Một số biện pháp khác phục, giảm thiể uô nhiễm

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước thải theo (chỉ số WQI) tại công ty SGS núi pháo (Trang 47)

biển DP2 86.85

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp sử lý

phù hợp

Xanh lá cây

Từ bảng so sánh các giá trị WQI với thang điểm cho thấy giá trị WQITổng tại 2 điểm quan trắc đều có sự khác nhau. Tại vị trí DP1 giá trị WQITổng được xác định với giá trị là 90,397 điều này cho thấy chất lượng nước tại khu vực này khá tốt phù với mục đích cấp nước sinh hoạt. Còn tại vị trí DP2 giá trị WQITổng được xác định với giá trị là 86.85 được biểu thị với gian màuXanh lá cây chất lượng nước tại khu vực này Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp sử lý phù hợp.

4.4. Một số biện pháp khác phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhà máy gây ra. nước thải nhà máy gây ra.

a. Biện pháp quản lý:

- Giảm nhu cầu sử dụng nước và giảm lưu lượng nước thải xả ra nguồn nước: Quy trình sản xuất tại Nhà máy chế biến sâu Vonfram là chu trình khép kín, hầu như không có nước thải trực tiếp sản xuất phát sinh sau toàn bộ quy

trình; nước thải sản xuất phát sinh chỉ có một lượng nhỏ nước thải vệ sinh nhà xưởng, máy móc. Lượng nước thải trong bùn thải quặng đuôi từ các quá trình chế biến quặng sunfua, quá trình chế biến quặng oxit từ Nhà máy chế biến tinh quặng sau quá trình lắng và trữ tại khu hồ chứa được tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần về tái sử dụng cho quá trình chế biến tinh quặng. Nước thải tháo khô moong được bơm ra hồ chứa để cấp bổ sung cho lượng nước tuần hoàn trở lại nhà máy từ hồ.

- Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải đồng bộ với các giai đoạn hoạt động của Mỏ: Hệ thống thu gom, xử lý mở rộng, nâng cấp để bảo đảm nước thải được thu gom triệt để, xửlý đạt quy chuẩn trước khi xả ra nguồn nước.

- Thành lập Bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường, quản lý nước thải (Phòng Môi trường): Theo dõi giám sát quá trình vận hành của hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải; kiểm tra chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của các hệ thống xử lý để kịp thời phát hiện các sự cố, báo cáo triển khai ứng phó khắc phục; thực hiện công tác quan trắc, giám sát môi trường gồm có quan trắc chất lượng, lưu lượng nước thải, nước mặt, nước ngầm...

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý môi trường địa phương trong việc thanh kiểm tra và giám sát môi trường.

- Hàng ngày tiến hành quan trắc thông số pH tại moong khai thác, hồ chứa nước mưa chảy tràn bãi thải để kịp thời xử lý trung hòa axit bằng sữa vôi và kết tủa kim loại nặng.

b. Biện pháp kỹ thuật:

- Định kỳ nạo vét các rãnh thoát nước, các hồ, hồ lắng nước mưa chảy tràn, để bảo đảm hiệu quả tích trữ và xửlý nước thải tại các công trình này.

- Cải tạo mở rộng hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn bãi thải, tăng diện tích hồ lắng nước mưa chảy tràn. Tăng dung tích chứa để tăng khả năng lắng cặn khi lượng nước mưa chảy tràn bãi thải gia tăng.

- Nâng cao các đập chứa khu vực hồ chứa quặng đuôi để bảo đảm khả năng tích trữ và xửlý nước tại các hồ chứa.

- Bố trí xây dựng công trình xử lý nước thải trong trường hợp hàm lượng các kim loại nặng trong nước thải vượt quy chuẩn xả thải.

c. Biện pháp tuyên truyền giáo dục:

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của công đồng về tầm quan trong của nước.

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên nước. - Tuyên truyền, phổ biến cho người dân để họ hiểu hơn về ô nhiễm môi trường, để họ hiểu, theo dõi và biết được thông tin về môi trường sống của mình.

- Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.

PHẦN 5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo nằm tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là một mỏ đa kim lớn và là dự

án về khoáng sản lớn tại Việt Nam với nguồn lực tài chính mạnh, công nghệ

hiện đại, với nhiều phân khu chức năng rộng, nhiều hạng mục công trình hoạt động chính của Công ty tại Mỏ Núi Pháo là khai thác quặng từ moong lộ thiên, tuyển luyện quặng và chế biến sâu Vonfram tại các nhà máy chế biến. Qua quá trình thực tập và tiến hành nghiên cứu em đi đến kết luận như sau:

* Hiện trạng nước;

- Từ kết quả phân tích em nhận thấy hàm lượng của tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).

- Về kết quả tính toán

+ Tại điểm DP1: Giá trị WQITổng cao nhất 90,397, nguồn nước này có thể sử dụng được cho mục đích sinh hoạt.

+ Tại điểm DP2 : Giá trị WQITổng cũng tương đối cao 86,85, nguồn nước này cũng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, bảo vệ đời sống thủy sinh.

* Mô hình kiểm soát chất lượng nước theo (chỉ số WQI);

Nhìn chung giá trị WQITổng tại 2 điểm quan trắc đều cao do kết hợp nhiều thông số với nhau nhằm đánh giá một cách tổng quan đây là ưu điểm của việc sử dụng chỉ số WQI.

Trong quá trình hoạt động khai thác, sản xuất tại Mỏ Núi Pháo, Công ty khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo xả nước thải ra hệ thống suối Cát và suối Thủy Tinh trong khu vực tại 2 vị trí xả thải như đã phân tích ởtrên, đã được

thu gom và xử lý một cách hiệu quả nhờ hệ thống công trình thu gom các loại nước thải phát sinh, xử lý nước thải và xả nước thải được thể hiện là các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép. Mặc dù đã sử dụng các biện pháp hạn chế tối đa về tác động đến môi trường, nhưng mỏ Núi Pháo vẫn có những tác động tích cực và tiêu cực nhất định.

Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quảđã và đang áp dụng tại mỏ Núi Pháo, đồng thời sẽ triển khai các biện pháp để bảo đảm khả năng thu gom, xửlý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra nguồn nước.

Biên pháp khác phục nhàm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nhà máy gây ra bằng cách quản lý tốt, vận hành tốt các trang thiết bị kỹ thuật, tuyên truyền giáo dục….

5.2. Đề nghị

Cần có những nghiên cứu chi tiết về thực trang môi trường nước thải tại công ty khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo đểđánh giá mức độ ô nhiễm và đề ra các giải pháp một cách tốt nhất để bảo vệ môi trường.

Đề nghị UBND huyện Đại Từ tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường cho các nhà máy ở trong khu vực Đại từ để nhà máy có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệmôi trường.

Trong quá trình thực hiện, bài khóa luận của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để hoàn thiện hơn .

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt

1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp”, QCVN 40:2011/BTNMT.

2. Nguyễn Thu Hằng (2014), “Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự

án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo tại xã Hà Thượng huyện Đại Từ

tỉnh Thái Nguyên năm 2014”, khóa luận tốt nghiệp đại học – Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Đàm Hồng Hòa (2014), “Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của nhà máy Núi Pháo- công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản núi pháo

trên địa bàn xã Hà Thượng huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên” , khóa luận tốt nghiệp đại học - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Lương Văn Hinh và các tác giả (2016), Giáo trình “ô nhiễm môi

trường”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Vũ Thị Huyền (2014), “ÁP dụng chỉ số WQI trong đánh giá biến động

nước một số sông, hồ tại Hà Nội”, khóa luận tốt nghiệp – Trường đại học Dân Lập Hải Phòng.

6. Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệmôi trường 2005.

7. Tổng cục Môi Trường “Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng

nước” (Ban hành kèm theo Quyết định số879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

8. Mai Hải Trang (2014) ,“ Đánh giá chất lượng nước sông Ba chảy qua tỉnh Phú Yên năm 2014”, Luận văn tốt nghiệp – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

9. Nguyễn Văn Thắng (2014), “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Ký Phú huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” , khóa luận tốt nghiệp đại học - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Các tài liệu tham khảo từ Internet 10. http://cem.gov.vn/portals/0/WQI.pdf?&tabid=36 11. http://chuyentrang.monre.gov.vn/ketluanthanhtra/tin-tuc/cong-bo- quyet-dinh-thanh-tra-cong-ty-tnhh-khai-thac-che-bien-khoang-san-nui- phao.html. 12.https://nguyenkimchung.wikispaces.com/file/view/Huong+dan+tinh+t oan+chi+so+AQI+va+WQI__+Chi+so+chat+luong+nuoc+WQI.pdf

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải công ty khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo tháng 04 năm 2018

Đơn vị: miligam trên lít (mg/l), vi khuẩn trên 100 mili lít (vi khuẩn/ml),độ C (0C)

CO D N- NH4 P- PO4 Độ đục TSS Colifom DO PH T( 0C) BOD5 DP1 7 0.3 0.03 4 6 4100 5.64 6.7 28 3 DP2 27 0.21 0.05 7 12 230 4.2 6.7 28 16 Ghi chú: DP1, DP2 là vị trí lấy mẫu

Phụ lục 2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềnước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT

Đơn vị: miligam trên lít (mg/l), vi khuẩn trên 100 mili lít (vi khuẩn/ml),độ C (0C)

TT Thông số Đơn vị A Giá trị giới hạn B

1 PH - 6 đến 9 5,5 đến 9 2 BOD5 (20°C) mg/l 30 50 3 COD mg/l 75 150 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 5 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 5 10 6 Coliform Vi khuẩn /100 ml 3000 5000 7 Nhiệt độ 0C 40 40 Ghi chú:

- Cột A quy đinh các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

- Cột B quy định các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước thải theo (chỉ số WQI) tại công ty SGS núi pháo (Trang 47)