II. Bài học từ việc áp dụng lý thuyết thị trƣờng ngách trong kinh doanh trên thế giớ
1. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Binh pháp Tôn Tử đã chỉ ra rằng: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng, không hiểu địch như hiểu mình, thì thắng một thua một, không hiểu địch không hiểu mình thì trăm trận thua cả trăm”. Nếu như trong quân sự, tư tưởng này tỏ ra đúng đắn thì trong kinh doanh, nó còn thể hiện một cách triệt để hơn. Trong kinh doanh khác với trong quân sự là người kinh doanh không chỉ phải đối phó với một đối thủ mà là nhiều đối thủ cạnh tranh ở khắp mọi nơi. Ở đâu doanh nghiệp cũng có rất nhiều đối thủ phải biết, phải tìm hiểu, nghiên cứu. Hơn nữa, thị trường thay đổi từng ngày từng giờ, nó đòi hỏi
chúng ta phải bám sát thực tế, chịu khó thu thập thông tin về thị trường và các đối thủ.
Những đối tượng trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sát sao là: doanh nghiệp cùng ngành; khách hàng; người cung ứng; người sản xuất thay thế; đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Phân tích năm nhóm đối tượng trên sẽ cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát, tương đối chính xác về đặc điểm thị trường, từ đó làm cơ sở để xây dựng chiến lược cạnh tranh và phát triển sản xuất sản phẩm.
Kinh nghiệm các doanh nghiệp đã áp dụng thành công lý thuyết thị trường ngách cho thấy trong kinh doanh, phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải ý thức được toàn cục. Kinh doanh là một quy trình hướng tới tương lai và mở rộng quy mô, do vậy, không nên chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bỏ đi cái lợi lâu dài. Thấy nhiều người kinh doanh có lợi cũng đầu tư vào kinh doanh mà không biết lượng sức mình. Đó là không biết mình biết người.
“Biết địch biết ta” còn thể hiện ở khả năng dự đoán xu hướng vận động của thị trường thế giới để định liệu kế hoạch hành động. Chính vì xem thường kinh nghiệm này nên trong nhiều ngành sản xuất, hiện tượng cung vượt cầu dẫn đến khủng hoảng thừa đã xảy ra, gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Những doanh nghiệp áp dụng lý thuyết thị trường ngách bao giờ cũng đi trước một bước so với thiên hạ trong việc nắm bắt nhu cầu.
“Biết địch biết ta” còn thể hiện ở việc đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra một loạt các quyết định quan trọng liên quan về sản phẩm, các mặt hàng cần mua bán, đối tượng phục vụ, giá bán/giá dịch vụ, tổ chức hệ thống phân phối… và quan trọng nhất là định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, với áp lực của suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc sử dụng nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để nắm rõ thị trường, đối thủ và khách
hàng đang là yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược thị trường ngách.