Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động lựa chọn ngách kinh doanh

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết thị trường ngách trong kinh doanh Kinh nghiệm trên thế giới và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 82 - 84)

III. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả việc kha

2.Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động lựa chọn ngách kinh doanh

2.1 Tăng cường kỹ năng phân đoạn thị trường, hoàn thiện kỹ năng lựa chọn ngách thị trường mục tiêu

Trên cơ sở các kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty tiến hành các biện pháp nhằm phân đoạn thị trường. Việc phân đoạn thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: dân số, tâm lý, khu vực địa lý... trong đó phân đoạn thị trường theo hành vi tiêu dùng, cụ thể là lợi ích tìm kiếm sẽ là cách thức tiếp cận thị trường tốt nhất. Thị trường càng được phân thành nhiều đoạn nhỏ thì việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng càng dễ dàng cho doanh nghiệp. Từ đó, công ty sẽ tạo ra được những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các khách hàng cụ thể và tập trung các nguồn lực marketing một cách hiệu quả hơn.

Sau khi đã hoàn thành quá trình phân khúc, doanh nghiệp sẽ có một bức nhìn toàn cảnh và chi tiết về thị trường doanh nghiệp muốn tham gia, tạo thuận lợi cho việc lựa chọn ngách thị trường mục tiêu. Để chọn được một ngách lý tưởng, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp hồi quy để đưa các cơ hội giống nhau về các nhóm sau:

- Phần thị trường mà đối thủ chính bỏ qua.

- Phần thị trường mà các đối thủ chính không đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng.

- Phần thị trường có mức cạnh tranh thấp nhất.

- Phần thị trường mà các đối thủ thiếu sự thay đổi, cải tiến sản phẩm. Trên cơ sở tự đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình, phân tích đặc điểm của từng phân khúc thị trường, doanh nghiệp khai thác thị trường ngách tự chọn một hoặc một vài ngách thị trường để tập trung khai thác.

2.2 Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp

Việc lựa chọn ngách thị trường sẽ có hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp có thể tận dụng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là khi thực hiện khai thác thị trường ngách trên cơ sở tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm. Tình trạng các doanh nghiệp khi phát hiện ra các khu vực thị trường mới thì tranh nhau mua, bán dẫn đến đấu đá lẫn nhau và tiến hành các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh rất phổ biến giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả là giá hàng hóa bị đẩy xuống mà không doanh nghiệp nào có lợi. Để khắc phục tình trạng này, bản thân mỗi doanh nghiệp trên thị trường cần có những nỗ lực trong việc hợp tác với các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp sẽ cùng nhau chia sẻ những thị phần nhất định trên thị trường ngách và tập trung vào việc đáp ứng tốt nhu cầu của thị phần đó. Điều này cũng giúp tạo ra hàng rào bảo vệ cho các doanh nghiệp trên mảng thị trường nhỏ bé đó khỏi sự nhòm ngó của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Trên thị trường thế giới, việc làm này góp phần nâng cao ý thức cộng đồng của các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường lợi ích quốc gia. Để tránh khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài, hiệp hội của các doanh nghiệp khai thác các ngách thị trường đó cần được thành lập. Các doanh nghiệp cần tích cực chủ động tham gia vào các hiệp hội thuộc ngành nghề kinh doanh của

mình. Đây sẽ là chỗ dựa cho các doanh nghiệp khi khai thác ở những khu vực thị trường mới, đồng thời tạo uy tín cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết thị trường ngách trong kinh doanh Kinh nghiệm trên thế giới và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam (Trang 82 - 84)