3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tân Kỳ là huyện miền núi tiếp giáp với các huyện miền núi, trung du phía Tây của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An 90 km.
Hình 3.1. Bản đồ huyện Tân Kỳ
- Phía Bắc giáp huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp;
- Phía Đông, Đông Nam giáp huyện Yên Thành và huyện Đô Lương; - Phía Tây, Tây Nam giáp huyện Anh Sơn.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện năm 2018 là 72.581,44ha (chiếm 4,42% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) với 22 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 1 thị trấn và 21 xã).
Huyện Tân Kỳ là đầu mối giao lưu, phát triển kinh tế vùng núi Tây Bắc của tỉnh Nghệ An với cả nước thông qua hệ thống giao thông: Đường Hồ Chí Minh chạy dọc qua toàn huyện, đường quốc lộ 15B, đường tỉnh lộ 545, đường Trại Lạt - Cây Chanh... và tuyến đường thuỷ sông Con đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Do vậy huyện Tân Kỳ đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An.
3.1.1.2. Địa hình, đất đai thổ nhưỡng
* Địa hình:
Địa hình đồi núi chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên của huyện, phần diện tích tương đối bằng phẳng phân bố chủ yếu dọc theo hai bên bờ sông Con. Nhìn chung địa hình của huyện nghiêng dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, thấp dần về phía sông Con tạo nên thế lòng chảo. Địa hình huyện được chia thành 2 dạng sau:
- Địa hình đồi núi: Mật độ núi cao được phân bố chủ yếu dọc theo tuyến địa giới hành chính của huyện, chạy dài từ vùng giáp ranh với Đô Lương, Yên Thành và Nghĩa Đàn tạo nên hình cánh cung có đỉnh cao nhất là Phù Loi 829m.
- Địa hình đồng bằng: Phân bố dọc theo hai bên sông Con và xen kẽ giữa dãy đồi núi. Phần lớn diện tích trồng cây hàng năm của huyện có dạng bậc thang.
* Thổ nhưỡng:
Đất đai Tân Kỳ bao gồm các loại: Phù sa không được bồi hàng năm, đất mặn ít và nhóm đất đồi núi. Trong quá trình canh tác, đất cũng được biến đổi thành nhiều loại nhỏ. Nhưng nhìn chung đất đai của Tân Kỳ phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản, tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa canh.
Theo tài liệu (Điều tra, nghiên cứu bổ sung xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng phục vụ sản xuất và quản lý nguồn tài nguyên đất tỉnh Nghệ An - Bản đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng, tỷ lệ 1/100.000 theo phương pháp FAO- UNESCO), trên diện tích điều tra có các loại đất sau: Đất phù sa bão hòa bazơ (Fle-a); Đất phù sa bão hòa Bazo kết vón nông (Fle-fel); Đất mặn điển hình glây nông (FLs-gl); Đất phù sa glây bão hòa bazơ (FLg-e); Đất phù sa chua glây nông (FLd-gl); Đất phù sa chua kết vón nông (fLd-fel); Đất phù sa biến đổi cơ giới Li mon (FLc-s); Đất xám Feralit kết von sâu (AC fa-fel); Đất đỏ vàng trên Mácma bazơ và trung tính (FRx-h); Đất xám Feralit đá lẫn nâu (ACFa-12); Đất xói mòn trơ sỏi đá (Lpe-h).
3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên, khoáng sản
* Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2019, tổng diện tích tự nhiên của huyện có 72.581,44 ha, chiếm 4,42% diện tích tự nhiên của tỉnh (huyện Tân Kỳ có diện tích tự nhiên lớn thứ 9 trong tổng số 19 huyện, thị của tỉnh Nghệ An), trong đó diện tích đã đưa vào sử dụng cho các mục đích (nông nghiệp và phi nông nghiệp) chiếm 89,31% diện tích tự nhiên của huyện và 5,10% diện tích đất đang sử dụng của tỉnh.
Kết quả điều tra thổ nhưỡng đất cho thấy trên địa bàn huyện có 7 nhóm đất lớn, bao gồm: Nhóm đất phù sa; Nhóm đất vàng; Nhóm đất lúa vàng vùng đồi núi; Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi; Nhóm đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá; Nhóm đất đen và nhóm Đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp.
* Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Trữ lượng nguồn nước mặt của huyện tương đối dồi dào với lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.000 mm, sông Con chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 65 km, tổng chiều dài các khe suối đổ về sông Con khoảng gần 400 km. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lượng nguồn nước mặt của huyện có sự khác biệt giữa các
vùng. Các xã có địa hình tương đối bằng phẳng (chủ yếu nằm dọc hai bên bờ sông Con) có trữ lượng nguồn nước mặt trong năm tương đối cao, các xã còn lại trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Nguồn nước ngầm: Có trữ lượng tương đối dồi dào, chỉ trừ một số khu vực thuộc địa bàn 2 xã Tân Hợp và Giai Xuân có mực nước ngầm thấp, không đào được giếng khoan nên thường thiếu nước sinh hoạt về mùa hè.
* Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 37.067,69 ha chiếm 50,90% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó đất rừng sản xuất là 28.825,70 ha, đất rừng phòng hộ là 8.214,99 ha. Thảm thực vật tương đối phong phú, đa dạng về số lượng. Ngoài ra còn có một số các loại tre nứa có khả năng phát triển ngành nghề mây tre đan thủ công. Bên cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, người dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, rừng đã chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế huyện và việc nâng cao thu nhập của người dân cũng như bảo vệ môi trường.
* Tài nguyên nhân văn và du lịch:
Là huyện miền núi có mật độ dân số không cao, các ngành kinh tế phi nông nghiệp chưa phát triển vì vậy những tác động không tích cực đến môi trường của huyện chưa đáng kể. Nhìn chung, môi trường huyện Tân Kỳ hiện nay chưa bị ô nhiễm, môi trường sinh thái vẫn được đảm bảo và phát triển bền vững. Mặt khác trên địa bàn huyện có nhiều sông suối, diện tích đất lâm nghiệp và các loại cây trồng nông nghiệp khác chiếm phần lớn diện tích đang được đầu tư phát triển nên đã tạo ra cảnh quan môi trường trong lành gần gũi với đời sống con người (thắng cảnh Lèn Rỏi với 99 đỉnh lèn cao, thấp khác nhau cùng với vô số hang động nhấp nhô, huyền ảo và hư thực). Tuy nhiên
việc khai thác khoáng sản không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đã làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và gây sói lở đất. Việc sử dụng bừa bãi các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường.
* Tài nguyên khoáng sản:
Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện hiện có:
- Đá vôi là một nguồn tài nguyên rất quý của Tân Kỳ, không chỉ có trữ lượng lớn mà đá vôi Tân Kỳ còn có chất lượng khá tốt để phục vụ sản xuất xi măng.
- Tân Kỳ có mỏ sét Lèn Rỏi làm phụ gia xi măng với trữ lượng lớn và nhiều khoáng sản quý khác như đá Granite, đá trắng, đá Marble.
- Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các loại tài nguyên khoáng sản khác, song chưa được điều tra, đánh giá kỹ về chất lượng, trữ lượng như: đá ốp lát, cát sỏi xây dựng, than bùn ...
3.1.1.4. Khí hậu
Theo tài liệu của Trạm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Nghệ An, Tân Kỳ nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng (Ia) có các đặc trưng sau:
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm: 8.500 - 8.600ºC; biên độ năm 11 - 12ºC; biên độ ngày 6 - 7ºC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.900 mm, trong đó tháng 8, 9 hàng năm thường có lượng mưa lớn nhất, xấp xỉ 400 mm.
- Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 86%; Lượng nước bốc hơi trung bình năm khoảng 854 mm.
- Tốc độ gió trung bình năm 1,5 - 1,8 m/s.
- Thiên tai thường xảy ra bão, lũ, úng, hạn cục bộ.
Những năm gần đây, đã có nhiều Bảng hiện khá rõ những thay đổi về thời tiết và các thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ các tháng 6, 7, 8 có xu thế tăng lên khá rõ. Lượng mưa tháng 8, 9 những năm gần đây cao hơn trung bình nhiều năm.
Mưa bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Mỗi năm, trung bình có khoảng 6 - 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Nghệ An.
3.1.1.5. Thủy văn
Huyện Tân Kỳ thuộc tiểu vùng thủy văn của hệ thống sông Yên, chịu ảnh hưởng trực tiết của các hệ thống sông Yên, sông Nhơm, sông Thị Long và vùng hồ Yên Mỹ, mực nước của hệ thống này thấp vào mùa đông, dâng cao vào mùa mưa, vì vậy kết hợp với những đợt mưa lớn vào mùa hè gây ra úng lụt; khu vực tiểu vùng đồi núi mùa đông thường khô hạn, mùa mưa có lũ quét gây ra độ xói mòn cao, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
Chế độ thủy văn chia thành 2 vùng:
- Vùng thủy văn đồi núi: Mùa đông khô hanh, gió rét; mùa mưa thường có lũ quét nhỏ xảy ra gây xói mòn ở vùng cao và lũ lụt vùng thấp.
- Vùng thủy văn đồng bằng: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống sông Nhơm, sông Thị Long và sông Yên.
Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều nên đồng ruộng ven sông thuộc các xã phía Đông thường bị nhiễm mặn, tập trung ở các xã Trường Giang, Tượng Văn, Tượng Sơn, Trường Trung, Trường Minh, Minh Khôi, Tế Nông…
3.1.1.6. Đánh giá về điều kiện tự nhiên
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường, huyện Tân Kỳ có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, cụ thể:
- Là một trong số các huyện đồng bằng của tỉnh, cách thành phố Nghệ An không xa, có giao thông thủy, bộ, giao lưu với bên ngoài tốt đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng việc tiếp thu các thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật bằng nội lực và cả sự đầu tư của các đối tác bên ngoài.
- Thời tiết, khí hậu rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông nghiệp, cho phép trồng được nhiều vụ trong năm, phù hợp với sinh thái của nhiều loại cây trồng vật nuôi hiện đang sản xuất.
- Về địa hình không quá phức tạp, nên thuận lợi cho việc tổ chức các vùng chuyên canh lớn, tạo điều kiện tốt cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Đa số đất đai của Tân Kỳ là đất phù sa nên có nhiều đặc tính tốt cả về lý tính, hóa tính. Đặc biệt là các vùng đất bãi ngoài đê thường xuyên được bồi đắp là nguồn cung cấp lượng phù sa rất tốt, vừa tăng hàm lượng dinh dưỡng vừa cải tạo đất.
- Tài nguyên nhân văn phong phú gắn với cảnh quan môi trường và nằm cạnh các trung tâm du lịch là lợi thế để phát triển du lịch.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) năm 2019 đạt 2.944.757 triệu đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ, bằng 47,5% kế hoạch. Trong đó, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ước đạt 728.985 triệu đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và bằng 40% kế hoạch. Lĩnh vực công nghiệp xây dựng ước đạt 1.408.382 triệu đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ và bằng 52,8% kế hoạch (Trong đó giá trị sản xuất Công nghiệp-TTCN ước đạt 1.065.072 triệu đồng, tăng 13,6% và bằng 55,4% kế hoạch). Lĩnh vực dịch vụ ước đạt 807.390 triệu đồng, tăng 7,7% và bằng 47,3% kế hoạch.
Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Tân Kỳ phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH - HĐH quê hương đất nước. Quy mô kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, tương đối đều và ổn định.
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện tại thời điểm 31/12/2019 là 72.581,44 ha. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp 63.442,23 ha, chiếm 87,41 tổng diện tích tự nhiên; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 27.560,30 ha, chiếm 37,97, Đất Lâm nghiệp là 34.974,20 ha, chiếm 48,19, Đất nuôi trồng thủy sản là 894,29ha, chiếm 1,23, Đất nông nghiệp khác là: 13,43ha, chiếm 0,02%.
- Diện tích đất phi nông nghiệp là 7.977,07ha, chiếm 10,99 % diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất ở 1.042,10 ha; đất chuyên dùng là 4.731,62ha; đất khác còn lại là 0,10 ha.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm 31/12/2019 huyện Tân Kỳ TT Mục đích sử dụng đất Năm 2019 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 72.581,44 100,00 1 Đất nông nghiệp 63.442,23 87,41
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 27.560,30 37,97
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 17.702,05 24,39
1.1.1.1 Đất trồng lúa 5.391,79 7,43
1.1.1.3 Đất cây hàng năm khác 12.310,25 16,96
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 9.858,26 13,58
1.2 Đất lâm nghiệp 34.974,20 48,19
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 894,29 1,23
1.4 Đất nông nghiệp khác 13,43 0,02
2 Đất phi nông nghiệp 7.977,07 10,99
2.1 Đất ở 1.042,10 1,44
2.1.1 Đất ở nông thôn 985,13 1,36
2.1.2 Đất ở đô thị 56,97 0,08
2.2 Đất chuyên dùng 4.731,62 6,52
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,31 0,02 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 355,91 0,49 2.5 Đất S.suối và M.nước chuyên dùng 1.832,04 2,52 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,10 0,00
3 Đất chưa sử dụng 1.162,14 1,60
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 749,80 1,03 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 119,64 0,16 3.3 Đất núi đá không rừng cây 292,70 0,40
3.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Kỳ giai đoạn 2015 - 2019 Kỳ giai đoạn 2015 - 2019
3.2.1. Sự biến động đất đai trên địa bàn huyện Tân Kỳ giai đoạn 2015 - 2019
Để thấy được tổng thể về hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2019 của huyện Tân Kỳ, đề tài đã phân tích hiện trạng sử dụng đất qua từng năm.
Năm 2015:
Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 được trình bày ở bảng 3.2. Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy năm 2015 huyện Tân Kỳ có tổng diện tích tự nhiên là 72.581,44 ha. Trong ba nhóm đất, thì nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích cao nhất: 63.364,74 ha (87,47 %); tiếp đến là đất phi nông nghiệp:
7.930,06 ha (10,93 %) và chỉ có 1.162,55 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,60 %).
Năm 2016:
Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của huyện thể hiện ở bảng 3.3. Năm 2016 diện tích các loại đất tăng giảm không đáng kể. Cụ thể đất nông nghiệp giảm 13,47ha (trong đó, đất sản xuất nông nghiệp giảm 7,19ha, đất lâm nghiệp giảm 5,97 ha); đất phi nông nghiệp tăng 47,45ha (trong đó đất ở tăng 8,9ha) và đất chưa sử dụng giảm 33,98ha.
Năm 2017:
Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2017 được thể hiện tại bảng 3.4. Từ số liệu thống kê bảng 3.4 cho chúng ta thấy nhóm đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích lớn nhất: 63.451,99 ha (chiếm 87,42 %), trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 27.570,02 ha (chiếm 37,98 %), đất lâm nghiệp cũng còn khá lớn đạt 34.974,24 ha (chiếm 48,19 %). Đất phi nông nghiệp đạt 7.967,35 ha (chiếm 10,98%) và đất chưa sử dụng là 1.162,15 ha (chiếm 1,60 %).
Năm 2018:
Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2018 được ấn định ở 72.581,47 ha như năm 2017 (bảng 3.5). Các nhóm đất có thay đổi so với năm 2016, cụ thể cơ cấu các loại đất như sau: