Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác quặng sắt tại mỏ sắt trại cau, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Mỏ sắt Trại Cau phía Tây Bắc giáp xã Nam Hoà, phía Đông giáp xã Cây Thị, phía Nam và Tây Nam giáp xã Tân Lợi, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Đông. Diện tích khu mỏ rộng: 101,39ha. Trong đó diện tích khai thác là 93,29ha và diện tích chuyên dùng là 8,1ha. Địa hình khu mỏ là vùng đồi dốc thoai thoải có độ cao trung bình 30m - 50m, xen lẫn các khu vực bằng phẳng đã được dân cư khai phá để trồng hoa màu. Xung quanh khu vực sản xuất của mỏ có hàng trăm hộ dân đang sinh sống, dưới chân bãi thải cũng tập trung dân cư đông đúc. Khoảng cách từ khai trường đến hộ dân gần nhất là 500m và khu vực bãi thải cách hộ dân gần nhất là 50m. Do vậy, ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường tại thị trấnTrại Cau là không thể tránh khỏi. (Mỏ sắt Trại Cau, 2019).

b. Đặc điểm địa hình

Khu vực mỏ sắt Trại Cau có địa hình đồi bát úp, có độ cao trung bình từ 30 đến 35m. Độ dốc giảm dần từ khu vực phân xưởng tuyển quặng về 2 phía Tây Nam và Đông Nam. Sau thời gian khai thác quặng sắt, địa hình khu vực đãđược biến đổi rõ nét. Địa chất khu vực chủ yếu là quặng phong hóa và quặng Cacbonat Manhetit nằm trong lớp đá vôi. Lớp trên cùng là thổ nhưỡng mỏng, bên dưới là lớp quặng phong hóa dạng vỉa hoặc thấu kính có bề dày từ 15 đến 20m, tiếp đến là lớp quặng Manhetit dày từ 10 đến 15m. (Mỏ sắt Trại Cau, 2019).

c. Khí hậu thủy văn

Khu vực mỏ sắt Trại Cau có địa hình đồi bát úp, mang đặc trưng khí hậu của vùng bán sơn địa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc, Bắc, nhiệt độ trung bình từ 140C đến 260C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông – Nam, mùa này nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi từ 170C đến 360C.

Hình 3.1. Vị trí mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

* Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh.

Mỏ sắt Trại cau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Nhiệt độ trung bình năm: 23,830C.

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,080C (tháng 6). + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 18,850C (tháng 2). * Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí, đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí: 81,5%

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 84,08% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1, 11): 77,5% * Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1720,2 mm - Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 341,1 mm (tháng 7) - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12) - Cường độ mưa trung bình lớn nhất: 80 – 100 mm/h

* Tốc độ gió và hướng gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giátrị lớn nhất.

Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam.

- Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,1 m/s - Tốc độ gió lớn nhất: 29 m/s

* Nắng và bức xạ

Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm.

- Số giờ nắng trong năm: 1.269 - 1.458 giờ/năm. - Số giờ nắng trong ngày: 4 - 5 giờ/ngày.

- Bức xạ: Lượng bức xạ bình quân: 125,4 Kcal/cm2. * Hệ thống sông suối

Khu vực mỏ sắt Trại Cau có suối Thác Lạc, suối Ivon và một số con suối khác, suối Ivon là một con suối nhỏ chảy qua phân xưởng tuyển quặng và đổ vào suối Thác Lạc tại xã Tân Lập rồi đổ ra Sông Cầu. Suối Thác Lạc bắt nguồn từ phía Bắc của mỏ, có độ dốc và vận tốc trung bình lớn, chảy qua khu vực đồi núi, hai bên bờ thoáng đáng nhiều cát sỏi. (Mỏ sắt Trại Cau, 2019).

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác quặng sắt tại mỏ sắt trại cau, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)