Công dụng, yêu cầu, phần loại phanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm hệ thống truyền động xe lai có tính đến trường hợp phanh tái sinh (Trang 35 - 37)

a. Khái niệm quá trình phanh

Quá trình phanh là quá trình dùng ngoại lực tác động lên một cơ cấu nhằm tạo ra lực cản tác động hệ thống truyền lực của xe một cách có kiểm soát để giảm tốc độ của xe đến một mức nào đó hoặc đến khi xe dừng hẳn.

Cơ cấu. hệ thống nhằm tạo ra và điều khiển lực cản đó gọi là hệ thống phanh.

b. Công dụng của hệ thống phanh

- Dùng để giảm tốc độ của xe cho đến một tốc độ nào đó hoặc dừng hẳn - Giữ cố định xe khi dừng xe trong thời gian dài

- Giữ cho xe đứng yên khi dừng xe trên dốc

Nhờ các công dụng đó, hệ thống phanh bảo đảm cho xe có khả năng di chuyển an toàn ở tốc độ cao, cho phép lái xe điều chỉnh được tốc độ xe phù hợp với điều kiện di chuyển, nâng cao được vận tốc trung bình của xe.

c. Yêu cầu đối với hệ thống phanh

Hệ thống phanh phải có chất lượng phanh tốt, tuổi thọ và độ tin cậy cao, phân bố mô men trên các bánh xe phải theo quan hệ tận dụng triệt trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào

26

- Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột, đảm bảo gia tốc phanh cực đại, thời gian phanh cực tiểu.

- Quá trình phanh êm, không xảy ra hiện tượng tự phanh; - Dẫn động điều khiển phanh phải nhẹ nhàng.

- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt

- Có khả năng dừng xe trong thời gian dài. - Thời gian tác động nhỏ.

d. Phân loại phanh

- Phân loại theo công dụng:

+ Phanh dừng: dùng để giảm tốc độ hoặc dừng xe

+ Phanh đỗ: dùng để đỗ xe trong thời gian dài hoặc dừng xe trên dốc - Phân loại theo vị trí bố trí

+ Cơ cấu phanh bố trí ở bánh xe: các phanh chính + Cơ cấu phanh bố trí ở trục truyền: phanh tay

+ Cơ cấu phanh bố trí ở cơ cấu chuyển hướng: các loại xe xích - Phân loại theo kết cấu

+ Phanh guốc + Phanh đĩa + Phanh dải

- Phân loại theo phần tử trợ lực + Phanh trợ lực chân không + Phanh trợ lực khí nén + Phanh trợ lực điện + Phanh không có trợ lực - Phân loại theo dẫn động phanh + Phanh dẫn động cơ khí

27 + Phanh dẫn động thủy lực

+ Phanh dẫn đông khí nén

+ Phanh dẫn động thủy – khí (khí nén kết hợp thủy lực)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm hệ thống truyền động xe lai có tính đến trường hợp phanh tái sinh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)