cơ sở dữ liệu đất đai
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Thụy Điển
Tại Thụy Điển, toàn bộ quá trình từ quyết định ban đầu tại Quốc hội về việc cải cách đến khi hoàn thiện mất khoảng 25 năm. Trong đó, khoảng 10 năm dành để điều tra bằng các câu hỏi đưa ra về việc cải cách này. Các câu hỏi liên quan đến việc có thể tách riêng hệ thống đăng ký đất và hệ thống tài sản hay không, cấu trúc của cơ sở dữ liệu, tập trung ở cấp trung ương hay theo các vùng, và hệ thống định danh tài sản.
Hệ thống thông tin đất đai (LIS) tích hợp các thông tin đăng ký đất đai và địa chính vào một hệ thống gồm những phần: Đăng ký tài sản, xác định các đối tượng trong hệ thống (thửa đất, các đơn vị tài sản), đăng ký đất đai, xác định các quyền đối với các đối tượng, thiết lập và địa chỉ, thuế và giá trị, lưu trữ dạng số. Là một hệ thống tích hợp nên LIS mang lại hai ưu thế:
- Về phổ biến thông tin: Nguồn thông tin có liên quan đến đất đai được phổ biến tới người dùng theo một cách thống nhất.
- Về quản lý hệ thống: Việc quản lý các thông tin liên quan đến đất đai được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Mô hình hệ thống dựa trên một thiết kế kiến trúc mà môi trường quản lý/cập nhật quản lý đất đai được tối ưu hóa cho các quy trình làm việc kết hợp với các thủ tục pháp lý và hệ thống phân phối được tối ưu hóa cho việc cung cấp, trao đổi và trình diễn dữ liệu. Mô hình này bao gồm 4 phần về nền tảng tương kết và giao tiếp bằng các định dạng tệp cụ thể dựa trên XML/GML (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 9/2012). 1.2.2.2. Kinh nghiệm của Australia
a) Bang Tây Úc
Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc WALIS (West Australia Land
đất đai sớm nhất tại Úc sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Để xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại và hiệu quả, một số nguyên tắc chính đã được đề ra khi tiến hành xây dựng hệ thống, bao gồm: Thông tin là tài sản có giá trị; hệ thống phải đáp ứng mục tiêu đề ra và người khai thác hệ thống trở thành mục tiêu quan tâm; thông tin thu thập một lần, sử dụng nhiều lần; phải có sự kết hợp thông tin, chia sẻ tài nguyên với giá trị gia tăng; chi phí duy trì, bảo dưỡng hợp lý, hiệu quả; có đăng ký phân quyền, bảo mật, duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thông tin. Với lịch sử gần 30 năm, WALIS đã đạt được nhiều thành công trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý thông tin địa lý cũng như thông tin đất đai, hỗ trợ tích cực cho cơ chế truy cập thông tin đất đai. Điều này được thể hiện qua mối quan hệ giữa công tác quản lý, lưu trữ thông tin, thương mại, siêu dữ liệu và phân quyền truy cập thông tin của hệ thống.
Mô hình quản lý và các thành phần chính của WALIS: Sơđồ dưới đây mô tả về mô hình quản lý các thành phần chính của WALIS.
b) Bang Victoria:
Tại Bang Victoria, một hệ thống thông tin đất đai đã được phát triển với mô hình hiện đại nhằm cung cấp dịch vụđăng ký đất đai, bất động sản trực tuyến qua mạng Internet. Theo thống kê, chỉ có khoảng 10% lượng giao dịch hàng năm được thực hiện theo hình thức “mặt đối mặt” giữa cán bộ thực hiện giao dịch và người dân, tổ chức có nhu cầu; khoảng 90% số giao dịch còn lại được thực hiện trong vòng 24h qua hệ thống cung cấp dịch vụ hệ thống thông tin đất đai.
Trung tâm thông tin đất đai: Là một đơn vị dịch vụ của ngành quản lý đất đai Bang Victoria, cung cấp các dịch vụ truy cập thông tin và các dịch vụ có liên quan như thực hiện các giao dịch đất đai và bất động sản, quy hoạch và phát triển quỹđất. Ngoài ra, Trung tâm cũng là đơn vị cung cấp các dịch vụ về ảnh hàng không, ảnh viễn thám nhằm các mục đích từ thương mại đến kiểm soát ô nhiễm, chống khủng bố và các dịch vụ khác cho các tổ chức có nhu cầu.
Hệ thống đăng ký đất đai Bang Victoria được thực hiện dựa trên nguyên tắc bảo hộ của nhà nước về những gì nhà nước đã chứng nhận trên giấy chứng nhận quyền sở hữu. Hệ thống đăng ký có vai trò và chịu trách nhiệm về quản lý giấy chứng nhận sở hữu đất đai theo Bộ Luật chuyển nhượng đất đai năm 1958, được sửa đổi, bổ sung năm 1998.
Hệ thống cung cấp dữ liệu đất đai LANDATA® là dịch vụ trực tuyến cung cấp thông tin về đất đai ở tiểu bang Victoria. Các lĩnh vực hoạt động của LANDATA® bao gồm: tìm kiếm thông tin về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật, các chỉ số liên quan, giấy chứng nhận về tài sản, thông tin về tài sản, giấy chứng nhận quy hoạch và chất lượng dữ liệu.
Trong những năm vừa qua, đã có những gia tăng đáng kể trong hoạt động của LANDATA® về tìm kiếm các thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 10% tương đương với 0,8 triệu lượt tìm kiếm năm 1998 tăng lên 100% tương đương với 2,2 triệu lượt tìm kiếm gần đây.
Hệ thống giao dịch đất đai điện tử tại Victoriađã được xây dựng và vận hành trong nhiều năm với các thành tựu đặc biệt. Theo thống kê, có trên 90% các giao dịch đất đai được thực hiện thông qua công cụđiện tử trực tuyến, chỉ có dưới 10% giao dịch được thực hiện thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người giao dịch với các cán bộ của ngành quản lý đất đai Victoria. Hệ thống giao dịch đất đai điện tử cho phép việc tổ chức các giao dịch được minh bạch, hiệu quả, tăng cường cải cách thủ tục hành chính của chính quyền địa phương.
Mục tiêu chính của hệ thống là cung cấp các dịch vụ đăng ký giao dịch bất động sản thông qua việc giải quyết các giao dịch bất động sản, các dịch vụ về đăng ký định cư cũng như tái định cư.
Các thành phần chính của hệ thống giao dịch đất đai điện tử gồm:
Quy trình xử lý nghiệp vụ, nhằm xác định xem một giao dịch bất động sản phải qua những bước xử lý nào, đồng thời gán trách nhiệm của từng cá nhân, nhóm cá nhân trong các bước giao dịch đó. Quy trình xử lý nghiệp vụđược xác định cho từng loại giao dịch bất động sản như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, góp vốn liên danh trong thương mại.
Dịch vụ khách hàng, xác định các nhóm dịch vụđược gắn với các nhóm khách hàng của hệ thống, gồm người thực hiện giao dịch, các luật sư và các đo đạc viên được cấp phép. Hệ thống cũng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khác có quan tâm gồm các công tư kinh doanh bất động sản, cấp chính quyền địa phương, các trường đại học. Sản phẩn bao gồm có sản phẩm bản đồ và sản phẩm giao dịch từ các giao dịch.
Các giải pháp đối với các vấn đề phức tạp,được xác định cho từng trường hợp cụ thể và thông thường cần phải có ý kiến tư vấn của một hội đồng tư vấn được thành lập khi vấn đề xuất hiện.
Phân phối sản phẩm:sản phẩn bản đồ, sản phẩn của các giao dịch điện tử được cung cấp từ hệ thống sau khi các giao dịch được thực hiện như giấy chứng nhận sở hữu, các hợp đồng giao dịch được xác lập. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 9/2012)
1.2.3.Tổng quan thực trạng ở Việt Nam về một số nội dung liên quan tới lĩnh vực đề tài
1.2.3.1. Tổng quan vềứng dụng, phát triển công nghệ
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai gắn liền với công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các ứng dụng CAD để số hóa dữ liệu địa chính. Thông qua các nghiên cứu của nhiều đơn vị, các dự án đã và đang thực hiện từ năm 1992 trở lại đây, nhiều công nghệ đã được ứng dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước vềđất đai từ cấp trung ương tới cấp địa phương, các doanh nghiệp đo đạc lập bản đồ, lập hồ sơ địa chính. Các công nghệ được ứng dụng cơ bản là các công nghệ tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.
Để bảo đảm việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với dữ liệu thuộc tính về chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, các nhà nghiên cứu, quản lý và sản xuất tại Trung ương và địa phương đã kế thừa thành tựu của các hãng phần mềm lớn trên thế giới cho ra đời hàng loạt phần mềm nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số như: FAMIS & CaDDB, CICAD& CIDATA, CILIS, PLIS và sau này là ELIS, ViLIS, Gcadas, eKLIS, VNLIS....
Các công nghệ GIS nền được sử dụng cũng rất đa dạng như ArGIS của hãng ESRI (Mỹ), MapInfo, AutoCAD và một số hãng khác. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng Oracle, SQL Server, Access ... hiện cũng đã có một số nghiên cứu ứng dụng toàn bộ mã nguồn mở trong vấn đề xây dựng LIS để tiết kiệm chi phí đầu tư cho công nghệ nền.
Hệ thống phần mềm thông tin đất đai được thiết kế là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý đất đai. Hệ thống phần mềm thể hiện bằng các nhóm chức năng của hệ thống và được thiết kế theo nguyên tắc sau:
- Là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun, được chia thành các hệ thống con; mỗi hệ thống con bao gồm một nhóm các chức năng phù hợp với một dạng công việc trong công tác quản lý đất đai.
- Về cơ bản, phần mềm Hệ thống thông tin đất đai chia thành các hệ thống phần mềm con như sau:
+ Hệ thống quản lý điểm toạ độ, độ cao cơ sở, lưới khống chế và bản đồ địa chính;
+ Hệ thống quản lý hồ sơđịa chính và đăng ký, thống kê đất đai;
+ Hệ thống hỗ trợ qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phân hạng, đánh giá, định giá đất;
+ Hệ thống hỗ trợ quản lý về thuếđất, giá trịđất và các công trình trên đất; + Hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp và khiếu nại tố cáo vềđất đai.
- Thông thường được thiết kế theo bốn phiên bản tương ứng với 4 cấp hành chính về quản lý vềđất đai:
+ Hệ thống thông tin đất đai cấp trung ương; + Hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh;
+ Hệ thống thông tin đất đai cấp huyện; + Hệ thống thông tin đất đai cấp xã.
Nhìn chung những giải pháp này đã cung cấp cho các địa phương một công cụ hữu ích hỗ trợ tích cực đểđẩy nhanh việc lập cơ sở dữ liệu địa chính số, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy: Tuy có nhiều sản phẩm, nhiều ứng dụng và có nhiều đơn vị phát triển nhưng việc ứng dụng công nghệ trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn bộc lộ một số bất cập như: Chính sách quản lý thay đổi liên tục dẫn đến các phần mềm cũng phải thay đổi theo nhưng lại thiếu nguồn lực về kinh phí để cập nhật, nâng cấp, chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất, còn có nhiều sự khác biệt về nhu cầu quản lý cho từng địa bàn, thiếu hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp công nghệ nền (thông thường là ở nước ngoài) và nhà phát triển hệ thống thông tin đất đai do thiếu nguồn nhân lực và chính sách tài chính, còn có sự vướng mắc về vấn đề lựa chọn sản phẩm phần mềm cho từng địa phương
và các vấn đề khác… Về chính sách quản lý; do Việt Nam còn đang trong giai đoạn hoàn thiện chính sách về quản lý đất đai, các quy trình, chếđộ quản lý, mẫu biểu báo cáo và thống kê, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… thay đổi nhiều trong thời gian ngắn nên phát sinh hiện tượng các phần mềm phải cập nhật liên tục để phù hợp với chính sách mới ( Tạ Quốc Vinh, 2016).
1.2.3.2. Tổng quan kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư và kết quả đạt được trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở nước ta trong thời gian qua
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính sốđã được các tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, như Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơđịa chính số tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, .... Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được triển khai ở cấp Trung ương. Các dự án điển hình là xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai từ năm 2000 đến nay; dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai và môi trường đã xây dựng hệ thống ELIS; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường và một số dự án khác. Trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu số chúng ta cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất có hiệu quả của các tổ chức Quốc tế như: SIDA Thụy Điển, Hiệp hội đô thị Canada, Ngân hàng thế giới ….
Một trong các chương trình, dự án tiêu biểu là chương trình Hợp tác Việt Nam - Thụy Điển vềđổi mới hệ thống địa chính - CPLAR. Chương trình này có nguồn vốn không hoàn lại do cơ quan phát triển quốc tế SIDA Thụy Điển tài trợ cho Tổng cục Địa chính thực hiện từ năm 1997 đến năm 2003. Chương trình được chia thành nhiều dự án về chính sách, nâng cao năng lực… trong đó có hợp phần 5 về phát triển và ứng dụng hệ thống thông tin đất đai (LIS) ở cấp tỉnh và thử nghiệm tại một số tỉnh… Kết quả của dự án này là đã nâng cao nhận thức, chuyển giao công nghệ xây dựng bản đồđịa chính số, xây dựng cơ sở dữ liệu về đăng ký đất đai, quản lý và in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng công nghệ số thay thế cho việc viết tay trước đây.
Gần đây là Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP) với số vốn lên tới 100 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện tại 9 tỉnh, thành phố trên toàn quốc gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Hưng Yên, Thái Bình và thành phố Hà Nội. VLAP là dự án của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý đất đai, được nghiên cứu trên 10 năm trước khi triển khai thực hiện, qua sự hợp tác của nhiều nước như Pháp, Thụy Điển, New Zealand, Phần Lan; Dự án được thực hiện từ tháng 8/2008 đến 30/6/2015. Mục tiêu của dự án là tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng với dịch vụ thông tin đất đai, bằng cách phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện tại các địa phương qua việc xây dựng hệ thống hồ sơđịa chính và bản đồđịa chính dạng số hóa.
Về kết quả từ dự án mang lại: Tháng 11/2014, tại Hội thảo tham vấn về xây dựng dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai (VLAP) Việt Nam giai đoạn II, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại tỉnh Ninh Bình.