3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường đất của mỏ sắt Trại Cau
Nguồn phát sinh do đặc thù của quá trình khai thác mỏ bao gồm: - Công đoạn nổ mìn thường gây ra các hiện tượng sụt lún, nứt đất... - Quá trình bốc xúc, tuyển rửa quặng, làm đất rơi, xốp tạo điều kiện cho quá trình phong hóa và hóa tách các loại khoáng vật kim loại trong đó.
- Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến nhiều khi khối lượng đất đá vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất.
- Do di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Môi trường đất chịu ảnh hưởng lớn nhất trong mở moong khai thác là chất thải rắn không sử dụng được cho mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xem kẽ giữa các hố sâu và các đống đất đá.
- Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lắng do sạt lở, xói mòn của đất đá thải, gây thoái hóa lớp đất mặt.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm: Chất thải rắn sản xuất (đất đá thải, quặng rơi vãi, phế thải công nghiệp), chất thải rắn sinh hoạt... đây là nguồn gây ô nhiễm chính. Ngoài ra, môi trường đất còn chịu tác động do các chất ô nhiễm trong không khí và nước thải. Các chất ô nhiễm trong không khí theo nước mưa cũng như các chất ô nhiễm trong nước thải ngấm vào đất làm thoái hoá và biến chất đất trồng.
Dầu mỡ và các chất lơ lửng có trong nguồn nước ô nhiễm bịt kín các mao quản, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi ôxy, trao đổi chất trong đất và không khí. Việc thiếu ôxy trên tầng đất thổ nhưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống các loài vi sinh vật và các loài côn trùng có ích sống trong đất. Các loài sinh vật này có khả năng làm tơi xốp và cải tạo đất. Các tác động tiêu cực tới đời sống các loài sinh vật này đã gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đất trồng.
Các chất vô cơ trong đất đá thải, trong nước mưa chảy tràn làm cho đất trở nên chai cứng, biến chất và thoái hoá.
Các khoáng vật là các kim loại trong các tầng đất, trong quá trình khai thác có điều kiện xâm nhập vào nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng đất.
Các loại chất thải nguy hại như cặn dầu, phế thải công nghiệp, kim loại nặng có tính bền, tính linh động và tích lũy đối với môi trường. Các chất này không chỉ tác động với môi trường đất mà có thể theo dòng chảy xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước mặt, tích lũy qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe cộngđồng.
Kết quả phân tích mẫu đất được trình bày ở bảng 3.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả phân tích QCVN03- MT:2015 (Đất công nghiệp) Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 1 pH - 6,3 7,2 6,9 6,4 - 2 As mg/kg 2,09 1,44 2,31 2,17 25 3 Pb mg/kg 45,16 30,09 47,74 39,99 300 4 Cd mg/kg 0,39 1,30 0,35 0,33 10 5 Mn mg/kg 439 1007 666 507 - 6 Zn mg/kg 585 1638 980 817 300 7 Cu mg/kg 14,4 24,8 25,4 26,1 300 8 Tổng N mg/kg 673 829 1.107 1.236 - 9 Tổng P mg/kg 120 182 161 149 -
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Mỏ sắt Trại Cau, 2019)
Kết quả phân tích 04 mẫu đất ở bảng 3.3 cho thấy mẫu đất hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN03-MT:2015 (đất công nghiệp), riêng chỉ tiêu Zn của 4 mẫu đất vượt quy chuẩn cho phép từ 1,95 đến 5,46 lần, trong đó mẫu đất lấy tại vườn phía Nam mỏ tầng sâu núi Quặng (anh Thanh - tổ 15 thị trấn Trại Cau) vượt quy chuẩn cho phép 5,46 lần.