2.4.1.1. Nhận diện các vấn đề đạo đức
a) Vấn đề đạo đức là gì?
Vấn đề đạo đức là một tình huống, một vấn đề hoặc một cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải chọn trong số những hành động được đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay vô đạo đức.
Các vấn đề về đạo đức nảy sinh là do những mâu thuẫn giữa các triết lí đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức của cá nhân với các tiêu chuẩn đạo đức và thái độ của tổ chức mà họ đang làm việc ở đó và xã hội họ đang sống. Các mâu thuẫn đạo đức thường nảy sinh trong các mối quan hệ của tổ chức với khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng, và những cá nhân khác, và cũng là do kết quả của những hành vi như biếu quà, tiền lại quả và sự phân biệt giá cả.
Các vấn đề đạo đức có thể được chia ra làm bốn loại. Đó là: - Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích.
- Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực. - Các vấn đề về giao tiếp.
- Các vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức.
Một mâu thuẫn về lợi ích xuất hiện khi một cá nhân phải lựa chọn giữa lợi ích của mình hay của tổ chức hoặc của các nhóm khác. Tính trung thực chỉ sự thật thà, liêm chính, và đáng tin; sự công bằng là phẩm chất bao gồm công bình, vô tư, và không thiên
82
vị. Các vấn đề liên quan tới sự công bằng và tính trung thực nảy sinh trong kinh doanh vì nhiều cá nhân trong tổ chức tin rằng kinh doanh là một trò chơi do chính luật lệ của nó điều khiển chứ không phải là những luật lệ của xã hội. Giao tiếp chỉ sự trao đổi thông tin và chia sẻ ý nghĩa. Giao tiếp sai và không trung thực sẽ có thể phá hoại lòng tin của khách hàng vào tổ chức. Các mối quan hệ trong tổ chức bao gồm hành vi của các cá nhân trong tổ chức đối với những người khác như khách hàng, nhà cung ứng, đồng nghiệp, cấp trên và bạn bè.
Những vấn đề về đạo đức có thể nảy sinh nếu xét đến vai trò của những người tham gia chính và những chức năng của các doanh nghiệp. Các vấn đề đạo đức liên quan đến sở hữu bao gồm các mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lí đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ, và sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển doanh nghiệp. Các vấn đề đạo đức tài chính bao gồm các câu hỏi về những vụ đầu tư mang tính trách nhiệm xã hội và tính chính xác của các tài liệu tài chính được báo cáo. Các nhân viên phải đối mặt với các vấn đề về đạo đức khi họ buộc phải tiến hành những nhiệm vụ mà họ biết là vô đạo đức. Các giám đốc có ảnh hưởng trực tiếp tới các vấn đề về đạo đức nảy sinh trong tổ chức bởi họ là người hướng dẫn và chỉ đạo các nhân viên. Các vấn đề đạo đức liên quan đến khách hàng và tiếp thị bao gồm việc đưa ra sự lựa chọn về những sản phẩm an toàn, đáng tin, chất lượng cao với giá cả hợp lí mà không gây phương hại gì đến khách hàng và môi trường. Các kế toán cũng liên quan đến những vấn đề đạo đức trong kinh doanh và phải đối mặt với những áp lực như sự cạnh tranh, quảng cáo, và môi trường sống khép mình. Các vấn đề như số liệu vượt trội, các khoản tiền bất ngờ và tiền hoa hồng đều đặt các nhân viên kế toán vào nguy cơ của những vấn đề về đạo đức.
b) Làm thế nào nhận diện vấn đề đạo đức?
Như trên đã phân tích, vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, mọi quan hệ của hoạt động quản trị kinh doanh. Chúng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín, sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Để đề ra những quyết định đúng đắn, hợp đạo lý trong hoạt động quản trị kinh doanh, trước hết phải nhận diện được các vấn đề đạo đức. Việc xác định được các vấn đề đạo đức trong một tình huống kinh doanh có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra là cực kỳ quan trọng cho việc khắc phục và xử lý chúng. Không nhận thức được các vấn đề đạo đức là một mối hiểm hoạ đối với bất cứ một tổ chức nào đặc biệt là khi kinh doanh bị xem là một trò chơi trong đó các luật lệ thông thường không được áp dụng. Đôi khi những người có cái quan điểm như thế này làm những việc không chỉ vô đạo đức mà còn phạm pháp để có thể tăng cường tối đa vị thế của chính họ và làm tăng lợi nhuận hoặc các mục tiêu của tổ chức. Bảng 2.1 chỉ ra một vài trường hợp một công ty phải đối mặt trong mối quan hệ với khách hàng và nhân viên.
83
Bảng 2.1:Các vấn đề đạo đức và pháp lí nơi công sở
Mâu thuẫn về lợi ích Mối liên lạc trong tổ chức Liên quan tới khách hàng
Hối lộ cho các quan chức chính phủ để dành được những hợp đồng kinh doanh Thoả hiệp về độ an toàn và chất lượng để
giảm giá thành sản phẩm
Báo cáo sai những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm
Hứa sẽ trình bày trong khi không thể hoàn thành đúng hạn
Liên quan tới nhân viên Hạn ngạch khiến cho các nhân viên phải
coi trọng thành tích của mình hơn là nhu cầu của khách hàng
Yêu cầu thời gian lao động dài hay làm việc cả ngày nghỉ mà không có tiền bồi
dưỡng
Kiểm tra những bức email hay mail tiếng của nhân viên
Không giáo dục nhân viên về sức khoẻ và sự an toàn tại nơi làm việc
Mặc dù chúng ta đã miêu tả một số các mối quan hệ và các tình huống tạo ra các vấn đề về đạo đức song thật khó để có thể nhận ra những vấn đề đạo đức cụ thể trong thực tiễn. Một cách để quyết định xem một hành vi hay một tình huống cụ thể nào đó có các nhân tố đạo đức hay không là hỏi các cá nhân khác xem họ cảm thấy như thế nào về việc đó và họ có tán thành hay không. Một cách khác là quyết định xem tổ chức có áp dụng những chính sách cụ thể vào các hoạt động hay không. Nếu những điều này diễn ra thường xuyên trong một ngành nào đó thì đó là vấn đề đạo đức. Một vấn đề, hoạt động, hoặc một tình huống có thể đưa ra thảo luận công khai, cởi mở giữa các nhóm cả trong và ngoài tổ chức và không có điều gì mờ ám thì có thể sẽ không có vấn đề đạo đức gì nảy sinh. Ví dụ như khi những kĩ sư và nhà thiết kế của công ty ô tô Ford thảo luận về việc nên sử dụng loại thiết bị bảo vệ thùng ga nào trong sản phẩm ô tô Pinpo của hãng thì họ đã lấy những phiếu điều tra ý kiến trong nội bộ công ty. Nhưng họ đã không xem xét đến mong muốn của cộng đồng về độ an toàn tối đa. Bởi vậy, mặc dù họ tin rằng vấn đề này không hề có một yếu tố nào vô đạo đức nhưng hãng ô tô Ford đã phạm phải sai lầm khi không đem việc này ra công luận. (Khi hãng sản xuất ra thì loại thiết bị bảo vệ bình ga đã gây ra rất nhiều vụ cháy và tử vong khi những chiếc xe ô tô va chạm ở phần đuôi xe).
Một vấn đề đạo đức đơn giản chỉ là một tình huống, một vấn đề, hoặc thậm chí là một cơ hội yêu cầu phải có những nghĩ suy, các cuộc thảo luận, hoặc các cuộc điều tra để xem xét ảnh hưởng đạo đức của quyết định. Một khi một cá nhân nào đó nhận ra vấn đề
84
đạo đức và thảo luận với một cá nhân khác thì cũng có nghĩa là anh ta đang trong quá trình đưa ra quyết định có đạo đức. Khi người ta tin rằng họ không thể thảo luận những gì họ đang làm với đồng nghiệp hay cấp trên thì đó là một điều kiện tốt cho các vấn đề về đạo đức có cơ hội xuất hiện. Nhận diện vấn đề đạo đức nên theo các bước sau:
Thứ nhất: Xác định những người hữu quan bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào tình huống đạo đức. Các đối tượng này có mức độ tham gia, ảnh hưởng khác nhau trong đó, nên chỉ xem xét các đối tượng có ảnh hưởng quan trọng. Tiếp đó, khảo sát quan điểm, triết lý của các đối tượng hữu quan này, qua đó có thể biết được đánh giá của họ về một hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứa đựng những nhân tố phi đạo đức.
Thứ hai: Xác định mối quan tâm, mong muốn của những người hữu quan. Mỗi đối tượng có thể có những mối quan tâm, mong muốn hay kỳ vọng nhất định ở các bên liên đới khác. Khi mối quan tâm và mong muốn của các đối tượng đối với nhau là không mâu thuẫn, cơ hội nảy sinh vấn đề đạo đức hầu như không có. Nếu mong muốn này không thể hài hoà, vấn đề đạo đức sẽ nảy sinh.
Thứ ba: Xác định bản chất vấn đề đạo đức bằng cách trả lời cho câu hỏi vấn đề đạo đức bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu nào? Do sự khác nhau như thế nào về quan điểm, triết lý, mục tiêu, lợi ích của từng đối tượng hữu quan.
c) Xác định mức độ của vấn đề về đạo đức
Bước đầu tiên trong quá trình đưa ra quyết định đạo đức là phải ý thức được rằng một vấn đề về đạo đức đòi hỏi một cá nhân hay một nhóm phải chọn lựa một trong số nhiều hành động được đánh giá là đúng hay sai. Trong trường hợp kinh doanh, một vấn đề về đạo đức để lại kết quả cho những vấn đề khác bên trong tổ chức và bên ngoài tổ chức. Mức độ của vấn đề về đạo đức liên quan tới tầm quan trọng của vấn đề đó đối với người đưa ra quyết định. Bởi thế, mức độ của vấn đề về đạo đức có thể được định nghĩa là sự liên quan hay tầm quan trọng của một vấn đề đạo đức đối với một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức. Cần phải có thời gian để có thể xem xét được các tiêu chuẩn đạo đức, niềm tin, nhu cầu, nhận thức, những đặc tính của tình huống và áp lực cá nhân tồn tại trên nền tảng đang tiếp diễn hoặc tại một thời gian địa điểm cụ thể. Mức độ của vấn đề về đạo đức là một trạng thái nhận thức về một vấn đề ám chỉ sự bao hàm trong các lựa chọn.
Mức độ của các vấn đề đạo đức phản ánh tính nhạy cảm đạo đức của một cá nhân hay một nhóm tham gia vào quá trình đưa ra quyết định về đạo đức. Tất cả các nhân tố khác trong hình 2.2 bao gồm sự phát triển đạo đức nhận thức, văn hoá tổ chức, và những dự định, sẽ xác định lí do tại sao mỗi một cá nhân khác nhau lại có những nhận thức về các vấn đề về đạo đức khác nhau. Trong giai đoạn này luôn có những mâu thuẫn về đạo
85
đức trừ khi các cá nhân trong một tổ chức duy trì được một số sự quan tâm chung về các vấn đề đạo đức. Các giám đốc có thể gây ảnh hưởng nhận thức về mức độ của vấn đề về đạo đức bằng cách sử dụng sự khen thưởng hay trách phạt, những quy định về đạo đức và các tiêu chuẩn đạo đức từ văn hoá tổ chức. Nói cách khác, các giám đốc có thể tác động lên tầm quan trọng của vấn đề đạo đức qua sự khuyến khích tích cực hoặc tiêu cực của mình.
Hình 2.3:Khung để hiểu các quyết định đạo đức đưa ra trong kinh doanh
Các nhân viên có thể không nhận thức được các vấn đề về đạo đức nếu các giám đốc không xác định và giáo dục nhân viên về những lĩnh vực có vấn đề. Những người nhân viên có những tiêu chuẩn đạo đức và tiểu sử khác nhau phải được đào tạo để biết được tổ chức muốn các vấn đề đạo đức cụ thể được giải quyết như thế nào. Xác định vấn đề đạo đức mà nhân viên có thể gặp phải là một bước quan trọng trong việc phát triển khả năng đưa ra quyết định đạo đức của nhân viên. Nhiều vấn đề đạo đức đã được phát hiện bởi các nhóm trong tổ chức hay qua các thông tin chung trong nội bộ. Ví dụ như, hầu hết tất cả các công ty đều coi sự phân biệt về chủng tộc, giới tính, hay tuổi tác là một vấn đề về đạo đức nghiêm trọng. Sự phân biệt đối xử trong các doanh nghiệp thường bắt nguồn từ thái độ của một nhóm này với một nhóm khác. Ví dụ như, một nghiên cứu mới đây đã cho biết người Mỹ gốc châu Phi, đặc biệt là phụ nữ phải trả giá tiền mua xe ô tô cao hơn những người da trắng. Bởi vậy vấn đề về đạo đức ở đây liên quan tới sự khác biệt về giá cả do sự khác biệt về chủng tộc. Những nhân viên buôn bán ô tô cần phải biết rằng đây là một vấn đề đạo đức với những hậu quả nghiêm trọng đối với những nhà sản xuất, những người buôn bán và cả xã hội.
Cơ hội
Các cá nhân cóảnh hưởng
Văn hoá công ty
Sự phát triển đạo đức nhận thức Những nhân tố cá nhân Mức độ của vấn đề đạo đức Đánh giá và dự định của đạo đức kinh doanh
Hành vi có đạo đức hay vô đạo đức
86
Để thực hiện tốt những quy định pháp lí của những hướng dẫn xử phạt của chính phủ cho các tổ chức thì các công ty phải xác định được những lĩnh vực nào có nguy cơ vi phạm đạo đức và pháp lí và trên thực tế có thể trở thành vấn đề về đạo đức. Các vấn đề được coi là có tầm quan trọng cao về khía cạnh đạo đức có thể làm tăng thêm mức độ của vấn đề về đạo đức. Người ta nhận thấy rằng tầm quan trọng của mức độ một vấn đề đạo đức có tác động mạnh mẽ tới cả sự đánh giá về đạo đức và dự định của hành vi. Các cá nhân càng nhận thức được tầm quan trọng của một vấn đề đạo đức bao nhiêu thì họ càng ít có những hành vi vô đạo đức và đáng ngờ bấy nhiêu. Bởi vậy, mức độ của một vấn đề về đạo đức cần phải được xem là nhân tố chủ chốt trong quá trình đưa ra quyết định đạo đức.
2.4.1.2. Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm
a) Khái niệm
Để ra một quyết định có giá trị về mặt đạo đức trong bối cảnh kinh doanh ngày nay đòi hỏi một công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng. Algorithm đạo đức chính là công cụ đó.
Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo.
Algorithm là con đường nghiên cứu tuần tự, theo kế hoạch đã vạch ra trước, là công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng nhằm du nhập tính chính xác của toán học vào phương pháp suy luận trong các lĩnh vực nhất định.
Algorithm đạo đức là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định để hướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức. Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh. Nó là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơn các tiến trình quyết định đã gây ra những khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên đoán để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra.
b) Vận dụng algorithm vào phân tích hành vi đạo đức
Trong nghiên cứu hành vi đạo đức, algorithm gồm một tập hợp có hệ thống những