Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước Error! Bookmark not defined

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước thải theo (chỉ số WQI) tại công ty SGS núi pháo (Trang 37 - 42)

Các thông số quan trắc: COD, N-NH4, P-PO43-, Độ đục,TSS, Colifom, DO, PH,T(OC), BOD5 quá trình quan trắc được tiên hành theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, kết phân tích và đo đạc được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải công ty khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo

COD N-NH4+ P-PO43- Độ đục TSS Colifom DO PH T(0C) BOD5

DP1 7 0.3 0,03 4 6 4100 5,64 6,7 28 3 DP2 27 0,21 0,05 7 12 230 4.2 6,7 28 16 QCVN 40:2011/ BTNMT, (Cột B) 150 10 - - 100 5000 - 5,5 - 9 40 50

4.3.2. So sánh kết qu phân tích chất lượng nước vi QCVN

So sánh kết quả đo đặc, khảo sát tháng 4 năm 2018 và kết quả phân tích của các yếu tố với QCVN 40:2011/BTNMT cho thấy;

a. Nhiệt độ

Qua số liêu phân tích bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ tại vị trí lấy mẫu khá ổn định cả 2 điểm quan trắc có giá trị đều bằng 280C, đều nằm trong khoảng cho phép QCVN 40:2011/BTNMT, (cột B).

b. Gía trị PH;

pH là một chỉ sốxác định tính chất hoá học của nước. Thang pH chỉ từ 0- 14; Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Qua số liệu phân tích bảng 4.3 cho thấy PH cả 2 vị trí lấy mẫu đều bằng 6,7 cho thấy chất lượng nước tại khu vực này khá tốt nằm trong khoảng cho phép QCVN 40:2011/BTNMT, chuẩn B từ 5,5 đến 9 đối với nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

C. Ôxy hòa tan;DO

Hàm lượng oxygen hòa tan là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng v.v…)

chúng được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do sự quang hợp của tảo. Các

yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan oxy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển,

dòng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trịDO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Nồng độ oxy tự do trong

nước nằm trong khoảng 8 – 10 ppm. Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật

nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô

nhiễm nước và kiểm tra quá trình xửlý nước thải.

Dựa vào bảng 4.3 kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải công ty khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo ta có thể thấy hàm lượng DO tại các điểm lấy đều nằm trong khoảng cho phép QCVN 40:2011/BTNMT, chuẩn B.

d. Nhu cầu ô xi hóa sinh học (BOD5)

Nhu cầu ô xi hóa sinh học (BOD5) là lượng oxy cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ô xy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Kết quả so sánh hàm lượng BOD5 được thể hiện như sau BO D5 (mg /l )

Hình 4.3: (Kết qu so sánh hàm lượng BOD5)

Hình 4.3 cho thấy hàm lượng BOD5 tại 2 điểm có sự chênh lệch nhau khá cao tuy nhiên cả 2 điểm có hàm lượng BOD5 thấp hơn khoảng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, chuẩn B;

e. Nhu cầu ô xy hóa học (COD)

Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá

học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD là lượng oxy cần để oxy hoá

toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết

để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Kết quả so sánh hàm lượng COD tại các điểm quan trắc thể hiện ở

hình:4.4. CO D (mg /l ) Hình 4.4: (Kết quso sánh hàm lượng COD)

Hàm lượng BOD có sự biến động giữa các điểm cao nhất tại DP2 còn thấp nhất tại DP1 tuy nhiên hàm lượng BOD của cả 2 điểm đều thấp hơn quá nhiều so với QCVN 40:2011/BTNMT;

f. Độđục (NTU)

Độ đục là một trong những tính chất vật lý của nước, được hình thành từ sự lắng cặn của các chất lơ lửng trong nước hoặc do thành phần bùn đất có trong nước hình thành nên.Qua số liệu phân tích bảng 4.3 cho thấy 2 điểm quan trắc đều có kết quả chênh lệch nhau khá cao, giá trị DP2 gần bằng 2 lần giá trị DP1.

g. Tổng chất rắn lơ lửng ( TSS)

Tổng chất rắn lơ lửng biểu thị cho lượng các chất hòa tan được trong nước, sự có mặt của các chất này sẽ làm đục, thay đổi màu sác một số tính chất của nước. Vì vậy tổng chất rắn lơ lửng càng nhiều thì nước càng bẩn. kết quả so sánh hàm lượng TSS được thể hiện ở hình:4.5. T SS (mg /l ) Hình 4.5: (Kết quso sánh hàm lượng TSS)

Qua hình 4.5 cho thấy giá trị (TSS) tại các điểm quan trắc đều thấp hơn giá trị cho phépQCVN 40/2011/BTNMT chuẩn B về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

h. Amoni (N-NH4+)

Hàm lượng amoni là một trong những thông số quyết định đến đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp cũng như chất lượng nước nói chung. Trong điều kiện bình thường, hàm lượng amoni là một trong các loại chất dinh dưỡng càn thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, tuy nhiên hàm lượng amoni trong nước quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước, khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại sinh vật. kết quả so sánh được thể hiện ở hình:4.6.

N -N H 4+ (m g/ l) Hình 4.6: (Kết quso sánh hàm lượng NH4+)

Qua hình 4.6. cho thấy hàm lượng amoni (N-NH4+) của cả hai điểm so với với QCVN 40:2011/BTNMT, chuẩn B là rất thấp

i. Phosphat P-PO43-

Trong điều kiện bình thương hàm phosphat là một trong các loại dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển cảu sinh vật, tuy nhiên khi hàm lượng phosphat trong nước quá lớn thì sẽảnh hưởng đến chất lượng nước, khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật. Dựa vào số liệu quan trắc bảng 4.3 có thể thể thấy hàm lượng photphats tại 2 của xảnước thải DP1,DP2, của công ty không đồng đều giá trị phopthats cao nhất tại điểm DP2 là 0,05 giá trị photphats thấp nhất tại điểm DP1 là 0,03.

K. Colifom

Coliforms là một loại vi khuẩn gram kỵ khí, hình que và không bào tử. Chúng là nhóm vi khuẩn phổ biến và sống được trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước (nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản), thức ăn và trong phân động vật. Để đánh giá chất lượng nước dưới gốc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số colifom, đây là chỉ số phản ánh sốlượng vi sinh vật trong nước, biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Kết quả so sánh thể hiện ở hình: 4.7.

C ol if om (V i khu ẩ n /100 m l) Hình 4.7: (Kết qu so sánh ch s Colifom)

Dựa vào biểu đồ có thể thấy giá trị colifom tại 2 điêm quan trắc có sự chênh lệch nhau khá lớn giá trị DP1cao gấp 195 lần với giá trị DP2, So sánh cả 2 với QCVN 40:2011 giá trị colifom vẫn ởdưới mức giới hạn cho phép B về các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước thải theo (chỉ số WQI) tại công ty SGS núi pháo (Trang 37 - 42)