Chế độ miễn, giảm thuế

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Thuế (Trang 36)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, có vai trò rất lớn trong việc điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng xã hội. Do đó, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ quy định giảm thuế, miễn thuế trong một số trường hợp sau:

Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ được giảm thuế, miễn thuế theo tỷ lệ thiệt hại. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá

32

30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

3.4.5. Hoàn thuế

- Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau: + Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;

+ Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; + Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;

+ Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.

- Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất.

NỘI DUNG ÔN TẬP I. LÝ THUYẾT

CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Nêu khái niệm, mục đích của việc ban hành thuế tiêu thụ đặc biệt, đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Trình bày phương pháp xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

3. Vì sao khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất lại được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nguyên liệu? Việc khấu trừ được quy định như thế nào?

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Anh (chị) hãy chọn đúng hoặc sai và giải thích

1. Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, gậy chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu. 3. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá đã bao gồm tiền thuế GTGT.

4. Hành vi xuất khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thu đặc biệt phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

33

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Anh (chị) hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá gia công là

A. Giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công

B. Giá tính thuế của sản phẩm cùng loại tại cùng thời điểm bán hàng C. Giá tính thuế của sản phẩm tương đương tại cùng thời điểm bán hàng D. Cả (A), (B), (C)

Câu 2. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá sản xuất trong nước là

A. Giá bán của cơ sở sản xuất

B. Giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT

C. Giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT và tiêu thụ đặc biệt D. Không câu trả lời nào trên là đúng

Câu 3. Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có nguyên

liệu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong kỳ là A. Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ (nếu có chứng từ hợp pháp)

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào (nếu có chứng từ hợp pháp)

D. Không có câu nào trên là đúng.

Câu 4. Trường hợp nào dưới đây mà người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

A. Gặp khó khăn do thiên tai

B. Gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ C. Kinh doanh bị thua lỗ

D. (A) và (B) đều đúng

Câu 5. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

A. Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ đó

B. Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt C. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

D. Giá tính thuế nhập khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu

Câu 6. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đỐi vỚi hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là

A. Giá tính thuế nhập khẩu

34

C. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế GTGT D. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế GTGT

Câu 7. Giá tính thuế của hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sản xuất trong nước là

A. Giá do cơ quan thuế ấn định

B. Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT).

C. Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế GTGT

D. Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, đã có thuế GTGT

Câu 8. Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào?

A. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế giá trị gia tăng (GTGT)

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế nhập khẩu D. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế xuất khẩu

Câu 9. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá gia công là

A. Giá bán ra của cơ sở gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán hàng chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT) và chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt

B. Giá bán ra của cơ sở gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán hàng chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt

C. Giá bán ra của cơ sở gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT

D. Giá bán ra của cơ sở gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán hàng chưa có thuế xuất khẩu

Câu 10.Giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá sản xuất trong nước là

A. Giá do cơ sở sản xuất bán ra

B. Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt

C. Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng

D. Giá do cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế giá trị gia tăng

Câu 11. Giá tính thuế tiêu thụ đặc đối với hàng hoá nhập khẩu là

A. Giá đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt B. Giá chưa bao gồm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt

C. Giá đã bao gồm thuế nhập khẩu chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt D. Cả 3 trường hợp trên đều sai

35

Câu 12. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá bán theo phương thức

trả góp là

A. Giá bán theo phương thức trả tiền một lần của hàng hoá đó cộng với khoản lãi trả góp

B. Giá bán theo phương thức trả tiền một lần của hàng hoá đó không bao gồm khoản lãi trả góp

C. Tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hoá đó

D. Tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hoá đó chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

Câu 13. Hàng hóa nào sau đây thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

A. Rượu B. Bia hơi C. Xăng

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 14. Doanh nghiệp kinh doanh vũ trường R, trong tháng có doanh thu từ

kinh doanh vũ trường là 650 triệu đồng, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh vũ trường là 40%, thuế suất thuế GTGT là 10%. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của cơ sở là

A. 0 triệu đồng B. 150 triệu đồng C. 165 triệu đồng D. 195 triệu đồng

Câu 15. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu là giá nào?

A. Giá mua tại cửa khẩu nước xuất khẩu

B. Giá mua bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm

C. Giá tính thuế nhập khẩu + thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu D. Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu

II. BÀI TẬP

BÀI 1. Công ty K trong tháng có phát sinh như sau:

- Nhập khẩu 100 tấn nguyên liệu giá CIF 500USD/tấn (tỷ giá 21.000VND/USD), thuế suất thuế nhập khẩu là 30%, thuế suất thuế TTĐB là 30%.

- Xuất kho 100 tấn sản xuất được 400.000 sản phẩm (sản phẩm này cũng thuộc diện chịu thuế TTĐB 30%). Cty chỉ bán được 250.000 sản phẩm giá chưa thuế TTĐB là 50.000đồng/ sản phẩm

Yêu cầu: Tính số thuế TTĐB công ty phải nộp trong tháng.

BÀI 2.

36

1. Hàng hoá, dịch vụ mua ngoài về để sản xuất hoặc bán:

- Nhập khẩu 5 tấn nguyên liệu (mạch) về sản xuất bia, giá tính thuế nhập khẩu là 16.000.000 đồng/tấn, thuế suất thuế nhập khẩu 5%; thuế suất thuế GTGT 5%.

- Nhập khẩu 4 tấn đường, giá tính thuế nhập khẩu 12.000 đồng/kg, thuế suất thuế nhập khẩu 10%, thuế suất thuế GTGT 5%.

- Mua của Công ty Bia VT 14.000 lít bia nước về đóng chai, giá mua cả thuế TTĐB và thuế GTGT 7.700 đồng/lít.

- Hàng hoá, dịch vụ khác mua ngoài 99.000.000 đồng (cả 10% thuế GTGT, có đủ hoá đơn chứng từ theo quy định).

2. Trong tháng sản xuất và tiêu thụ như sau:

- Sản xuất được 200.000 lít bia hơi bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp, đã bán toàn bộ. Giá bán bao gồm cả thuế 9.900 đồng/lít.

- Số bia nước mua ngoài về đóng được 20.000 chai, đã bán ra ngoài được 15.000 chai, giá bán cả thuế 8.800 đồng/chai.

- Bán lẻ 3.500 kg đường, giá bán cả 5% thuế GTGT là 16.800 đồng/kg.

- Sử dụng cho Hội nghị khách hàng 500 chai bia (đóng chai từ bia nước), giá hạch toán 8.500đồng/chai.

- Trao đổi hàng 500 kg đường, giá hạch toán 8.500 đồng/kg (cả thuế GTGT).

Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT, thuế TTĐB công ty phải nộp trong kỳ tính thuế.

Biết rằng:

- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: Bia hơi ; bia chai, nguyên liệu 50%.

37

CHƯƠNG 4. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 4.1. Khái niệm, mục đích của thuế giá trị gia tăng

4.1.1. Khái niệm

Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

4.1.2. Mục đích

- Động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào Ngân sách Nhà nước thông qua quá trình chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ.

- Thuế giá trị gia tăng được tập trung ngay từ khâu đầu, ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế được thất thu thuế.

- Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ. Việc tính thuế đầu ra được khấu từ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ.

- Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh được xuất khẩu do thuế GTGT đã khắc phục được việc thu trung lắp của thuế doanh thu.

- Góp phần hoàn thiện hệ thống thuế ở nước ta, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước khác.

4.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

4.2.1 Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế

Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

Đối tượng không chịu thuế

(1) Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản,

hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác.

38

Ví dụ: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát các sản phẩm trồng trọt; làm sạch,

phơi, sấy khô, ướp muối, ướp đá các sản phẩm thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt khác.

(2) Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý Nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do Nhà nước quy định.

(3) Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

(4) Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt, mà thành phần chính có công thức hóa học là NaCl.

(5) Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. (6) Chuyển quyền sử dụng đất.

(7) Bảo hiểm nhân thọ bao gồm cả bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con

người trong gói bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm người học và các dịch vụ bảo hiểm con người như bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên, bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện), bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm tai nạn lái - phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm cho người đình sản, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm người sử dụng điện và các bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; tái bảo hiểm.

(8) Dịch vụ tài chính

- Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức: cho vay; chiết khấu và tái chiết khấu

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Thuế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)