dài và bền vững. Với vai trò là người góp phần tạo ra doanh thu, khách hàng cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho chủ thể kinh doanh. Nhất là trong xã hội hiện đại, khách hàng không mua sản phẩm thuần tuý, họ muốn mua những giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa trên bối cảnh

30

văn hoá chứ không đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt hơn. Khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, họ có tính cách, suy nghĩ, lập trường riêng, có nghĩa là họ có văn hoá riêng của họ. Cuộc sống càng hiện đại, cung cách buôn bán càng phát triển thì họ càng được tự do hơn trong lựa chọn. Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế của khách hàng tác động trực tiếp tới văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Phần 1 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)