Nộidung và các phương pháp nhận dạng rủi ro?

Một phần của tài liệu Đề cương quản trị kinh doanh (Trang 43 - 44)

-Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các loại rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

-Bao gồm các công việc theo dõi, nghiên cứu môi trường hoạt động, các hoạt động của DN để thống kê các loại rủi ro: đã và đang xẩy ra, rủi ro mới có thể xuất hiện

-Các phương pháp nhận dạng rủi ro.

+Lập các bảng câu hỏi phân tích rủi ro: hệ thống các vấn đề cần tìm hiểu để giúp nhà QT định hướng trong quá trình phát hiện rủi ro. Vd: DN gặp phải những loại rủi ro nào, mức độ tổn thất? xác suất xuất hiện…

+Phân tích các báo cáo tài chính: nhà QT rủi ro phải nghiên cứu từng khaỏn mục trong các báo cáo TC để xác định các loại rủi ro tiềm năng. Vd: khoản mục tồn kho có thể có các rủi ro như cháy nổ, mưa bão, bất cẩn của người chuyên chở…

+Phương pháp lưu đồ (sơ đồ quá trình): XD lưu đồ tất cả các hoạt động, quá trình của DN, sau đó liệt kê các rủi ro tiềm năng mà DN có nguy cơ phải đối mặt

+Thanh tra hiện trường: nhà QT rủi ro quan sát, theo dõi trực tiếp các họat động của các bộ phận trong tổ chức, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá, từ đó nhận dạng những rủi ro DN có thể gặp phải. Vd: quan sát vị trí địa lý, sơ đồ tổ chức, vấn đề an ninh khu vực… +Hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp: để nắm bắt tình hình và nhậ dạng những nguy cơ rủi ro

+Hợp tác với các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp: như cơ quan công an, cơ quan thuế… để phát hiện them các nguy cơ rủi ro

+Phân tích các hợp đồng: để tránh những sai sót dẫn đến kiện tụng, tranh chấp như rủi ro về ngôn ngữ, pháp lý, rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ…

+Sử dụng tư vấn: thông qua các nhà tư vấn như luật sư,chuyên viên kiểm toán… nhà QT rủi ro có thể nắm bắt thêm những thông tin cần thiết về các nguy cơ rủi ro đối vs DN mà các nhà QT khôngthấy, bỏ sót…

+Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: các thông tin trong quá khứ cho phép dự báo các thông số liên quan đến các rủi ro tiềm năng nhữu hướng phát triển của các tổn thất, nguyên nhân, vị trí xảy ra rủi ro, lập kế hoạch quỹ dự phòng rủi ro…

Một phần của tài liệu Đề cương quản trị kinh doanh (Trang 43 - 44)