Tình hình đovẽ bản đồ địachín hở Lào Cai

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 60, phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ thị trấn phố lu – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai (Trang 38)

2. Ý nghĩa của đề tài

2.3.2. Tình hình đovẽ bản đồ địachín hở Lào Cai

Thực hiện Dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2014 – 2019 và đến năm 2020 của tỉnh Lào Cai (đã được điều chỉnh theo Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai). Đến nay, Dự án tổng thể đã triển khai, thực hiện trên 8/9 huyện, thành phố và đã từng bước xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh, hiện đại và đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế

- xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

Đối với huyện Bảo Thắng hệ thống hồ sơ địa chính được xây dựng từ những năm 1993 – 1997. Tuy nhiên, do trước đây được xây dựng bằng phương pháp thủ công, công nghệ lạc hậu và đến nay đã trên dưới 20 năm; mặt khác do tốc độ quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nên biến động về sử dụng đất là rất lớn; trong khi đó việc cập nhật, chỉnh lý biến động không kịp thời, không đồng bộ nên hệ thống hồ sơ địa chính không còn phù hợp với thực tế sử dụng đất, không đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần khẩn trương đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai cho 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Thắng.

Xuất phát từ yêu cầu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường giao cho Ban quản lý các dự án đo đạc và bản đồ, khảo sát để lập "Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và

cơ sở dữ liệu đất đai cho 15 xã, thị trấn thuộc huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai".

Vì vậy, khi thực tập ở Công ty CNHH VIETMAP, được sự giúp đỡ cán bộ, nhân viên trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy: TS.Nông Thị Thu Huyền, em thực hiện nghiên cứu đề tài“Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính,mảnh bản đồ địa

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đốitượng và phạm vi nghiêncứu

3.1.1. Đốitượng nghiên cứu

Ứng dụng phần mềm Microstation v8i và gCada trong thành lập bản đồ địa chính thịtrấnPhố Lu, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai.

3.1.2. Phạm vi nghiêncứu

Phạm vi không gian: làm ảnh bản đồ địa chính tờ 60, thị trấn Phố Lu, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địađiểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu:thịtrấnPhố Lu, huyệnBảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Địa điểmthực tập: Công ty TNHH VIETMAP.

3.2.2. Thời gian tiến hành

- Thời gian thựchiệnđề tài: 31/05/2019 đến 30/09/2019.

3.3. Nội dung nghiêncứu

3.2.1. Nghiên cứutổng quan

-Tổng quan vềbảnđồ địa chính

-Giớithiệu phầnmềm Mcrostationv8i và phầnmềmg Cadas

3.2.2. Nghiên cứucụthể

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và đánh giá các điều kiện thuậnlợi và khó khănđể xây dựng phương án thiếtkế kỹthuật phục vụđovẽ, thành lậpbảnđồđịa chính của xã.

- Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình quản lý, thực trạng sử dụng đất củathị trấnPhố Lu, huyệnBảoThắng, tỉnh Lào Cai.

- Từ số liệu đo đạc chi tiết, ứng dụng phần mềm Microstation v8i và phần mềm gCadas thành lập bản đồ địa chính thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Thu thập số liệu và thống kê đất đai, dân số, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực.

- Thu thập các bản đồ cũ, tài liệu có liên quan.

- Điều tra, khảo sát về đặc điểm khu đo, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính ngoài thực địa để phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính.

3.4.2. Phương pháp đo đạc chi tiết

Là phương pháp sử dụng số liệu đo đạc chi tiết ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử SOUTH B305, KOLIDA & COMNAV để phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính.

+ Phương pháp xử lý số liệu : Xử lý số liệu đo lưới không chế, số liệu đo chi tiết bằng các phần mềm tính toán, bình sai, các phần mềm trút, nhập, chuyển đổi số liệu.

+ Phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation v8i và gCadas: Sử dụng phần mềm MicroStation v8i và gCadas thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc chi tiết.

3.4.3. Phương pháp thống kê

- Thống kê các số liệu, dữ liệu liên quan đến việc thành lập bản đồ địa chính ở địa bàn nghiên cứu như:

+ Thống kê số thửa đất cần đo vẽ.

+ Thống kê diện tích, chủ sử dụng, mục đích sử dụng các thửa đất.

3.4.4. Phương pháp đánh giá độ chính xác bản đồ

+ Dùng phương pháp đo đạc trực tiếp để đánh giá độ chính xác của bản đồ.

+ Tiến hành đo cạnh bằng thước thép (dây) để kiểm tra sai số từng hộ về chiều dài cạnh.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN

4.1.Điều tra cơ bản

4.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên

a)Vị trí địa lý

Thị trấn Phố Lu là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt quan trọng và nằm tại trung tâm huyện Bảo Thắng. Thị Trấn Phố Lu có 13 thôn, dân số 9670 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 1642.13 ha, mật độ dân số đạt 661 người/km².

+ Phía đông giáp xã Xuân Quang, Trì Quang + Phía bắc giáp xã Thái Niên, Xuân Quang + Phía nam giáp xã Sơn Hà, Phố Lu

+ Phía tây giáp xã Sơn Hà, Sơn Hải

- Phố Lu có quốc lộ 4E, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi qua địa bàn.

b) Về địa hình:

- Thị trấn Phố Lu là một dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng xen vào những cánh đồng và khu dân cư là những đồi bát úp rải rác trong toàn xã. Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao thương giữa các khu vực.

+ Phía Bắc và phía Tây không được bằng phẳng, đồi núi nhiều, có chênh lệch về độ cao giữa các khu vực.

+ Phía Nam và phía Đông địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, phía Đông giáp Sông Hồng cho nên kênh mương tại đây tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

c) Khí hậu:

- Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, thịtrấnPhố Lu mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, nhiệt độ tối đa 34°C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9855°C. Tổng giờ nắng trong năm đạt 2007 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1500mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của thị trấn Phố Lu tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nông –lâm nghiệp.[9]

4.1.2.Thực trạng phát triển kinh tếhội năm 2019.

4.1.2.1. Kinhtế - tổchứcsản xuất

a) Kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND thị trấn Phố Lu về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2012 - 2017 và kết quả bước đầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay đổi diện mạo. Với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, ngành lâm nghiệp thu hút trên 53.69% lực lượng lao động toàn xã.

b)Xã Hội

Đến hết năm 2017, dân số toàn thị trấn: 6832 người với 1571 hộ, bình quân 4 -5 người/hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,42%; mật độ dân số 790 người/km2; chủ yếu là dân tộc kinh (Chiếm 80.57% và một số dân tộc khác (Chiếm 19,93%). Toàn thị trấn có 13 khu dân cư.

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2019 Số TT Tên thôn (bản) Dân số

Tổngsố Trong đó chia theo dân tộc Tỷlệ phát triển dân

số (%)

Hộ Khẩu Kinh Dân tộc

khác Tổngsố 1571 6832 5504 1328 1,42 1 Phú Long 1 83 356 161 195 1,42 2 Phú Long 2 68 292 285 7 1,42 3 Phú Cường 1 98 421 356 65 1,42 4 Phú Cường 2 113 485 368 117 1,42 5 Phú Thịnh 1 125 537 451 86 1,42 6 Phú Thịnh 2 87 374 335 39 1,42 7 Phú Thịnh 3 178 765 612 153 1,42 8 Phú Thành 1 150 645 413 232 1,42 9 Phú Thành 2 143 614 452 162 1,42 10 Phú Thành 3 141 606 584 22 1,42 11 Tổ Dân Phố 1 135 580 465 115 1,42 12 Tổ Dân Phố 2 113 485 451 34 1,42 13 Tổ Dân Phố 3 137 672 571 101 1,42

(Nguồn: UBND thịtrấnPhố Lu)

Tổng số lao động của xã năm 2017 là 3150 lao động trong đó nam 1521 nữ 1629 người . Lao động gián tiếp có 159 người . Lao động nông lâm nghiệp là 2165 người trong đó có 512 người qua đào tạo. Lao động công nghiệp tổng 726 người trong đó 438 người đã qua đào tạo. Lao động thương mại dịch vụ là 662 người trong đó 267 người qua đào tạo.

4.2. Tình hình quản lý và sửdụng đất

Hiện trạng sử dụng đất

Đất gò đồi: Chiếm 42.86% tổng diện tích tự nhiên, tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này chủ yếu được nhân dân sử dụng để xây dựng nhà cửa, trồng cây ăn quả và một số loại cây lâu năm khác.

Đất ruộng: Do tích tụ phù sa của Sông Hồng và các sông suối khác, đất có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn và đạm ở mức khá cao, loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây hoa màu. [9]

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2017

STT Hiện trạng sử dụng đất Mã đất Diên tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1642,13 100,00

1 Đất Nông nghiệp NNP 267,81 16,30

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 231,32 14,08

1.2 Đất trồng cây hàng năm NHK 232,61 14,16

1.3 Đất trồng lúanước LUC 219,15 13,34

1.4 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 14,36 0,87

1.5 Đất trồng cây lâu năm CLN 68,64 4,17

2 Đất lâm nghiệp LNP 28,72 1,74

2.1 Đất rừng sản xuất RSX 119,59 7,28

2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 30,84 1,87

3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 36,42 2,2

4 Đất phi nông nghiệp PNN 66,34 4,04

4.1 Đất ở tại nông thôn ONT 60,57 3,68

4.2 Đất ởtại đô thị ODT 54,36 3,68

5 Đất chuyên dùng 92,30 5,62

5.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp DSK 2,52 0,15

5.2 Đất quốc phòng CQP 2,84 0,17

5.3 Đất có mục đích công cộng DSH 31,98 1,94

5.4 Đất giao thông DGT 28,54 1,73

5.5 Đất thủy lợi DTL 68,26 4,15

5.6 Đất công trình năng lượng DNL 0 0

5.7 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,89 0,05

5.8 Đất cơ sởvăn hóa DVH 1,81 0,11

5.9 Đất cơ sở y tế DYT 4,15 0,25

5.10 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 3,08 0,18 5.11 Đất cơ sở thể dục –thể thao DTT 3,52 0,21 5.12 Đất tôn giáo tín ngưỡng TIN 1,86 0,11 5.13 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5,10 0,31 5.14 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SON,MNC 51,12 3,11

6 Đất chưa sử dụng CSD 3,41 0,20

6.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1,66 0,10

6.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3,74 0,22

4.2.1. Khảo sát lướikhốngchế đovẽđođạc chi tiết

4.2.1.1. Khảo sát lướikhống chếđo vẽ

Sau quá trình khảo sát thực địa, em thấy các điểm khống chế đo vẽ vẫn còn nguyên vẹn là vòng tròn có dấu sơn và đóng đinh ở tâm vòng tròn.

4.2.1.2. Đođạc chi tiết bằngphương pháp toàn đạc

Sau khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm hiện hành tiến hành đo đạc chi tiết. Đo đạc chi tiết là quá trình thu nạp nội dung bản đồ địa chính từ hiện trạng.

- Quy định chung khi đo vẽ chi tiết:

Trước khi đo vẽ chi tiết phải tiến hành công tác tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu được ý nghĩa của công tác đo đạc và quyền lợi khi được cấp giấychứng nhận quyền sửdụng đất, để nhân dân ủnghộ việcđo đạc, hiệp thương và tự cắm mốc ranh giới sửdụng đấtbằng cọc gỗ hoặc vạch sơn (cọc gỗ có kích thước 3cm x 3cm x 30cm) với các hộ liền kề ở các góc giáp ranh đất; lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất. Đây là công việc cần thiết và cực kỳ quan trọng, phải có sựphối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thi công và Ủy ban nhân dân xã, chính quyền thôn với nhân dân địa phương.

Đo vẽ ranh giới thửađấtphải thểhiện rõ ranh giới pháp lý, ranh giới theo hiệntrạng sửdụngđất và ranh giới quy hoạch (nếu có).

Đối với đất xây dựng đường giao thông công trình thủy lợi và các công trình khác theo tuyến, không có ranh giới khép thửa, thì đường ranh giới sử dụng đất trên bản đồ địa chính được xác định theo chân mái đắp hoặc theo đỉnh mái đào của công trình.

Trường hợp đang có tranh chấp về ran giới thửa đất thì ta tiến hành đo đạc theo ranh giới đang sử dụng và lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sửdụngđất.

Các điểmđo bằng máy toàn đạc điện tửchiếmkhoảng 95 – 98% sốđiểm cần xác định. Đối với những điểm chi tiết còn thiếutiến hành đo bổ sung bằng thướcđãđược kiểmnghiệmhoặc giao hộicạnh.

Tất cả số liệu đo vẽ chi tiết ngoài thực địa được tiến hành nhập vào máy tính dùng phần mềm chuyên dụng xử lý số liệu, sau đó in ra bản vẽ để kiểm tra đối soát hình thể kích thước ngoài thực địa và xác định chủ sử dụng, loại đất sau đó biên tậpbằngphầnmềm gCadas.

- Các quy định đo vẽ chi tiết:

+ Phương pháp đo đạc là đo vẽ chi tiết theo phương pháp toàn đạc bằng máy toàn đạcđiện tử: South B305”.

+ Dùng gương sào có gắn bọt nước trên gương để chỉnh cho gương ở phương thẳngđứng.

+ Đặt máy đo trên các điểm khống chế đo vẽ, tiến hành đo vẽ chi tiết theo phương pháp đo tọa độ. Đối với những mốc giới thửa đất, góc nhà mà không đo trực tiếp được thì dùng thước thép xác định các giá trị cạnh liên quan đến mốc giới đất đó vớiđầy đủ các yếu tố hình học để căncứ vào đó vẽ thửa đất hoặc chúng ta tiến hành bắn cọc phụ để đo chi tiết các điểm trên.

+ Nếu trạmđo là cọc phụ thì định hướng vềtại trạm phát triển ra cọc phụ đó và đokiểm tra giá trịcạnh.

+ Tại trạmđo chi tiết phải bố trí 2 điểm mia chung với các trạmđo xung quanh. Số chênh giữa 2 trạm đo về một điểm chung không vượt quá 0.2mm × mẫu sốtỷ lệ bản đồ thì được phép lấy trung bình để vẽ. Trường hợp điểm mia chung ở khu vực đo vẽ các loại tỷ lệ khác nhau thì phải chấp hành theo quy định củatỷ lệđo vẽlớn hơn, vànếu nằm trong giới hạn cho phép thì lấy giá trị đovẽ ở tỷlệ lớnhơn (khônglấy trung bình) làm giá trị chung.

Kết quảđo được trực tiếp ghi trong máy. Trong quá trình đo người đi sơ họa phải luôn sơ họa vị trí các điểm chi tiết phục vụ cho việc nối điểm sau

này. Sau một khoảng thời gian nhất định phải quay máy về điểm định hướng ban đầuđểkiểm tra và phảikiểm tra thứtựđiểmđo chi tiếtvớingườiđi sơhọa.

4.3. Ứng dụng phần mềm Microstation v8i và gCadas thành lập bản đồđịa chính thị trấnPhố Lu, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai địa chính thị trấnPhố Lu, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 60, phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ thị trấn phố lu – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)