Yêu cầu về năng lực của giáo viên môn công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giáo viên môn công nghệ cấp THCS tại quận thủ đức đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.1. Yêu cầu về năng lực của giáo viên môn công nghệ

Năng lực cốt lõi chung của thế kỷ 21 mà tất các sinh viên cần thiết phải trang bị bao gồm: Năng lực hợp tác, truyền thông, sử dụng CNTT, văn hóa và xã hội; sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng sử dụng CNTT đối với sinh viên. Cụ thể, sinh viên phải có khả năng sử dụng CNTT như một công cụ trong các lĩnh vực liên quan đến các kỹ năng thế kỷ 21, bao gồm học tập, hợp tác, giải quyết vấn đề, và tư duy sáng tạo và đổi mới. Hay nói cách khác, các kỹ năng sử dụng CNTT đóng vai trò trung tâm cho kỹ năng của thế kỷ 21. Vi vậy, nhóm năng lực của thế kỷ 21 này được xem là năng lực bắt buộc đối với giáo viên công nghệ trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), ngoài năng lực về kỹ thuật và công nghệ, giáo viên công nghệ phải có khả năng ứng dụng công nghệ và đổi mới phương pháp dạy học như sau:

- Chuyển đổi vai trò giáo viên từ truyền thụ kiến thức, sang hướng dẫn học sinh học tập, nghiên cứu để phát hiện kiến thức mới.

- Đổi mới PPDH, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH; vận dụng các PPDH tích cực như: Học tập theo dự án (Project based Learning); học tập thông qua thực hành tích cực (Learning by doing).

- Tích hợp việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sáng tạo kỹ thuật với việc phát triển năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm; giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỹ luật lao động và tác phong công nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ IoTs và công nghệ thực tế - ảo vào trong dạy học

Như vậy, vai trò của giáo viên môn công nghệ sẽ chuyển dần từ vai trò truyền thụ kiến thức, sang vai trò hướng dẫn học sinh phát hiện kiến thức mới. Đồng thời, các lớp học số, lớp học ảo sẽ phát triển mạnh [4]. Người học sẽ quen dẫn với việc học tập qua mạng internet, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên ảo. Đây được xem là xu hướng phát triển tất yếu trong hoạt động đào tạo giáo viên môn công nghệ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giáo viên môn công nghệ cấp THCS tại quận thủ đức đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)