Các thành phần năng lực của giáo viên môn công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giáo viên môn công nghệ cấp THCS tại quận thủ đức đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 31 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.2. Các thành phần năng lực của giáo viên môn công nghệ

Năng lực dạy học của giáo viên môn công nghệ chính là sự tích hợp của năng lực công nghệ, phương pháp sư phạm, khả năng vận dụng công nghệ trong dạy học và những kỹ năng cốt lõi chung của thế kỷ 21, cụ thể như sau [24]:

(1) Năng lực cốt lõi chung;

(2) Năng lực chuyên môn và hướng nghiệp; (3) Năng lực sử dụng và đổi mới PPDH;

(4) Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Mối quan hệ giữa các thành phần năng lực của giáo viên môn công nghệ được minh họa ở hình 1.1. Trong đó:

- Năng lực cốt lõi chung: Là năng lực cốt lõi của thế kỷ 21 mà tất các sinh viên cần thiết phải trang bị bao gồm: Năng lực hợp tác, truyền thông, sử dụng CNTT, văn hóa và xã hội; Năng lực sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề [28]. Đây được xem là nhóm năng lực bắt buộc của giáo viên môn công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay tại Việt Nam.

- Năng lực chuyên môn và hướng nghiệp: Là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng Kỹ thuật và Công nghệ nền tảng của giáo viên môn công nghệ để giảng dạy cho học sinh trong giáo dục công nghệ như: Kỹ thuật Điện – Điện tư, Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ Ô tô, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ sinh học, … Ngoài ra, năng lực chuyên môn còn bao gồm khả năng ứng dụng STEM và sử dụng các sản phẩm STEM trong dạy học.

Năng lực chuyên môn giúp giáo viên môn công nghệ phổ thông có khả năng giáo dục và phát triển năng lực công nghệ; hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ cho học sinh qua các nội dung dạy học.

- Năng lực sử dụng và đổi mới PPDH: Là khả năng sử dụng linh hoạt phương pháp và chiến lược dạy học của giáo viên để tổ chức hoạt động học cho học sinh trong giáo dục công nghệ. Đặc biệt là khả năng đổi mới và vận phương pháp dạy học tích cực.

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Là khả năng sử dụng công nghệ thông tin thành thạo của giáo viên trong lớp học, bao gồm các kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính; những công cụ công nghệ và những ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như: Vận hành công nghệ cơ bản, sử dụng công nghệ của cá nhân, những vấn đề về đạo đức và xã hội và việc áp dụng công nghệ trong dạy học [26].

Nhận xét:

Như vậy, năng lực dạy học của giáo viên môn công nghệ được thể hiện thông qua sự tích hợp các năng lực thành phần như: Năng lực cốt lõi chung của thế kỷ 21, năng lực về chuyên môn Kỹ thuật và công nghệ, năng lực về phương pháp sư phạm, năng lực vận dụng công nghệ trong dạy học. Nhóm năng lực của giáo viên môn công nghệ được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng và tự học. Vì vậy, các thành phần năng lực này phải được tích hợp trong chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giáo viên môn công nghệ cấp THCS tại quận thủ đức đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)