a. Nước thải sinh hoạt
- Tại Mỏ Núi Pháo, nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Công ty tại các khu vực: khu nhà máy chế biến
tinh quặng, văn phòng, khu nhà máy chế biến sâu Vonfram và khu lán trại công nhân.
- Xét về lưu lượng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu lán trại công nhân là lớn nhất, trung bình khoảng 200 m3 /ngày, tiếp đến là lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy chế biến tinh quặng, trung bình khoảng 32 m3/ngày đêm. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy chế biến sâu Vonfram là không nhiều, chỉ khoảng 8 m3/ngày đêm.
- Nước thải sinh hoạt nói chung có hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng chất hữu cơ (BOD5, COD), chất dinh dưỡng (N, P) cao và nhiều vi sinh vật.
- Hiện tại, nước thải sinh hoạt tại khu lán trại công nhân được thu gom về xử lý tại trạm xử lý nước thải sinh hoạt có công suất 225m3 /ngày đêm. Nước thải sau xửlý được xả vào hồ lắng nước mưa chảy tràn khu vực bãi thải rồi xả ra nguồn nước (điểm xả DP2).
- Nước thải sinh hoạt khu vực Nhà máy chế biến tinh quặng, văn phòng được thu gom, xử lý tại trạm xử lý nước thải sinh hoạt có công suất 32m3 /ngày đêm. Nước thải sau xử lý được xả vào hồ nước mưa chảy tràn PSSP nằm sát cạnh Nhà máy chế biến tinh quặng.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy chế biến sâu Vonfram, với lưu lượng không nhiều, được xử lý qua hệ thống bể tự hoại rồi xả ra hồ chuyển tiếp PTP.
b. Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp bao gồm nước thải phát sinh từ quá trình khai thác và nước thải phát sinh từ quá trình chế biến (tại Nhà máy chế biến tinh quặng và Nhà máy chế biến sâu Vonfram).
- Nước thải phát sinh từ quá trình khai thác: hoạt động khai thác tại Mỏ Núi Pháo tiến hành theo phương pháp khai thác lộ thiên, do đó nước thải phát sinh từ quá trình khai thác, bao gồm nước ngầm chảy vào moong và nước mặt hình thành do nước mưa rơi trên diện tích hứng nước của moong khai thác.
Phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên khu vực và tiến trình hoạt động của mỏ, lưu lượng nước chảy vào moong dao động theo mùa và gia tăng cùng với tiến
trình phát triển khai thác, mở rộng diện tích moong và hạ thấp cốt cao khai thác. Dựa trên các kết quả điều tra địa chất thủy văn, kết quả quan trắc, tính toán các yếu tố khí tượng trong khu vực và kế hoạch khai thác của Công ty, lưu lượng nước chảy vào moong trong toàn bộ quá trình khai thác tại mỏđã được ước tính bằng mô hình GoldSim (do đơn vị tư vấn thiết kế - Công ty Golder Associates thực hiện) là khoảng từ 20 m3 /ngày đêm đến hơn 32.000 m/ngày đêm, trung bình khoảng 9.800 m3/ngày đêm.
- Nước thải phát sinh từ quá trình chế biến: Nước thải công nghiệp phát sinh từ quá trình chế biến gồm nước thải phát sinh từ Nhà máy chế biến tinh quặng và nhà máy chế biến sâu Vonfram. Trong đó, chủ yếu và đáng chú ý là nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của Nhà máy chế biến tinh quặng. Đa số các loại nước thải nay được tuần hoàn tái sử dụng ngay trong nhà máy, không thải ra nguồn nước.
c. Nước mưa chảy tràn
Tại Mỏ Núi Pháo, nước mưa chảy tràn phân chia theo 3 khu vực, gồm nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến tinh quặng, khu vực nhà máy chế biến sâu Vonfram và khu vực bãi thải.
- Nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến tinh quặng: gồm nước mưa chảy tràn khu vực văn phòng, khu vực nhà máy và khu vực trạm nghiền. Nước mưa chảy tràn khu vực văn phòng, nhà máy chủ yếu có hàm lượng TSS cao do quá trình rửa trôi từ bề mặt, trong khi đó, nước mưa chảy tràn khu vực trạm nghiền ngoài hàm lượng TSS cao còn có nguy cơ ô nhiễm một số kim loại nặng như Fe, Mn, As do quá trình rửa quặng của trạm nghiền. Toàn bộ nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến tinh quặng được thu gom về hồ PSSP.
- Nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến sâu Vonfram: Nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến sâu Vonfram không có nguy cơ ô nhiễm, được thu gom thoát về hồ PTP.
- Nước mưa chảy tràn khu vực bãi thải: Tại MỏNúi Pháo, bãi đất đá thải là nơi chứa đất đá thải thông thường (không có khả năng tạo axit) phát sinh từ quá
trình khai thác quặng tại moong. Tuy nhiên đất đá thải thông thường thải ra từ moong khai thác quặng sunfua vẫn có khả năng chứa một hàm lượng sunfua nhất định, do đó nước mưa chảy tràn trong khu vực vẫn có thể có khả năng có tính axit do quá trình oxy hóa sunfua và có hàm lượng các kim loại nặng Fe, As, Mn...cao do tính linh động hòa tan của các kim loại này trong điều kiện dòng chảy có pH thấp.
4.3. Phân tích chất lượng nước thải công ty khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo